Giúp mẹ xác định chỉ số cân nặng thai nhi

Theo dõi cân nặng thai nhi sẽ giúp mẹ nắm rõ được tình trạng phát triển của bé qua mỗi tuần. Bắt đầu từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 40 của thai kỳ, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết bé có phát triển tốt hay không, thai có bị lớn hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn không. Nếu bạn có bất kì băn khoăn nào về các chỉ số của thai nhi, mời bạn cùng Care With Love tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cách xác định cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Cách đo cụ thể chiều dài và cân nặng của bé yêu theo từng giai đoạn được tính như sau:

Thai từ 8-19 tuần: Bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Giai đoạn này, chân bé sẽ uốn cong vào bào thai nên rất khó xác định chính xác chỉ số. Kết quả đo được gọi là chiều dài từ đầu đến mông.

Thai từ 20-32 tuần: Bé sẽ được đo chiều dài từ đầu đến gót chân. Thai nhi trong thời gian này sẽ có kích thước tăng dần đều.

Từ tuần 32 trở đi: Cân nặng bé sẽ phát triển ở mức tối đa, những đường nét cơ thể dần hoàn chỉnh và hiện rõ trên kết quả thăm khám.

Siêu âm thăm khám giúp bạn xác định cân nặng của bé yêu ngay từ những tháng đầu
Siêu âm thăm khám giúp bạn xác định cân nặng của bé yêu ngay từ những tháng đầu

Yếu tố nào tác động đến cân nặng thai nhi?

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng thai nhi, bao gồm:

Yếu tố di truyền

Tính di truyền có liên quan đến sự tương đồng giữa vóc dáng, cân nặng của bố mẹ và thai nhi. Mỗi dân tộc khác nhau cũng sẽ có chỉ số khác nhau.

Sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai

Cân nặng của thai cũng chịu ảnh hưởng một phần do sức khỏe của mẹ bầu. Trường hợp mẹ mắc các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, huyết áp….sẽ có xu hướng sinh bé lớn và nặng cân hơn. Ngược lại, mẹ bầu khi mang thai tăng cân quá ít hoặc sụt cân cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Thứ tự sinh con

Theo các thống kê cho thấy, con thứ thường sẽ có số cân nặng lớn hơn con đầu. Có thể là do mẹ đã có kinh nghiệm nhiều hơn trong lần mang thai trước. Tuy nhiên, nếu khoảng cách sinh con quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ có chỉ số cân nặng nhẹ hơn so với con đầu lòng.

Số lượng thai

Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng riêng của thai nhi sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của các mẹ bầu chỉ mang một thai.

Nhờ bác sĩ giải đáp khi có thắc mắc về quá trình phát triển của thai
Nhờ bác sĩ giải đáp khi có thắc mắc về quá trình phát triển của thai

Một số lưu ý về cân nặng thai nhi

Sau đây là một số điều mà mẹ cần lưu ý về số cân của bé

Chú ý từng kết quả khám thai

Sau khi mẹ thực hiện thăm khám, nếu thấy có sự chênh lệch trong sai số cân nặng giữa các lần khám trước thì nên nhờ bác sĩ tư vấn. Đây có thể là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe của em bé.

Cân nặng thai nhi quá lớn hoặc quá thấp

Nếu cân nặng thai nhi cao hơn nhiều so với cân nặng chuẩn, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ, sẽ gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Ngoài ra, bé có cân nặng vượt quá mức chuẩn có nguy cơ cao mắc các bệnh béo phì, tiểu đường bẩm sinh từ khi trong bụng mẹ.

Ngược lại, nếu chỉ số cân nặng thai nhi thấp hơn so với cân nặng chuẩn, mẹ cần tiến hành kiểm tra, đôi khi cần thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, đánh giá về quá trình vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang bé. 

Nếu bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại vitamin để mẹ dùng kết hợp với chế độ ăn uống.

Nhờ bác sĩ can thiệp ngay khi gặp vấn đề về cân nặng thai nhi

Bạn nên thường xuyên hỏi thăm nhận lời tư vấn từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bé được phát triển toàn diện, đề phòng các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của bé.

Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của bé theo giai đoạn
Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của bé theo giai đoạn

Nên làm gì để cân nặng thai nhi đạt chuẩn?

Giúp bé yêu đạt được chỉ số cân lý tưởng ngay từ trong bụng tuy dễ mà khó, bạn cần thực hiện những điều sau:

Kiểm soát cân nặng của mẹ bầu

Mẹ nên chú trọng đến cân nặng của mình khi mang thai, tăng trọng lượng tốt nhất từ 10-12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng từ 16-20kg. Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn không nên tăng vượt mức 2kg.

Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện

Bạn nên giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái, lạc quan, không nên quá áp lực về tình trạng của thai nhi hay những thay đổi của cơ thể. Nếu mẹ bị stress sẽ dễ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì thói quen vận động hợp lý với các bài tập phù hợp như đi bộ, tập yoga….Nhờ sự vận động này, mẹ bầu sẽ cảm thấy sảng khoái, tươi tắn hơn và an tâm về chỉ số cân nặng của cả mẹ lẫn bé.

Cân nặng thai nhi là vấn đề được nhiều mẹ bầu đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc làm thế nào để giúp bé yêu có được chỉ số cân nặng hoàn hảo luôn là nỗi trăn trở của mẹ. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ giải đáp rõ ràng hơn. Tốt nhất mẹ bầu nên khám thai định kỳ để theo dõi sát sao và khắc phục nhé. Chúc cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Đạt được cân nặng chuẩn khi mang thai có thực sự đơn giản?