Các bệnh thường gặp khi mang thai mẹ có thể đối mặt

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang thai, mẹ có nguy cơ mắc các bệnh lý cũng như biến chứng thai kỳ trong thai kỳ. Mẹ cần tìm hiểu các bệnh thường gặp khi mang thai và để có kiến thức phòng ngừa trường hợp không mong muốn xảy đến.

Các bệnh thường gặp khi mang thai

Nhiều phụ nữ có sức khoẻ tốt song vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lý cũng như biến chứng thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé. Dưới đây là những bệnh lý mẹ bầu có thể đối mặt.

Bị cảm khi mang thai

Bị cảm khi mang thai

Khi bước vào thời điểm giao mùa hoặc những biến đổi thời tiết, chúng ta dễ mắc phải cảm mạo. Đối với phụ nữ mang thai, sức đề kháng có phần giảm sút khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc cảm cúm cao hơn người bình thường. Theo các nghiên cứu y khoa, thời gian nhiễm cúm kéo dài hơn cũng như các triệu chứng cảm cúm ở mẹ bầu có phần nặng hơn người thường.

Nếu bị cảm khi mang thai, mẹ bầu cần phải:

– Nghỉ ngơi đầy đủ.

– Bổ sung nhiều nước để bù đắp lượng nước đã mất cũng như làm dịu các cơn đau họng.

– Tăng cường bổ sung vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng. Mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều thực phẩm tươi, rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, cần bổ sung kẽm có trong các thực phẩm như thịt nạc đỏ, ức gà, ngũ cốc, trứng, đậu xanh…

– Nếu mẹ bầu ho, đau họng, nên súc miệng với nước ấm để giảm sự khó chịu.

– Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên.

Lưu ý, trong trường hợp các triệu chứng bị cảm khi mang thai diễn biến nặng, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Không tự ý sử dụng các loại thuốc nếu chưa có sự đồng ý của các chuyên gia y tế. Nếu mẹ bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1, cần thăm khám thai kỳ để biết tình hình phát triển của thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn gì?

Stress khi mang thai

Stress khi mang thai là vấn đề phụ nữ mang thai thường gặp phải do những thay đổi về tâm lý, mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Theo một nghiên cứu từ Anh quốc, stress khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển thai nhi. Các tác động mạnh đến trẻ như sinh non, bé nhẹ cân, giảm chỉ số IQ, tăng mức độ sợ hãi, lo lắng…

Stress khi mang thai

Để đối phó với stress khi mang thai, bạn cần:

– Chủ động tiếp nhận các thông tin tích cực, suy nghĩ thoải mái, tạo sự thư thái cho đời sống tinh thần.

– Tập thể dục: giúp tăng các hormone hạnh phúc, hạn chế thời gian cho căng thẳng, mệt mỏi.

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: ăn sáng bắt buộc, bổ sung các thực phẩm tốt cho bà bầu, ăn nhiều trái cây và rau xanh…

– Ngồi thiền: giúp bạn có những thời khắc thư thái, giảm lo lắng một cách hiệu quả.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Tạo không gian sống thông thoáng, tận hưởng những sở thích, niềm vui thú, tự tạo niềm vui cho bản thân.

– Chia sẻ với bạn bè, người thân: bạn cũng có thể nói chuyện với người thân, bạn bè để nhận được lời khuyên cũng như giải toả áp lực.

– Gặp gỡ chuyên gia: bạn có thể tìm gặp các chuyên gia tâm lý để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Táo bón

Táo bón thai kỳ là hiện tượng rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Đây là bệnh thường gặp khi mang thai không được nhiều người chú ý hoặc bỏ qua. Ước tính một nửa số lượng sản phụ từng gặp táo bón khi mang thai song không điều trị tích cực.

Táo bón khi mang thai có thể dẫn đến các nguy cơ như sảy thai, sinh non, hấp thụ ngược các chất độc, mẹ bầu gặp stress, giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng thai nhi…
Để chữa trị và phòng ngừa bệnh lý táo bón ở bà bầu, mẹ bầu cần:

– Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

– Bổ sung probiotic và prebiotic hỗ trợ quá trình lên men ở ruột già, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây.

– Vận động nhẹ nhàng kết hợp thể dụng cường độ thấp, yoga bầu trong thời gian mang thai.

– Thay đổi tư thế khi đi đại tiện: đổ người về phía trước, hai khuỷu tay chống tại đầu gối.

– Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, tích cực.

Rạn da

Rạn da khi mang thai là hiện tượng xảy đến khi sản phụ tăng cân nhanh so với mức độ giãn nở của làn da. Rạn da ở bà bầu thường diễn ra tại các vùng da như bụng, ngực, đùi, mông, cánh tay… Tuỳ thuộc vào cơ địa, vết rạn da sẽ có màu đỏ hoặc tím, chuyển sang trắng dần rồi ngả màu xám đen khi sinh em bé.

Rạn da

Các vết rạn da khi mang thai không nguy hiểm đến sức khoẻ mẹ bầu, song nó khiến sản phụ lo lắng, tự ti và mất thẩm mỹ. Hầu hết mẹ bầu nào cũng bị rạn da trong thai kỳ. Bạn có thể cải thiện tình trạng rạn da khi mang thai như:

– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất giàu vitamin A, E, omega-3, omega-6…

– Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, tăng đàn hồi.

– Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng.

– Kiểm soát cân nặng hợp lý.

– Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm, dầu gội phù hợp với phụ nữ mang thai.

– Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để tẩy tế bào chết và dưỡng da.

– Bôi kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt là những khu vực da dễ bị rạn.

Thuỷ đậu – Một trong các bệnh thường gặp khi mang thai mẹ có thể bị

Nếu bạn từng mắc thuỷ đậu hoặc được tiêm ngừa chủng thuỷ đậu thì không có khả năng nhiễm bệnh lần nữa, bởi cơ thể đã có kháng nguyên phòng ngừa. Tuy nhiên nếu bạn chưa từng nhiễm bệnh trước đó thì có khả năng mắc thuỷ đậu khi mang thai.

Thuỷ đậu - Một trong các bệnh thường gặp khi mang thai mẹ có thể bị

Phụ nữ bị thuỷ đậu khi mang thai không quá nguy hiểm đến sức khoẻ thai nhi, song bé có khả năng mắc các dị tật như sẹo, vấn đề xương khớp, nguy hiểm hơn có thể mù bẩm sinh, động kinh, tê liệt cánh tay… Nếu mẹ bị thuỷ đậu khi mang thai dưới 20 tuần tuổi, thai nhi có thể bị nhiễm chứng varricella bẩm sinh.

Nếu không may bị thuỷ đậu khi mang thai, bạn cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và nhận chỉ định của bác sĩ.

Biến chứng thai kỳ mẹ có thể gặp

Nhau tiền đạo trung tâm

Nhau tiền đạo là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé và là nỗi ám ảnh của phụ nữ mang thai trong suốt thời gian mang bầu. Trong đó nhau tiền đạo trung tâm (rau tiền đạo trung tâm) được xem nguy hiểm nhất.

Biến chứng thai kỳ mẹ có thể gặp Nhau tiền đạo trung tâm

Hiện tượng rau tiền đạo chỉ nhau nằm sai vị trí trong tử cung, cản trở sự dịch chuyển của thai nhi. Tình trạng này gây chảy máu mất kiểm soát không thể bổ sung. Các bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật sinh non để bảo toàn sức khoẻ mẹ và bé.

Dấu hiệu nhận biết nhau tiền đạo như ra huyết có màu đỏ, huyết cục, có thể ngừng chảy máu sau đó lại chảy máu vào những ngày sau. Đi kèm các triệu chứng chảy máu là đau bụng quặn từng cơn, co thắt vùng tử cung dữ dội. Do đó mẹ cần thăm khám thai định kỳ để có sớm phát hiện và điều trị rau tiền đạo.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung mà nằm ở các vùng khác tại tử cung, thường gặp nhất là vòi trứng. Chửa ngoài tử cung ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ ngừi mẹ, thậm chí đe doạ đến tính mạng.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể nhận biết như đau âm ỉ vùng hạ vị, ra huyết rỉ kéo dài, huyết có màu đen hoặc socola. Đây là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung chưa vỡ. Trong trường hợp chửa ngoài tử cung đã cỡ, thai phụ có thể gặp các cơn đau bụng dữ dộ, mạch nhanh, da tái nhợt, huyết áp tụt…

Bạn có thể phát hiện dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thông qua những biểu hiện trên hoặc thăm khám sức khoẻ thai kỳ để nhận được kết quả chính xác.

Băng huyết

Hiện tượng băng huyết là lượng máu chảy quá nhiều sau cơn chuyển dạ. Mất máu quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho sản phụ.

Băng huyết

Băng huyết sau sinh xảy ra có thể do tử cung không thể co lại sau khi sinh, đa thai, đa ối, kích thước thai nhi lớn, lao động nặng, nhau thai còn sót lại tỏng tử cung…

Băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, do đó mẹ bầu cần chú ý và thông báo đến bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện cơ thể bất thường.

Huyết áp cao thai kỳ

Huyết áp cao thai kỳ

Huyết áp cao thai kỳ là tình trạng lượng máu khó lưu thông đến nhau thai do các động mạch máu từ tim đến các cơ quan bị thu hẹp. Tăng huyết áp khi mang thai khiến thai nhi không nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ thai nhi chậm phát triển, thậm chí sinh non, tiền sản giật.

Để điều trị huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu cần thăm khám thai kỳ thường xuyên và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là hệ quả của huyết áp cao khi mang thai. Đây là tình trạng rối loạn rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của sản phụ. Các triệu chứng của tiền sản giật gồm: lượng tiểu cầu trong máu thấp, đau bụng trên, rối loạn chức năng gan và thận, thị lực thay đổi, dịch tràn phổi, đau đầu, huyết áp tăng cao.

Tiền sản giật có thể xuất hiện ở tuần thai thứ 32, thậm chí có thể xảy ra tiền sản giật sau sinh.

Để điều trị tiền sản giật, phụ nữ mang thai cần thực hiện nghiêm túc thai khám thường quy, kiểm tra sức khoẻ thường xuyên và đến bệnh viện khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường trên.

 

Mang thai là hành trình gian nan nhưng cũng đầy hạnh phúc. Để thai kỳ khoẻ mạnh, phòng ngừa các bệnh thường gặp khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục, nâng cao sức đề kháng.


Tập Yoga Bầu cùng Care With Love – Để mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh và Hạnh Phúc

Tại sao các mẹ bầu lại tập Yoga bầu?

Lợi ích tuyệt vời của Yoga bầu: Cơ bắp dẻo dai, di chuyển nhẹ nhàng các khớp cơ được vận động. Nâng cao sự nâng đỡ của lưng, vai, cột sống.

Yoga còn có những động tác nhẹ nhàng giúp xương chậu giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng, đau hông. Đặc biệt giúp mẹ bầu có thể lực tốt làm quen trước kỳ sinh khó khăn. Sẽ cải thiện lưu thông oxy qua nhau thai nhờ luyện tập yoga bầu.

Đặc biệt các mẹ sẽ làm quen với những mẹ bầu và những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mẹ và bé, chia sẻ kinh nghiệm kiến thức khi mang thai và sinh con. Tham gia các lớp tiền sản hàng tháng tổ chức bởi các bệnh viện đầu ngành.

Cơ sở vật chất hiện đại. Đầy đủ dụng cụ luyện tập Nệm, Thảm, Banh, Lốc để các mẹ có thể tập luyện thuận tiện nhất.

Lớp chiêu sinh học viên hàng tháng, số lượng học viên giới hạn.

Địa chỉ học:

– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5

– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú

– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh

 

Xem thông tin lớp học tại đây nhé: Lớp Yoga bầu Care With Love

Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để được tư vấn nhanh nhất mẹ nhé