Để mẹ và bé luôn khỏe

Care with Love – Trong cuộc hành trình kỳ diệu hướng về gia đình hạnh phúc. Mang thai, sinh con và chăm sóc trẻ là một trong việc thiêng liêng đối với những ai làm bố, làm mẹ. Nhất là khi lần đầu tiên hai bạn làm cha mẹ, sẽ không tránh được những bối rối, băn khoăn, lo lắng. Dưới đây là một số lưu ý cho để giúp mẹ và bé luôn khỏe từ khi mang thai đến khi mẹ tròn con vuông và cả sau khi sinh.

Trước khi mang thai

Bố mẹ bé phải khoẻ từ trước khi thụ thai: Khởi đầu của sự sống là sự kết hợp của trứng và tinh trùng. Muốn bé khoẻ, trước tiên cần có trứng và tinh trùng khoẻ mạnh. Hai bạn hãy nỗ lực tăng cường sức khoẻ của mình.

news_s9059_zpsb19a1b65

Trong quá trình mang thai

Khám thai: Khám thai định kỳ là hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện các nguy cơ tai biến, bảo đảm an toàn thai nghén và sinh nở. Nếu như không có điều kiện khám thường xuyên, bạn vẫn phải đảm bảo lịch khám: khám thai một lần trong ba tháng đầu, một lần trong ba tháng giữa, và nhiều hơn trong ba tháng cuối.

Lần đầu khám thai, bác sĩ sẽ khám sức khoẻ toàn diện cho mẹ bé, xác định việc thai nghén có cần theo dõi đặc biệt hay không. Các lần khám sau, bác sĩ theo dõi sức khoẻ mẹ bé và sự phát triển của thai nhi. Từ tháng thứ 5 trở đi, bác sĩ còn theo dõi hoạt động của thai nhi. Để tránh uốn ván sơ sinh cho bé, mẹ bé cần được tiêm vacxin phòng uốn ván hai lần. Cuối thai kỳ, cán bộ y tế xem ngôi thai và cho các bạn biết thời gian dự tính sinh nở.

p-suc-khoe-ba-bau--nhung-dieu-can-luu-y-190_zps13e42e22

Dinh dưỡng cho mẹ bé: Từ khi thụ thai đến khi sinh nở, mẹ bé cần tăng 9-13 kg. Có vậy mới đảm bảo sức khoẻ, giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực và trí tuệ của bé.

Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đủ các chất cần thiết: chất đạm cần cho sự sinh trưởng (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu phụ, các loại đỗ, lạc), vitamin và chất khoáng (rau, hoa quả) để tăng sức đề kháng. Mẹ bé cần nhiều canxi (xương, sữa) để tạo xương, sắt (gan, thịt bò, bí đỏ, rau màu xanh sẫm) để tạo máu và chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật, đậu tương, lạc, vừng, sữa, bơ). Nước cũng rất quan trọng, mẹ bé mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít (tính cả nước canh, nước hoa quả).

Một số thức ăn mà mẹ bé cần tránh như đường và các đồ uống có nhiều đường, vì đường dễ làm mẹ bé no, kém ăn những thức ăn bổ dưỡng, lại gây sâu răng. Đặc biệt là các mẹ bị tiểu đường. Giảm tối đa mì chính (bột ngọt) vì mì chính làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Mẹ bé cũng chỉ được dùng thuốc men (cả Đông y lẫn Tây y) nếu có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

dinh-duong-cho-con-8-loi-khuyen-fd9b1_zps82a0fb4b

Tránh bệnh tật và các chất độc

Mẹ bé cần tránh các chất như thuốc lá, rượu bia, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc cũng gây hại. Việc tiếp xúc với bệnh tật và các chất độc hại này có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh con khuyết tật. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bé cố gắng tránh tiếp xúc với các loại bệnh truyền nhiễm, không ăn thức ăn sống, thiếu vệ sinh, tránh bị cảm lạnh và các chất có hại để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ bé

 

Hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp: Khi mang thai, mẹ bé cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Mỗi ngày, mẹ bé hãy ngủ trưa khoảng 1 tiếng, tối ngủ 8-10 tiếng. Mẹ bé cần tránh mang nặng, nâng vật nặng, đi bộ nhiều tiếng đồng hồ. Nếu mẹ bé đi làm ở cơ quan mỗi ngày 8 tiếng, khi về nhà mẹ bé nên chia sẻ việc nhà với bố bé và tranh thủ nghĩ ngơi. Mẹ bé cần vận động hợp sức để cho máu lưu thông, tăng cường hô hấp và tiêu hoá. Vợ chồng bạn hãy tập thể dục nhẹ nhàng, đi bách bộ, hít thở không khí trong lành. Để có tinh thần thư thái trong giai đoạn mệt mỏi này, mẹ bầu có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc bà bầu của Care with Love. Các chuyên viên Care with Love không những giúp bạn thoải mái, mà còn giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn với các bài massage dành riêng cho bà bầu.

 

Bố bé cần chăm sóc tốt tinh thần mẹ bé: Khi mang thai, nếu mẹ bé thường xuyên được vui vẻ tinh thần thì rất có lợi cho sức khoẻ cả hai mẹ con. Là người chồng, người cha, bạn hãy làm cho mẹ bé cảm thấy được yêu hơn bao giờ hết, hãy lo cho mẹ bé từng li từng tí, giúp đỡ mọi việc, cùng mẹ bé đi chơi, giải trí. Hãy luôn hỏi han, ôm ấp em bé trong bụng vợ, đừng ghen tị nếu vợ bạn lo cho bé mà bớt quan tâm đến chồng. Hãy “cùng mang thai” với cô ấy, bạn có thể đóng góp một phần to lớn.

images805529_mot_phut_yeu_long_va_hp_tan_vo_zpsb51d4c25

Kết nối với bé: Khoa học cho biết, vào những tháng cuối trong bụng mẹ, bé đã nghe được các tiếng động, giọng nói, âm thanh, biết nhìn, biết phân biệt sáng tối. Bố mẹ bé hãy kết thân với bé ngay từ lúc này, hãy thường xuyên nựng nịu, nói chuyện với bé.

Sau khi sinh

Chỉ cần quan sát và chú ý một chút đến 3 dấu hiệu của cơ thể là bạn đã có thể biết cơ thể mình có khỏe mạnh hay không sau khi sinh.

Xem bụng dưới có đau không để biết sản dịch còn hay hết : Sản dịch là dịch có màu đỏ do âm đạo tiết ra sau khi sinh. Bình thường, sau khi sinh xong, các mẹ sẽ cảm thấy hơi đau bụng, đồng thời có sản dịch tiết ra ngoài âm đạo. Sau 3 – 4 ngày, màu của sản dịch trở nên thẫm hơn, sau đó nhạt dần, chuyển sang màu hồng đậm, màu vàng hoặc thậm chí là màu trắng. Giai đoạn “nhạt màu” này kéo dài trong khoảng 10 – 14 ngày, sau đó bụng dưới cũng không còn đau và sản dịch không tiết ra nữa.

Nếu sau khi sinh, cơ thể không tiết sản dịch hoặc tiết ra rất ít mà bụng dưới đau dữ dội thì nhiều khả năng bạn đã bị ứ máu trong, nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa để sử dụng thuốc hoạt huyết hoặc cao ích mẫu giúp máu lưu thông.

Đại tiện để xem dịch của cơ thể ít hay nhiều : Khi sinh con, cơ thể bà mẹ bị mất máu và chất dịch. Vì vậy, sau khi sinh, nếu đi đại tiện như bình thường, chứng tỏ bạn không bị mất nhiều dịch cơ thể. Ngược lại, nếu đại tiện khó khăn, phân khô như táo bón hoặc nhiều ngày không đại tiện được thì bạn nên uống thuốc trị liệu hoặc thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhằm bồi bổ sức khỏe, phục hồi lại lượng máu và dịch cơ thể như cũ.

So sánh lượng thức ăn và sữa mẹ tiết ra để xem dạ dày có hoạt động bình thường

Thông thường, khoảng 12 giờ đồng hồ sau khi sinh, cơ thể bà mẹ đã có thể tiết sữa, tuy nhiên rất ít. Các bà mẹ nên cho con bú sớm để thông qua hành động “mút ti” của em bé kích thích sữa mẹ tiết ra ngày càng nhiều hơn.

Nếu sau khi sinh mà mẹ không có sữa hoặc sữa tiết ra quá ít, đồng thời không có cảm giác thèm ăn thì đó là dấu hiệu của việc dạ dày bị yếu hoặc hoạt động không bình thường. Các bà mẹ nên chú ý khắc phục bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc uống thuốc hỗ trợ nếu tình hình nghiêm trọng.

Chế độ ăn của phụ nữ sau khi sinh cần phải đảm bảo sự đa dạng, phong phú về dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa, không nên ăn đồ lạnh, nhiều chất béo, thực phẩm chiên rán hoặc đồ khô, cứng vì có hại cho dạ dày.

Trầm cảm sau khi sinh: Mẹ bé chưa kịp thích nghi những thay đổi sau khi sinh, dễ làm mẹ bé bị trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bé và việc chăm sóc bé. Bố bé cần bên cạnh và động viên, chia sẻ cùng mẹ bé. Bố bé có thể tặng mẹ gói dịch vụ chăm sóc sau khi sinh và chăm sóc béCare with Love. Các điều dưỡng và hộ sinh chuyên nghiệp ở đây sẽ giúp hai bạn chăm sóc bé trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, giúp mẹ bé massage thư giãn tinh thần và vóc dáng, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, để có thể chăm sóc gia đình thật tốt.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909568102

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101