Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? Có nên nhổ răng khôn trước khi sinh không? Cách giảm đau khi mọc răng khôn trong thời kỳ mang thai là gì? Cùng tìm hiểu điều đó ngay trong bài viết sau đây của chúng tôi.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng mọc sau cùng khi được 18 đến 25 tuổi. Cũng có một số người mọc trễ hơn. 

Vì răng khôn mọc sau cùng và cuối hàm nên xảy ra hiện tượng không đủ chỗ, dẫn đến việc chen lấn gây đau nhức cho khổ chủ. 

Phần lớn, răng khôn đều mọc ngầm, lệch, vậy nên các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ đi để tránh các biến chứng không mong muốn đề sau.

Mọc răng không khi mang thai

Mọc răng khôn gây đau đớn cả 4 đến 5 năm

Nhiều người nhầm lẫn răng khôn khi mọc gây đau nhức rồi sẽ tự khỏi. Song, thực tế thì không phải vậy. Răng khôn mọc theo từng đợt và để mọc hoàn tất thì phải mất 4 đến 5 năm. Điều đó cũng đồng nghĩa là bạn phải chịu đựng cơn đau răng khôn trong suốt khoảng thời gian này.

Đau răng khôn khi mang thai

Đối với người khỏe mạnh bình thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn nếu gây hại và có các biến chứng liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, đau răng khôn khi mang thai thì không nên nhổ vì nó sẽ gây nhiễm trùng huyết và gây nguy hiểm cho bé. 

Vốn dĩ mang thai là giai đoạn nhạy cảm. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Dù bất kỳ tác động nào đến răng miệng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu như khó chịu bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và cho lời khuyên. 

Bà bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị răng khôn mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra bạn cũng không nên quá căng thẳng, lo lắng, tập trung nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cho bé phát triển.

>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chuẩn Mỹ

Vì sao bà bầu mọc răng khôn gây đau nhức?

Như đã nói ở trên, răng khôn mọc cuối cùng trong xương hàm và tại thời điểm cấu trúc hàm đã phát triển ổn định. Vậy nên, phần lớn răng khôn đều mọc kẹt, mọc ngầm dưới nướu. Nó không còn chỗ để mọc thẳng trên cung hàm. 

Cũng vì vậy mà răng khôn gây đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thể chất và tinh thần của mọi người, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai.

Bà bầu mọc răng khôn có sao không?

Mọc răng khôn khi mang thai có thể gây nên các hiện tượng như:

  • Đau nhức
  • Sốt
  • Xương hàm khó cử động
  • Gây ăn uống khó khăn
  • Ăn không ngon miệng
  • Tình trạng kéo dài gây thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi và bà bầu. 
  • Làm thai nhi có nguy cơ còi xương, thiếu cân,…

Mọc răng khôn có thể nguy hiểm cho mẹ mang thai

Mọc răng khôn không điều trị dứt điểm sẽ gây biến chứng

Bên cạnh đó, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không được điều trị dứt điểm thì nó có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai
  • Viêm quanh thân răng
  • Thức ăn hay mắc kẹt vào trong kẽ răng dẫn đến sâu răng
  • Gây ê nhức
  • Hành sốt

Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai sức đề kháng của các mẹ rất yếu. Vậy nên rất dễ bị vi khuẩn răng miệng tấn công, gây ra hiện tượng viêm nhiễm khi mọc răng khôn.

Nhổ răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng khôn khi đang mang thai có thể gây nguy hiểm đến cho cả mẹ và bé. 

Bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia răng miệng phụ nữ khi mang thai bị sâu răng thì trẻ khi sinh ra sẽ có hệ miễn dịch và hệ thống tiêu hóa làm việc không tốt, dễ bị sâu răng,… 

Bên cạnh đó, khi đang mang bầu thì không được nhổ răng khôn vì sẽ dễ gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến thai nhi.

Mọc răng khôn ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé

Nhổ răng khôn dễ gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng cả mẹ và bé

Trong trường hợp cần thiết phải nhổ răng khi mang thai phải:

  • Tiểu phẫu
  • Chụp phim X-quang
  • Uống thuốc giảm đau 
  • Uống thuốc kháng sinh rất nhiều

Điều này hẳn sẽ làm cho thai phụ vốn đã yếu lại càng thêm mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt cho bé trong bụng. Đó là lý do khuyến cáo các mẹ bầu không nên nhổ răng khôn.

Đau răng khôn khi mang thai làm sao?

Đau răng khôn khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người mẹ khá nhiều. Vậy nên trước khi đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp để điều trị phù hợp các mẹ cũng có thể áp dụng những phương pháp sau.

Dừng nước muối ấm

Nước muối ấm có công dụng sát khuẩn, giảm đau hiệu quả.

Dùng nước muối để chăm sóc răng khôn

Dùng nước muối giảm đau khi mọc răng khôn

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy 1 muỗng muối hòa với 1 cốc nước ấm 

Bước 2: Dùng hỗn hợp vừa tạo được để súc miệng 

Thực hiện thường xuyên hằng ngày thì cơn đau răng sẽ giảm đau hiệu quả.

Chườm đá lạnh

Đá lạnh có công dụng gây tê tạm thời và giảm sưng hiệu quả. Vậy nên, khi bà bầu mọc răng khôn mà bị đau nhức thì bạn hãy làm như sau:

Bước 1: Lấy 1 ít đá bỏ vào khăn

Bước 2: Chườm chúng lên mặt, nơi bị sưng nhức. 

Khi hơi đá lan tỏa, bạn sẽ cảm thấy tê tê ở vùng má. Cơn đau đớn sẽ giảm từ từ và ngừng hẳn. 

Tỏi

Giảm đau nhức khi mọc răng khôn thời kỳ mang thai bằng tỏi là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản:

Tỏi giúp hạn chế đau răng khôn

Dùng tỏi cũng là cách giảm cơn đau nhức hiệu quả

Cách 1: Bạn có thể lấy vài tép tỏi nhai.

Cách 2: Đập dập một tép tỏi rồi trộn với ít muối để đáp vào chỗ răng đau tầm 3 đến 5 phút. Mỗi ngày làm như vậy 2 đến 3 lần thì cơn đau sẽ giảm đáng kể.

Lá lốt

Cả lá và thân cây lá lốt có chứa alkaloid và tinh dầu. Và thành phần tinh dầu chủ yếu chính là beta-caryophylen. Còn rễ cây lại chứa benzyl axetat với đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời.

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, có công dụng hạ khí giảm đau. Vậy nên khi bị đau vì mọc răng khôn bạn hãy làm như sau:

Bước 1: Dùng cả thân, lá, rễ cây lá lốt đem rửa sạch.

Bước 2: Cho vào nồi và thêm một ít nước sắc đặc.

Bước 3: Đợi nước hơi nguội rồi ngậm trong miệng một lát rồi nhổ ra.

Chỉ cần thực hiện liền 3 đến 4 ngày thì không còn đau nữa. Vì đây cũng là phương pháp tự nhiên nên đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Vệ sinh răng miệng

Dù áp dụng bất kỳ giải pháp nào để giảm đau thì bạn cũng cần phải vệ sinh răng miệng thật tốt. Mỗi ngày nên chải răng 2 đến 3 lần để phòng ngừa cơn đau khi mọc răng khôn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến bác sĩ nha khoa để khám răng định kỳ 6 tháng để phát hiện có mọc răng khôn khi mang thai không, có hiện tượng bị viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai không, từ đó kịp thời tìm ra nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Như vậy, có thể thấy rằng khi mọc răng khôn gây ra không ít phiền phức cho bà bầu. Tuy vậy, nhổ răng khi mang thai là việc không nên làm. Tốt nhất bạn nên áp dụng những phương pháp tự nhiên mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Trường hợp cơn đau vẫn không chấm dứt thì hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để kịp thời điều trị, đảm bảo lựa chọn phương pháp an toàn, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.