Loại bỏ “ác mộng” sau khi sinh – Bốn phương pháp các Mẹ nên biết

Sau những cảm xúc đầy đủ hương vị mang tên “vượt cạn”, hầu hết các bà mẹ đều phải đối mặt với những khó khăn bất tiện sau sinh, nhất là những ngày đầu tiên sau khi bé chào đời

Những vấn đề các mẹ thường gặp phải trong những ngày đầu sau sinh

Mất ngủ sau sinh

matngusausinhcon

Tất cả các bà mẹ đều bị mất ngủ sau khi sinh vì nồng độ estrogen và progesteron giảm đột ngột. Trong 6 tuần đầu sau khi sinh, đa số thức lâu hơn 20% so với bình thường. Những phụ nữ sau khi sinh thường bị thức giấc và ngủ ít hơn những người khác. Trong 1 tháng đầu tiên, thời gian ngủ thực sự của họ chỉ là 81% thời gian nằm ngủ.

Giấc ngủ và nguồn sữa mẹ có mối liên hệ mật thiết. Không ít mẹ cảm thấy bầu ngực “tự nhiên” căng sữa như có phép lạ sau khi ngủ một giấc dài hoặc chỉ là sau mỗi khi chợp mắt nghỉ mệt. Do vậy, sự thiếu ngủ có thể dẫn đến những hệ lụy như giảm sút lượng sữa mẹ hoặc nghiêm trọng hơn là mất sữa, trầm cảm và nhiều chứng bệnh khó hiểu khác như hay cáu gắt, nói nhiều.

Những cơn đau sau sinh

nhungcondausausinh

Mệt mỏi, sức khỏe giảm sút là điều các bà mẹ sau sinh không thể tránh khỏi dù là sinh thường hay sinh mổ. Đặc biệt trong những ngày đầu, vết khâu sinh mổ hoặc do cắt tầng sinh môn sinh thường đều cần được chú ý vệ sinh và chăm sóc thật kỹ để tránh nhiễm trùng, để lại sẹo xấu. Các vết khâu này sẽ gây đau cho mẹ từ một đến hai tuần.

Ngoài ra các mẹ còn phải đối mặt với những khó khăn khác như cơn đau thắt tử cung hay còn gọi là đau bụng sau khi sinh, và cùng với cơn đau này sẽ kéo theo một lượng sản dịch chảy ra ngoài. Vấn đề sa tử cung cũng được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Trong giai đoạn mang thai, trọng lượng của bé ngày lớn dần gây áp lực vùng tử cung và nhất là phụ nữ sinh thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề này cao hơn sinh mổ. Sa sàn chậu dẫn đến nhiều bệnh lý kéo theo như tiểu đêm nhiều lần và giảm ham muốn trong quan hệ vợ chồng.

Trầm cảm sau sinh

tramcamsausinh

Trầm cảm sau sinh là một trong nhiều biểu hiện phụ nữ có thể gặp phải bởi vì sau khi sinh, lượng hormon trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, phụ nữ có thể chợi vui, chợt buồn hay thậm chí bật khóc không lý do. Lúc này, tâm lý phụ nữ dễ bị lo âu, chán nản hay dễ bị kích động và rất khó tập trung.

Như đã nêu trên, sau khi sinh, trải qua cuộc vượt cạn thành công, cơ thể mẹ đã hoàn toàn bị suy kiệt, trở nên vô cùng yếu ớt. Những cơn đau âm ỉ của vết thương, những cơn co thắt dạ con hay việc chảy sản dịch làm mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Đã thế, mọi hoạt động của mẹ đều phải gắn liền với bé từ việc thay tã, tắm bé, cho bé bú, cho bé ngủ và những lúc bé quấy khóc. Đó là chưa kể đến những nỗi lo sợ về tài chính, lo thiếu sữa, lo về sức khỏe của con, lo việc chăm con không đúng cách. Tất cả đã trở thành một áp lực vô hình đối với các mẹ. Điều ấy làm mẹ thường bị đau đầu, trằn trọc, khó ngủ dần dần và có thể dẫn đến trầm cảm sau khi sinh.

“Xuống sắc” sau khi sinh

landasausinh

9 tháng 10 ngày mang thai, cơ thể người phụ nữ đã thay đổi rất nhiều tương ứng với sự lớn nặng và quá trình phát triền của thai nhi. Dù đang thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng nhưng cũng không ít mẹ cảm thấy chạnh lòng vì thân hình sồ sề, vùng mỡ thừa, vùng da rạn ở bụng, đùi – những thay đổi trên cơ thể sau khi sinh mà có thể đến vài tháng sau mới trở lại như cũ được.

Xuống sắc sau khi sinh khiến nhiều mẹ không tự tin trong mắt những người thân yêu, đặc biệt là trong mắt chồng mình – bởi vốn dĩ thông thường các mẹ là người rất chỉn chu và chăm lo cho ngoại hình. Đây cũng là một trong những vấn đề các mẹ sau sinh thường gặp phải.

 

Bốn cách hiệu quả để tạm biệt những “ác mộng” trên

nguchomesausinh

Ngủ để phục hồi sức khỏe, có nguồn sữa dồi dào cho bé

– Trẻ sơ sinh từ khi sinh ra hầu như ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú sữa, thường ngủ từ 14 đến 18 giờ/ngày trong tuần đầu tiên. Đến thời điểm trẻ được 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 12 đến 16 giờ/ngày. Các mẹ hãy tranh thủ những lúc bé ngủ, ngủ cùng với bé để lấy sức chăm sóc bé khi bé thức dậy.

– Vào cuối tuần hay khi bé có người trông chừng, mẹ cũng cố gắng ngủ một giấc ngủ dài, tạm gác những mệt mỏi, lo toan về việc nhà việc cửa. Khi tỉnh dậy, các mẹ sẽ thấy nguồn sữa dồi dào “chạy” về, tinh thần sảng khoái để bắt tay làm những công việc không tên khi chăm con.

 

Giữ một tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng quá nhiều hoặc tự tạo áp lực cho bản thân

– Các mẹ không nên quá chăm chút vào việc chăm con và tự mình hình thành những nỗi lo lắng không cần thiết chẳng hạn như: sao bé nhà mình khóc nhiều quá, sao con mình không tăng cân bằng con người ta, sao con người ta ngủ thẳng giấc đến sáng còn bé nhà mình thì không?… Chính những thắc mắc không đáng có như vậy đã tạo nên một áp lực vô hình khiến các mẹ luôn trong tâm trạng căng thẳng khi chăm sóc con.

– Mỗi một em bé có thói quen ăn ngủ khác nhau. Tham khảo các nguồn thông tin hữu ích, quan sát từng ngày phát triển của con, lắng nghe những lời tư vấn đáng tin cậy khi chăm con sẽ là điều nên làm thay cho những lo lắng, suy nghĩ, tưởng tượng không đáng có.

 

Dành thời gian chăm sóc bản thân

-Từ những ngày đầu đón bé từ viện về nhà mọi việc rối tung cả lên vì lo làm thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh cho tốt nhất. Các bà mẹ hầu như dành hết tất cả thời gian đều tập trung vào con cả ngày lẫn đêm, tinh thần nhanh chóng mệt mỏi và sa sút, thiếu ngủ trầm trọng. Bên cạnh đó, trong lúc mang thai và sau sinh, cơ thể mẹ đã thay đổi lớn như: rạn da, sạm da, kích thước và trọng lương cơ thể tăng, rụng tóc….. Các mẹ cần dành thời gian chăm sóc bản thân, như một phần thưởng để tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành quá trình mang thai và vượt cạn vất vả. Quá trình phục hồi và làm đẹp sau sinh cần tiến hành từ những ngày đầu và có phương pháp trị liệu hợp lý. Hãy thu xếp để tự chăm sóc bản thân hoặc nhờ người hỗ trợ để được thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và vóc dáng sau sinh, đẹp mặn mà hơn sau mỗi lần vượt cạn.

 

Có người hỗ trợ trong việc chăm sóc em bé để có cảm giác an tâm

– Vừa sinh xong là thời kỳ rất dễ cảm thấy mết mỏi, nếu có cảm giác mệt mỏi, tốt nhất ngay lập tức lên giường nằm nghỉ. Đối với phụ nữ sau sinh, việc giúp đỡ của phía người chồng là rất quan trọng, bất kể là mua sắm đồ hay giặt tã, người chồng đều phải giúp đỡ một cách tích cực. Lúc này cũng là lúc tinh thần các mẹ sau sinh rất dễ rơi vào trạng thái suy sụp, nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm, tự kỷ. Do vậy không nên suy nghĩ quá nhiều về mọi chuyện, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Chamsoctresosinhtainhacwl

Cùng một lúc thì thật khó để vừa chăm sóc trẻ sơ sinh mà còn phải làm những việc khác nữa. Do vậy, các mẹ nên chuẩn bị và đồng ý nhận một sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình hoặc các dịch vụ hỗ trợ sau sinh. Các mẹ nên đầu tư thời gian để chuẩn bị nhân sự hỗ trợ trong quá trình chăm sóc bé và mẹ sau sinh ngay từ khi mang bầu để tránh bị động sau khi đã lâm bồn. Nên nhớ rằng, sau khi sinh, mọi việc chuẩn bị đón trẻ sơ sinh về nhà cần được hoàn tất để khi đó, việc của các mẹ sau sinh chỉ là nghỉ ngơi và toàn tâm toàn ý trong việc chăm con đúng cách và nuôi con bằng sữa mẹ, thay vì lo lắng bồn chồn hay “quáng quàng” đi tìm người giúp đỡ. CARE WITH LOVE – với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm – sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ các mẹ trong những ngày đầu sau sinh, tạo bước đệm quan trọng để mẹ có sức khỏe và tinh thần tốt để nuôi bé yêu của mình.

CARE WITH LOVE

 [CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 092 879 2268

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 102

  Có thể các mẹ quan tâm