Những băn khoăn thường gặp ở mẹ bầu

Care with Love – Trong hội thảo “30 ngày đầu đời cùng bé yêu khôn lớn” đã cung cấp cho các ông bố, bà mẹ trẻ những kiến thức cơ bản và hữu ích về cách chăm sóc mẹ và bé trong 30 ngày đầu tiên. Dưới đây, là một số thắc mắc của ông bố, bà mẹ trẻ… Care with Love xin được chia sẻ với các mẹ bầu.

 

Lần sinh đầu tiên, tôi phải sinh mổ. Vậy nếu tôi sinh lần 2 tôi có phải sinh mổ?

Trả lời: Những trường hợp thường gặp bắt buộc phải sinh mổ:

Thai nhi quá lớn  ( lớn hơn 3,5 kg)

Khung chậu của sản phụ quá hẹp

Vì vậy, thông thường nếu lần một đã sinh mổ, thì 80% lần 2 bạn cũng phải sinh mổ.

Sau khi sinh, tôi có được ngồi xổm không? Có bị sa tử cung không?

Trả lời: Hiện tượng sa tử cung là hiện tượng cơ quan sinh dục tụt thấp khỏi vị trí ban đầu Bình thường, tử cung được giữ tại chỗ do ở tư thế gập trước, trục tử cung và âm đạo không song song với nhau, nên dưới áp lực của ổ bụng, nó không bị sa xuống. Ngoài ra, tử cung còn được giữ bởi các dây chằng và tổ chức xơ tạo thành một vành đai giữ nó không bị tụt xuống, các cơ tầng sinh môn giữ cho thành âm đạo không bị sa.

Sa sinh dục có thể gặp cả ở phụ nữ chưa sinh đẻ do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, yếu, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung sa dần xuống. Còn ở những người đã sinh đẻ nhiều lần, các dây chằng yếu, tầng sinh môn rách hay giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực ổ bụng, thành âm đạo bị sa và kéo tử cung sa theo.

Đây là một bệnh mắc phải chứ không phải do di truyền, có thể dự phòng bằng cách tránh sinh đẻ nhiều lần, không để cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu, khâu lại tầng sinh môn nếu rách, tránh lao động quá sức liên quan đến việc tăng áp lực ổ bụng đột ngột.

 

Vì vậy, nếu cơ thể bạn bình thường, sau khi sinh bạn hoàn toàn có thể ngồi xổm

Me-be03_zpsdc3c9c68

Sau khi sinh mổ hoặc sinh thường có được ngâm mình trong bồn tắm không?

Trả lời: Sau khi hết sản dịch, các vết mổ ( đối với sinh mổ), vết rạch tầng sinh môn ( đối với sinh thường) hết đau và lành lặn, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường, kể cả việc ngâm mình trong bồn tắm. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm quá lâu, sẽ dễ bị nhiễm lạnh, do lỗ chân lông của bạn sau khi sinh to hơn lúc trước nhiều. Tắm nước ấm bằng vòi sen là tốt nhất.

Lấy sữa bằng máy hút sữa như thế nào?

Trả lờiSau khi sinh khoản 3 ngày, sữa mẹ bắt đầu lên, trước khi dùng máy hút sữa, bạn nên cho bé mút núm vú trước, khi không còn sữa nữa, lúc đó hãy sử dụng máy hút sữa. Để động tác mút của bé sẽ kích thích các tuyến sữa.

 

may-hut-sua-me-2-300x270_zps1093a426

Em bé ngủ suốt ngày và thức nguyên đêm, tôi phải làm sao?

Trả lời: Sau khi ra đời, cơ thể bé bắt đầu hình thành hệ thống thần kinh, hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn…vì vậy, nếu có hiện tượng hệ thống thần kinh của bé thiết lập giờ sinh học chưa hợp lý, bạn có thể luyện tập thói quen lại cho bé như: thức bé dậy sớm hơn vào buổi sáng, ban ngày chơi đùa với bé nhiều hơn, để bé dành thời gian ngủ vào buổi tối.

Một số trường hợp bé liên tục quấy khóc, ông bà ta thường gọi là khóc dạ đề, ba tháng ba ngày sẽ hết, tuy nhiên, nếu thấy bé liên tục quấy khóc bạn nên cho bé khi khám bác sĩ, để bé an toàn hơn.

Vệ sinh mắt và mũi của trẻ như thế nào?

Trả lời: Bạn nên lưu ý, nếu thấy mắt bé ứ nước và chảy dử liên tục, có thể bé bị tắc tuyến lệ. Một trong những nguyên nhân là do các chất nhầy bị mắc kẹt trong mắt bé. hông thường, lượng nước mắt này sẽ được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi. Nhưng khi bị tắc, nước mắt sẽ tràn xuống mí mắt dưới. Hiện tượng tuyến lệ bị tắc có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trong hệ thống dẫn lưu nước mắt. Bạn nên cho con đi khám bởi một số trường hợp, bác sĩ phải chỉ định thuốc kháng sinh hoặc các thuốc cần thiết khác cho bé nhà bạn.

Để vệ sinh thông thường mắt và mũi của bé, chỉ cần sử dụng dung dich Nacl 0.9% bán ở hiệu thuốc, dùng tăm bông vệ sinh nhẹ nhàng mắt và mũi cho bé, tránh chọc nguấy.

Khi nào cần rơ lưỡi cho bé?

Trả lời: Bạn chỉ nên rơ lưỡi cho bé, khi bé có hiện tượng đẹn là những đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản. Nguyên nhân là do cặn sữa và nấm candida gây nên . Đặc trưng của bệnh là thường xuất hiện ở trẻ còn bú mẹ. Lúc này bạn nên:

-Tăng cường vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ uống nước sau mỗi lần ăn , bú , ở trẻ lớn có thể dùng khăn mềm thấm nước cọ vệ sinh răng miệng hoặc đánh răng bằng bàn chải
– Cho trẻ ăn hoặc mút cam , chanh , ngày 3 – 4 lần mỗi lần 1 / 2 múi cam , chanh , ở trẻ lớn có thể dùng nhiều hơn . A xít chua có trong cam chanh có tác dụng làm sạch răng miệng , đẩy cặn sữa làm điều kiện cho nấm phát triển
– Dùng mật ong pha loãng với nước đun sôi để nguội , tỷ lệ 1 / 2 ( mỗi ngày chỉ cần dùng 5 ml mật ong ) , dùng tăm bông thấm mật ong đã pha loãng đánh nhẹ vào chỗ có mảng trắng .
Nếu thực hiện như thế trong vòng 4 – 5 ngày hiện tượng trên không đỡ thì nên cho bé đi khám bệnh , không nên tùy tiện sử dụng thuốc hoặc dùng thuốc nấm cho vào trong miệng trẻ .

 

p-suc-khoe-ba-bau--nhung-dieu-can-luu-y-190_zps13e42e22

Massage khi mang thai, có ảnh hưởng xấu đến thai nhi?

Trả lờiMassage khi mang thai, không những không ảnh hưởng xấu mà còn giúp thai nhi, phát triển tốt hơn, ngủ ngon hơn, không những vậy còn giúp cho việc lâm bồn thuận lợi hơn. Massage khi mang thai, với nguyên liệu 100% có nguồn gốc thiêng liêng, an toàn và giúp tinh thần bạn thư giãn, thoải mái trong thời kỳ đầy khó khăn và vất vả này, để chuẩn bị chào đón thiên thần.

 

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909568102

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101