Mang thai tháng thứ 3 – mẹ cần quan tâm điều gì?

Mang thai tháng thứ 3 đồng nghĩa với mẹ đã đi gần 1/3 chặng đường mang bầu. Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và cao cả của người mẹ. 

Mẹ cần trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức về sự phát triển của thai nhi, cũng như những vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ và bé trong thời gian mang thai. Hãy cùng Care With Love hành trình khám phá mang thai giai đoạn này nhé.

Mang thai tháng thứ 3

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Bầu 3 tháng có đặc điểm gì?

Trong đó, mang thai tháng 3 là vấn đề cần quan tâm hơn hết. Bởi lẽ, khi mang thai 3 tháng đầu, hầu hết các bà mẹ đã quen dần với cảm giác mệt mỏi khi cơ thể có thêm sự xuất hiện của một thành viên nữa và thay vào đó là cảm giác lo lắng, bất an cho sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của em bé.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn bạn tiếp tục phải chống lại ốm nghén, ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị ăn uống của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá lo lắng, nếu bạn mang thai 3 tháng đầu điều quan trọng là bạn cần tăng cường bỏ sung vitamin và khoáng chất.

Mang thai 3 tháng đầu cũng là lúc các bạn cảm nhận dường như mình đang kiệt sức bởi các bệnh như: táo bón, bệnh tả…

Các bạn đừng quá lo lắng khi nhận thấy mình có các triệu chứng như vậy. Vì trong giao đoạn này, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ, thai nhi phát triển mạnh về kích thước nên tử cung sẽ giãn ra to bằng nắm tay, đè lên bàng quang khiến việc đi tiểu nhiều và gây ra một số triệu chứng như trên.

>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chuẩn Mỹ

Mang thai 3 tháng đầu nên làm gì tốt cho mẹ và con?

Vì đây là giai đoạn mang thai hết sức quan trọng nên việc mẹ luôn ý thức được giữ gìn sức khỏe của bản thân. Một số việc mẹ nên thực hiện là:

Giữ ấm phần bụng, nhất là khi ngủ.

Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp các bạn bớt mệt mỏi, nặng nề mà còn giúp tâm lý thoải mái, khỏe mạnh và dễ dàng sinh nở.

Có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng.

Giữ đầu óc thư giản, sảng khoái và yên tĩnh…

Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sớm phát hiện ra những dị tật của thai nhi và kịp thời có biện pháp chữa trị. 

Thăm khám thai thường xuyên khi mang thai tháng thứ 3

Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần hết sức chú ý, nếu thấy bất thường xảy ra như: đau bụng hoặc âm đạo ra máu, bạn cần phải nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ điều trị.

Hạn chế việc dùng thuốc, bởi khi bạn dùng thuốc sẽ có một số ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc…

3 tháng đầu thai kỳ cần tránh điều gì?

Trong 3 tháng đầu khá nhạy cảm với thai nhi, nên mọi nhất cử nhất động phải được mẹ chú ý kĩ và quan trọng hơn hết là cần tránh những việc sau:

Tránh bị nhiễm virus cúm, nếu bị nhiễm bệnh sởi sẽ có thể khiến thai nhi bị khiếm khuyết mắt bẩm sinh, bệnh tim, trí não kém phát triển. Mắc bệnh cúm có thể khiến thai nhi bị sứt môi, hở hàm ếch và không có não.

Tránh bị xâm nhập bởi các chất có hại, đặc biệt tránh tiếp xúc với các chất như phot-pho, thạch tín, chất độc trong khí than, tia phóng xạ để tránh gây dị tật cho thai nhi hoặc sẩy thai.

Tránh mọi hoạt động thể dục, lao động thể lực quá sức và hạn chế du lịch. Người mang thai lúc này, trong sinh hoạt hàng ngày cũng phải tránh quá mệt mỏi, tránh những động tác có thể tác động đến bụng, hạn chế tối đa việc lên xuống cầu thang.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Protein (chất đạm)

Protein cần thiết cho sự phát triển của mô bào thai, bao gồm cả não. Nó cũng giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, gia tăng sản sinh lượng máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mẹ nên bổ sung thịt bò nạc và thịt heo; đậu; thịt gà; cá hồi; quả hạch; bơ đậu phộng; phô mai… và mẹ bầu nên nạp đủ protein vào 3 bữa ăn mỗi ngày. Thời kỳ này cần khoảng 85-90g/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.

Bổ sung chất đạm rất quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai

Axit folic

Mẹ cần bổ sung thêm Vitamin B1, B9 (Axit folic). Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh lá màu đậm như bina (rau chân vịt, cải bó xôi), cải búp (cải xoăn), lá của củ cải trắng, cải bẹ xanh, rau diếp (cải xà lách), các nhóm thực phẩm này giúp giảm rủi ro nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch, nguy cơ sinh non, thai kém phát triển.

Chất sắt

Sắt cần thiết để tạo hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu – có vai trò vận chuyển oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. 

Trong giai đoạn mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50%, do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.

Sắt cũng là chất quan trọng để sản sinh ra máu. Phụ nữ mang thai cần phải dự trữ một lượng máu cần thiết để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và lượng máu mất đi sau khi sinh.

Các thực phẩm giàu sắt: rau lá xanh đậm; trái cây họ cam quýt; bánh mì hoặc ngũ cốc; thịt bò nạc và gia cầm; lòng đỏ trứng gà; trái cây sấy…

Vitamin C

Vitamin C giúp ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ và giúp xương khớp chắc khỏe cho bé. Vitamin C có nhiều trong rau củ quả, Vitamin C nhằm đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, là những điều thiết thực hằng ngày mẹ làm cho bé.

Kẽm

Kẽm có trong các loại thức ăn biển, gan động vật, tảo biển… Chứa thành phần dinh dưỡng tương tự động vật, các loại đậu và hạt là một trong những thực phẩm tốt cho bà bầu có thể thay thế thịt.

Do đó nếu mẹ bầu là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt cá thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Khẩu phần ăn có đậu và các loại hạt giúp tăng cường năng lượng cho mẹ bầu, khiến việc mang thai dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ sinh thiếu cân.

Bổ sung kẽm từ các loại hải sản khi mang thai 3 tháng đầu

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Chuyên viên tư vấn miễn phí” urls=””]Chuyên viên tư vấn miến phí[/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Canxi

Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim, hệ thần kinh, góp phần giữ nhịp tim ổn định.

Nếu các mẹ không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể mẹ và điều này làm suy yếu sức khỏe của mẹ sau này. 

Các nguồn thực phẩm giàu canxi là: sữa; sữa chua; phô mai; cải bắp; đậu hũ; trứng…

Như vậy, mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ thai nghén quan trọng quyết định đến sức khỏe của con bạn. Chính vì thế bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ kiến thức đến việc lựa chọn dịch vụ cho bà mẹ, em bé trước và sau khi sinh tốt nhất khi bạn lên chức làm mẹ.