Dấu hiệu chuyển dạ “chuẩn” nhất – Mẹ bầu đã biết?
Thời điểm sắp sinh, những thay đổi nhỏ nhặt nhất đôi khi cũng khiến mẹ bầu lo lắng, bồn chồn. Nếu bạn cũng đang rơi vào trường hợp trên, hãy cùng Care with love điểm qua những dấu hiệu chuyển dạ sau đây các mẹ nhé.
Tìm hiểu sơ lược về quá trình chuyển dạ ở mẹ bầu
Trước khi bé yêu bắt đầu chào đời thì người mẹ hẳn phải trải qua giai đoạn chuyển dạ cực kỳ khó khăn, vất vả. Đây được xem là quá trình tự nhiên. Theo đó, dưới những tác động nhất định, thai nhi cùng bánh nhau, dây rốn và màng ối sẽ được đẩy ra đường sinh dục. Đây cũng là quá trình chuẩn bị cho quá trình vượt cạn tiếp đến.
Giai đoạn chuyển dạ đều sẽ trải qua tuần tự các bước. Đầu tiên, các mẹ sẽ xuất hiện các cơn đau co thắt tử cung, với cường độ cùng tần suất tăng dần. Khi đó, cổ tử cung của mẹ sẽ dần mở ra.
Khi cổ tử cung mở trọn, lúc này các mẹ đã ở trên bàn sinh. Mẹ bắt đầu các cơn rặn đẻ liên tục để thai nhi được sổ ra ngoài hoàn toàn. Sau khi thai nhi được chào đời, các phần phụ thai, mà cụ thể là nhau thai cũng lần lượt được sổ ra.
Kết thúc quá trình này, cổ tử cung của người mẹ dần thu hẹp lại.
Thời gian chuyển dạ thông thường kéo dài bao lâu?
Tùy thuộc vào tình hình thể chất khác nhau giữa các chị em mà quá trình chuyển dạ cũng sẽ khác nhau. Có người sẽ sinh vài tiếng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, cũng có người kéo dài cả ngày trời.
Tuy nhiên, thông thường, các chị em khi mang thai con đầu lòng có thời gian chuyển dạ lâu hơn. Thời gian có thể lên đến 12 đến 24 giờ. Với những người sinh con lần 2 trở lên thì thời gian chuyển dạ đến khi vào phòng sinh chỉ từ 8 – 12 giờ.
Ngoài ra, các chị em cũng sẽ gặp phải các dấu hiệu tiền chuyển dạ khoảng 1 tuần trước khi sinh. Như vậy, khi có dấu hiệu chuyển dạ, các chị em phải luôn trong tâm lý sẵn sàng nhé.
Những dấu hiệu chuyển dạ “chuẩn” nhất cần đặc biệt lưu ý
Khoảng một tuần trước sinh, các mẹ sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu từ mơ hồ đến rõ rệt. Điều này cho thấy thời gian chuyển dạ đã gần kề. Đó có thể là các dấu hiệu nổi bật như:
Tình trạng bung nhớt hồng – Còn được gọi là bung nút nhầy
Tình trạng bung nhớt hồng trước sanh là dấu hiệu khá đậm nét. Bởi, trong suốt thai kỳ, tại vùng cổ tử cung và âm đạo của người mẹ sẽ có một nút nhầy . Dịch này được xem như một lớp bảo vệ an toàn cho thai nhi, ngăn chặn một cách tối đa các lực tác động từ bên ngoài như vi khuẩn. Hoặc ngăn các lực cơ học vào buồng ối, khiến thai nhi không ổn định.
Khi có dấu hiệu sắp sinh, nút nhầy lúc này sẽ bung ra. Lúc này là điều kiện tốt để bé cưng được ra đời một cách thuận lợi nhất. Tình trạng bung nút nhầy sẽ đi kèm với 1 vài vệt hồng nhẹ tại cửa âm đạo.
Như vậy, khi thấy xuất hiện tình trạng này, các mẹ đừng quá lo lắng. Bởi vì đây chỉ là 1 dấu hiệu bình thường trước khi chuyển dạ thôi.
Bắt đầu xuất hiện các cơn gò tử cung với cường độ tăng dần
Các cơn đau xuất hiện cũng là dấu hiệu phổ biến cho thấy thời giờ vượt cạn đã đến gần. Cơn đau này khá khó chịu, có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển. Và dù một chút cử động đơn giản thôi cũng khiến cơn đau trở nên mệt mỏi hơn.
Việc đau chuyển dạ ở thời điểm ban đầu khá mơ hồ, xuất hiện các cơn đau ngắn. Khi càng gần tới thời điểm sinh, cơn đau càng rõ ràng và tần suất dày đặc hơn, vùng bụng căng cứng.
Tuy nhiên, không hiếm trường hợp xuất hiện cơn đau gò tử cung giả. Vì thế, các mẹ có thể căn cứ các dấu hiệu đi kèm khác để nhận biết được một cách chính xác nhất.
Vỡ màng ối
Vỡ màng ối xuất hiện khi bé bắt đầu có dấu hiệu di chuyển trượt khỏi buồng tử cung về phía cổ tử cung. Tại điểm tiếp giáp, dưới những tác động nhất định, lớp màng sẽ bị vỡ ra. Tại đây xuất hiện tình trạng nước ối thoát ra khỏi âm đạo.
Vỡ màng ối cũng là nguyên nhân xuất hiện các cơn gò tử cung với tần suất mạnh hơn. Việc này kích thích việc chuyển dạ một cách tự nhiên.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài ra, ở giai đoạn tiền chuyển dạ, các mẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác, phổ biến như:
- Sa bụng – bụng bầu tụt dần xuống phía dưới.
- Cảm giác buồn tiểu liên tục.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Cảm nhận được các khớp dần giãn ra.
- Dịch nhầy âm đạo chuyển màu, tăng độ kết dính.
Tùy vào từng thai phụ khác nhau mà các dấu hiệu chuyển dạ cũng sẽ khác nhau. Như vậy, bạn có thể kết hợp một vài dấu hiệu để nhận biết được chính xác thời điểm mình sắp sinh. Qua đó, đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cả về vật chất và tinh thần. Để mẹ có một quá trình đón con yêu trào đời an toàn và trọn vẹn nhất.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ – Nên làm gì?
Duy trì tinh thần thoải mái
Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, tất nhiên không phải bao giờ thai nhi cũng được chào đời ngay lập tức. Duy trì tinh thần thoải mái là điều cần thiết lúc này. Như vậy sẽ giúp các mẹ giảm cảm giác đau và dưỡng sức, chuẩn bị cho quá trình rặn đẻ đầy gian nan sắp tới.
Đừng qua căng thẳng hay hồi hợp, bởi tình trạng này càng khiến thai nhi khó chào đời. Đôi lúc tâm lý stress còn khiến mẹ mệt mỏi thêm. Thời điểm này, bạn có thể chọn cách nghe một bản nhạc nhẹ, tập hít thở đều đặn,… . Điều đó giúp mẹ giảm tập trung vào cơn đau. Có thể nghe hơi vô lý, nhưng đây là biện pháp được khá nhiều chị em áp dụng đấy.
Chuẩn bị tinh thần cùng các loại giấy từ liên quan đến thủ tục nhập viện
Chuẩn bị tinh thần để nhập viện, nhằm đảm bảo thai nhi được ra đời khỏe mạnh và an toàn nhất. Ngoài ra, đừng quên việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan như: hồ sơ khám thai, theo dõi thai,… . Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp ba mẹ tiết kiện được thời gian, suôn sẻ và tuần tự hơn.
Nhận biết được các dấu hiệu chuyển dạ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị cần thiết. Bên cạnh đó mẹ tránh rơi vào trường hợp hoảng loạn trước khi sinh. Hãy trang bị thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân mẹ nhé. Sự chuẩn bị trước không bao giờ là thừa cả. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!