Bật mí cách massage bụng bầu an toàn đúng kỹ thuật tại nhà
Massage bụng bầu đúng cách là phương pháp vừa giúp mẹ bầu thư giãn, vừa mang đến những tác động tích cực, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy cách massage bụng bầu có lợi ích gì? Cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng Care With Love tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Cách massage bụng bầu có công dụng gì?
Cách massage bụng bầu mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
- Tăng cường tuần hoàn máu
Các động tác massage vừa giúp mẹ bầu thư giãn, xua tan hiện tượng co rút, căng cơ, đau lưng, vừa hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu đến tim, tử cung và nhau thai. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu cần thiết cho cơ thể có thể tăng đến 60% so với trước. Do đó, việc massage đúng lúc và đúng cách là rất cần thiết để giúp hệ thống máu, bạch huyết trong cơ thể trao đổi tốt hơn.
- Giảm phù nề
Phần lớn mẹ bầu lựa chọn phương pháp massage đều mong muốn cải thiện tình trạng phù nề, đau nhức cơ thể do sức ép của thai nhi. Những động tác massage nhẹ nhàng có tác dụng giảm đau cổ, vai gáy, chuột rút…giảm lưu dịch tại các khớp, giúp cải thiện tình trạng phù nề trong thời kỳ mang thai.
- Giảm căng thẳng
Cách massage bụng bầu còn giúp cơ thể người mẹ ổn định hormone, thư giãn và cải thiện tình trạng stress, mệt mỏi, lo âu.
- Giảm rạn da
Tương tự như massage mặt, massage bụng cho bà bầu cũng làm tăng tính đàn hồi, giúp da bụng săn chắc và căng mịn hơn. Sau khi sinh, chị em cũng có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện tình trạng rạn da, da chảy xệ.
Xem thêm: Massage bầu chăm sóc toàn diện hiệu quả mà bạn chưa biết
Tác hại của việc massage bụng bầu sai cách
Cách massage bụng bầu không chỉ mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây hại nếu thực hiện sai sách. Một số tác hại cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng đến ngôi thai
Ngôi thai có tác động rất lớn đến việc chuyển dạ của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể di chuyển dễ dàng trong tử cung của mẹ do nước ối còn nhiều. Nhưng sang đến tuần 32, lượng nước ối giảm dần do thai nhi đã phát triển, kèm theo đó là không gian trong tử cung của mẹ cũng bị hẹp đi.
Vì vậy, việc xoa bóp bụng bầu trong khoảng thời gian 30 – 32 tuần là điều cấm kỵ vì có thể khiến bé thay đổi vị trí và không thể xoay lại ngôi thai thuận.
- Thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Xoa bụng bầu quá nhiều làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ. Trong trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 – 2 vòng sẽ không ảnh hưởng đến sức phát triển và em bé vẫn chào đời an toàn.
Tuy nhiên, nếu em bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé, khiến thai nhi chậm phát triển do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng, dây rốn quấn chặt có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
- Gây sinh non
Các cơn co thắt giả thường xuất hiện từ tuần thai thứ 34 trở đi và tử cung của người mẹ cũng nhạy cảm hơn trong ba tháng cuối thai kỳ. Do đó, thói quen xoa bụng bầu sẽ kích thích cơn co tử cung, dẫn đến đứt nhau thai, sinh non.
Xem thêm: Học massage đơn giản và chuyên nghiệp cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn cách massage bụng bầu an toàn
Dưới đây là hướng dẫn cách massage bụng bầu hiệu quả, an toàn mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Massage bụng bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi phát triển về cả về thể chất và tinh thần, hành động xoa bụng sẽ giúp mẹ và bé kết nối với nhau, đồng thời kích thích phát triển các dây thần kinh vận động và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên xoa bụng nhẹ nhàng, không massage mạnh bạo hay ấn quá mạnh. Quy trình thực hiện massage bụng bầu 3 tháng đầu như sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay. Làm mềm da tay bằng các loại dầu như dầu bưởi, dầu jojoba, dầu hướng dương, kem chống rạn da, kem dưỡng thể có chứa vitamin C để dễ dàng thực hiện các thao tác trên da. Các dưỡng chất này cũng có tác dụng giảm xuất hiện các vết rạn da.
- Bước 2: Làm dịu các cơ trên cơ thể bằng cách di chuyển tay nhẹ nhàng qua bụng đến các đường cong. Lúc này chưa massage trực tiếp vào bụng hay vùng háng.
- Bước 3: Đặt tay vào hai bên bụng, từ từ massage nhẹ nhàng theo hướng vào vùng trung tâm. Tiếp tục di chuyển bàn tay xuống phần xương mu và thực hiện lại như ban đầu.
- Bước 4: Trong vòng massage thứ 2, mẹ bầu hãy di chuyển tay theo vòng tròn như lần 1 nhưng hướng tay lên ngực và massage dần xuống hai bên hông.
- Bước 5: Sử dụng lòng bàn tay để xoa bụng bầu theo hình chữ C chồng lên nhau. Hai tay thực hiện động tác liên tục, nhẹ nhàng.
Lưu ý: Trong thời gian massage bụng, mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể và hít thở chậm rãi để em bé có thể bắt nhịp cùng.
Massage bụng bầu 4 đến 5 tháng
Quy trình massage bụng bầu 4-5 tháng như sau:
- Mẹ bầu hãy nằm ngửa trong trạng thái thả lỏng vùng bụng, dùng tay vỗ nhẹ và di chuyển từ trên xuống dưới bụng, sau đó chuyển từ trái sang phải.
- Dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng rồi chuyển động từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
- Lặp lại các thao tác khoảng 5-6 lần trong 5 phút, đến khi đã kích thích thai nhi cử động thì tăng thời gian lên 5-10 phút.
Cách massage bụng bầu này sẽ giúp thai nhi có những hành động như nhúc nhích cơ thể, bắt đầu cử động chân tay. Để kết nối với em bé, mẹ bầu hãy sờ nhẹ vào vị trí bé đang động đậy để bé có thể cảm nhận được.
Lưu ý: Tất cả mọi động tác phải thực hiện nhẹ nhàng, massage bụng bầu đúng quy trình. Đặc biệt, nếu cảm nhận em bé trong bụng đang phản kháng bằng các cử động như dãy dụa, duỗi chân nhiều lần thì phải dừng ngay.
Massage bụng bầu 6 đến 7 tháng
Đối với massage bụng bầu 6 đến 7 tháng thì quy trình thực hiện như sau:
- Mẹ bầu hãy nằm ngửa trong trạng thái thả lỏng cơ thể, thở nhịp nhàng, đầu gối vừa phải, không gối quá cao.
- Bật một bản nhạc không lời nhẹ nhàng dành cho mẹ và bé.
- Mẹ bầu hãy dùng bàn tay của mình để nhẹ nhàng vuốt nhẹ từ trên xuống dưới bụng, di chuyển từ trái qua phải. Trong quá trình vuốt ve bụng, hãy tưởng tượng mình đang chạm vào thai nhi, đồng thời kết hợp trò chuyện với con bằng những lời yêu thương như “Bé con của mẹ, ba mẹ yêu thương con rất nhiều”…
Đối với cách massage bụng bầu trên thì thời gian thực hiện là từ 2-5 phút, 2 lần/ngày. Hãy nhớ chỉ vuốt ve nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh để xoa bụng. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kỳ, cụ thể là tháng 8,9 thì mẹ bầu tuyệt đối không massage vùng bụng để tránh nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
Khi mang thai da của mẹ bầu bị rạn nặng nhất là vùng da bụng, nếu không chăm sóc trong giai đoạn từ 1 – 6 tháng da bụng của chị em rất dễ bị chảy xệ sau sinh đặc biệt trong giai đoạn ở cữ.
Có rất nhiều cách chăm sóc vùng bụng sau sinh như: tập thể dục, uống nước nhiều hay nuôi con bằng sữa mẹ,… Tuy nhiên, phụ nữ mới sinh xong còn hạn chế ra gió và vận động mạnh. Care With Love ra đời “Túi muối thảo dược chườm nóng bụng” siêu tiện lợi và đem lại hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà.
Sản phẩm 100% thảo mộc thiên nhiên như: Gừng khô, muối hột, bột ngải cứu, bạch chỉ, bột quế và các thảo mộc khác.
Công dụng: Đắp muối thảo dược là phương pháp được lưu truyền từ xa xưa và ngày nay giúp săn chắc bụng sau sinh và đã được khoa học chứng minh về tính an toàn và hiệu quả của nó.
Theo Đông Y, chườm túi muối có tác dụng giảm đau lưng, đau do dây thần kinh tổn thương, giảm mỡ và làm săn cơ bụng …
- Tác dụng của hơi nóng từ muối rang rất hiệu quả đối với việc làm ấm bụng, giảm đau và giảm mỡ. Từ đó giúp vòng bụng thêm săn chắc và gọn gàng.
- Gừng là thành phần có công dụng giúp đào thải độc tố qua da, làm dịu các cơn đau bụng, kích thích lưu thông máu, giúp tử cung co hồi nhanh. Gingerol trong gừng còn có tác dụng làm nóng và tiêu mỡ cục bộ vùng bụng giúp phần bụng thon gọn hơn.
- Bột ngải cứu giúp giảm cholesterol xấu, phân giải các chất béo khỏi cơ thể nhanh chóng từ đó giúp da săn chắc. Ngoài ra, còn bổ sung thêm một số thảo dược thiên nhiên bên trong túi muối thảo dược như: nghệ, xả, đinh hương, lá me… mang lại tác dụng tăng kháng viêm, kháng sưng, giúp thư giãn, giảm nhức mỏi và làm ấm cơ thể.
- Thảo dược chườm nóng giúp xoa dịu cơn đau và làm tan mỡ bụng thừa sau sinh, thúc đẩy tái tạo làn da mới làm cho da trở nên mịn màng và đẹp hơn.
- Giảm đau mỏi và giữ ấm cơ thể
Xem thêm: Thời gian rụng rốn của trẻ – Một số dấu hiệu mẹ cần lưu ý
Các trường hợp cần cân nhắc trước khi massage bụng bầu
Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bầu nằm trong các trường hợp sau thì cần cân nhắc trước khi áp dụng cách massage bụng bầu.
- Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường: Xoa bụng nhẹ nhàng sẽ giúp em bé có phản xạ tốt hơn, kích thích sự phát triển các dây thần kinh vận động. Tuy nhiên nếu thấy bé cử động nhiều bất thường thì mẹ bầu cần dừng xoa bụng và thăm khám càng sớm càng tốt. Khi xoa bụng càng nhiều, thai nhi cử động càng mạnh, thậm chí là dẫn đến tình trạng động thai, sảy thai hoặc sinh non.
- Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn hoàn thành sự phát triển của trẻ. Lúc này, nước ối ít dần và không gian trong tử cung của mẹ cũng trở nên chật hẹp, bí bách. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến trẻ chuyển động, rất nhiều trường hợp thai nhi không thể xoay về vị trí cũ và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh nở.
- Thai phụ bị nhau tiền đạo: Đây là tình trạng bào thai làm tổ ở cổ tử cung, cản trở lối ra của em bé. Lúc này, mẹ bầu cũng không nên xoa bụng vì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực như: Ngôi thai bất thường, sinh non, suy thai, xuất huyết âm đạo…
- Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non cũng cần tránh xoa bụng vì hành động này có thể gây động thai, dẫn đến đau bụng dưới, liên tục xuất hiện các cơn co thắt, buồn nôn, tiêu chảy, đau lưng âm ỉ… Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, mẹ bầu từng có tiền sử sinh non, động thai cũng cần tránh xoa bụng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm bé sơ sinh đơn giản ngay tại nhà
Những điều cần lưu ý khi thực hiện massage bụng bầu
Khi thực hiện massage bụng bầu thì cần chú ý những vấn đề sau để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Những người có tiền sử sinh non, có nguy cơ sinh non, rối loạn đông máu….cần tránh massage, đặc biệt là massage vùng bụng.
- Không nên massage bụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ do thời điểm này, thai nhi chưa ổn định nên rất dễ bị sảy thai.
- Không massage vùng bụng trong 2 tháng cuối thai kỳ để tránh nguy cơ sinh non.
- Không nên massage trong thời gian quá dài hoặc quá nhiều lần trong một ngày. Tần suất massage phù hợp nhất là 4 lần 1 ngày, mỗi lần không quá 5 phút.
- Khi massage phải thật nhẹ nhàng, chậm rãi, không sử dụng lực quá mạnh.
- Thực hiện massage vùng bụng theo chiều từ dưới lên trên.
- Dừng massage nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, choáng hoặc cảm thấy không thoải mái.
- Tiêu chí quan trọng nhất của cách massage bụng bầu là không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Kết hợp massage vùng bụng với các bộ phận khác trên cơ thể bà bầu như vai, lòng bàn chân, eo, lưng…
Xem thêm: Phân su của trẻ sơ sinh: Những điều có thể bạn chưa biết
Giải đáp các thắc mắc về cách massage bụng bầu
Bà bầu có nên đặt tay lên bụng bầu không?
Trong thai kỳ, bất cứ sự kích thích trực tiếp lên vùng bụng không có chủ đích là điều cần tránh vì có thể là nguyên nhân khiến mẹ sảy thai và sinh non.
Người lạ có nên xoa bụng bà bầu không?
Tốt nhất mẹ bầu không nên để người lạ xoa bụng bầu vì có thể làm gia tăng nguy cơ lan truyền mầm bệnh, kích thích sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ.
Xem thêm: TOP 5 kem chống rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Bà bầu có nên xoa dầu gió vào bụng không?
Mẹ bầu có thể xoa dầu gió khi mang thai, tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc: Không uống, không ngửa, không bôi trực tiếp lên vết thương hở, không dùng cho mẹ bầu bị suy nhược, táo bón, huyết áp cao,…
Care With Love – dịch vụ massage bụng bầu tại nhà
Dịch vụ chăm sóc massage bụng bầu ngay tại nhà Care With Love là một trong những trung tâm uy tín mà các mẹ không nên bỏ qua. Khi sử dụng dịch vụ massage bụng bầu tại Care With Love bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi những ưu điểm sau:
- Care With Love là đơn vị có đội ngũ điều dưỡng viên, tư vấn viên và bác sĩ hàng đầu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nên có sự am hiểu sâu sắc, cùng với sự tận tâm với nghề sẽ luôn đồng hành cùng mẹ và bé.
- Trang thiết bị và máy móc hiện đại tại Care With Love là điểm cộng lớn nhất tại đây. Luôn áp dụng những công nghệ hiện đại nhất trong việc chăm sóc mẹ và bé.
-
Toàn bộ quá trình chăm sóc mẹ bầu và thai nhi, Care With Love luôn sử dụng sản phẩm dầu gội, sữa tắm, tinh dầu massage chiết xuất hoàn toàn tự nhiên. Không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hay sử dụng hóa chất nên các mẹ yên tâm về chất lượng về sản phẩm sử dụng.
- Ngoài ra, tất các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại Care With Love có mức giá tương đối phù hợp so với thị trường hiện tại.
- Các dịch vụ nổi bật tại Care With Love như: Home Spa, Massage Lady, Massage Bầu, Chăm sóc mẹ & bé sau sinh, Tắm bé sơ sinh, Chăm bé sơ sinh, Bé bơi thủy liệuĐể được chăm sóc đúng cách và hiệu quả nhất các mẹ nên sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại Care With Love. Mẹ bầu sẽ được chăm sóc chu đáo bởi các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp.
Để có thể đăng ký sử dụng các dịch vụ massage bụng bầu tại Care With Love, các bạn liên hệ theo thông tin sau:
Care With Love
-
- Hotline: 0939 93 93 53
- Email: info@carewithlove.com.vn
- Website: carewithlove.com.vn
Trên đây là những chia sẻ về cách massage bụng bầu. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp chị em có thêm kiến thức bổ ích. Care With Love chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Xem thêm một số bài viết khác:
- Thai giáo: Khái niệm, lợi ích giúp bé phát triển thông minh
- 10 dấu hiệu mang thai sớm và chuẩn mà mẹ nào cũng nên biết
- Lợi ích của bổ sung vitamin cho bà bầu và các lưu ý cần nhớ
- Khám thai ở đâu là tốt nhất? Top 5+ địa chỉ khám thai đáng tin cậy
- Top 5+ Xét nghiệm thai kỳ quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua
- Hướng dẫn đến mẹ cách cho con bú giúp bé khỏe mẹ an tâm
- Bí quyết cách massage lưng cho bà bầu tại nhà đáng kinh ngạc
- Bí kíp cách mát xa chân cho bà bầu hữu ích cực kỳ thoải mái