Bà bầu ăn gà ác có tốt không? Các món từ gà ác cho mẹ bầu
Bà bầu ăn gà ác có tốt không? Làm thế nào để chế biến gà ác hầm cho bà bầu? Ngoài việc ăn gà ác tiềm thuốc bắc thì bà bầu cần phải làm gì để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh? Cùng tham khảo chia sẻ sau đây của Care With Love để tìm câu trả lời bạn nhé!
1. Tác dụng của gà ác với bà bầu
Ngay từ thời xa xưa, gà ác đã được biết đến là một loại thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, các món ăn được chế biến từ gà ác cũng rất tốt cho việc dưỡng thai.
Theo Đông Y, gà ác có những giá trị dinh dưỡng như sau:
– Gà ác có vị ngọt, hơi ấm, không độc, có công hiệu tư bổ can thận
– Dùng gà ác đúng cách sẽ giúp ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, rất tốt cho mẹ bầu.
– Thịt gà ác thơm ngon, ít mỡ, giàu đạm, nhiều vitamin A, B1, B2, E… và các khoáng chất như Kali, Natri, Canxi, Sắt, Kẽm,… Tất cả đều là những dinh dưỡng cho mẹ bầu và bé.
– Hàm lượng sắt có trong gà ác rất cao. Vì thế, món ăn từ gà ác vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu sau khi sinh cho bà bầu.
2. Bà bầu có nên ăn gà ác?
Bà bầu có nên ăn gà ác không hay mang thai 3 tháng đầu có nên ăn gà ác không là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Quả thực, gà ác đem lại khá nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên, với những trường hợp dưới đây bà bầu không nên dùng nó như:
2.1. Bà bầu bị cao huyết áp
Những lý do bà bầu bị cao huyết áp không nên ăn món gà hầm vì:
– Trong món gà hầm thuốc bắc cho bà bầu có chứa hàm lượng đường và cholesterol cao.
– Gà có tính ấm, ích khí, khi được bổ sung thêm các vị thuốc bắc sẽ làm món này tăng thêm tính dương khí, có thể kích động phong nhiệt, khiến huyết áp của mẹ bầu tăng cao.
2.2. Bà bầu bị viêm nhiễm cấp tính
Một số trường hợp bị viêm nhiễm cấp tính cũng không nên ăn gà tiềm như:
– Bệnh viêm phổi
– Bệnh viêm chân răng
Như vậy, với thắc mắc bầu 3 tháng đầu có nên ăn gà ác tiềm thuốc bắc hay không thì chúng tôi xin trả lời là Có. Cả mẹ bầu đang mang thai và mới sinh đều thích hợp dùng món gà tiềm. Song, trong những trường hợp đặc biệt như kể trên thì không nên dùng nó.
Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn mỗi tuần 1 đến 2 lần để mang lại dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu và thai nhi.
3. Các món gà ác hầm thuốc bắc cho bà bầu
3.1. Gà hầm cho bà bầu bách hợp
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Gà ác 1 con
– Gạo trắng 100g
– Bách hợp 30g
Cách thực hiện:
Bước 1: Gà làm sạch, bỏ ruột.
Bước 2: Cho bách hợp vào bụng gà rồi khâu lại.
Bước 3: Thêm gạo, nước và gia vị vào.
Bước 4: Hầm nhừ rồi mang ra thưởng thức
Gà hầm bách hợp thích hợp dùng cho các bà bầu bị suy nhược, gầy còm, huyết hư sau sinh.
3.2. Gà ác tiềm thuốc bắc cho bà bầu ngũ vị
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Gà ác 1 con
– Sinh địa 15g
– Dương quy 15g
– Bạch thược 10g
– Xuyên khung 8g
Cách thực hiện:
Bước 1: Gà làm sạch, bỏ ruột.
Bước 2: Cho thành phần đã chuẩn bị vào bụng gà rồi khâu lại.
Bước 3: Thêm nửa cốc rượu vào nồi.
Bước 4: Hầm nhừ rồi mang ra thưởng thức
Bà bầu ăn gà ác được chế biến theo cách này có công dụng chữa bệnh thiếu máu cũng như chăm sóc cơ thể hiệu quả hơn.
3.3. Gà hấp hoàng kỳ
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Gà ác 1 con
– Hoàng kỳ 60g
Cách thực hiện:
Bước 1: Gà làm sạch, bỏ ruột.
Bước 2: Cho nào hồi hấp cùng hoàng kỳ,
Bước 3: Thêm gừng, muối, hành, gia vị
Bước 4: Hầm trong thời gian 3 giờ rồi dùng.
Ngoài những món kể trên thì bà bầu có thể thay đổi thực đơn để đỡ ngán hơn như:
– Món gà ác tiềm nhân sâm.
– Gà ác tiềm lộc nhung
– Gà ác tiềm huỳnh kỳ
– Gà ác hầm kỷ tử và gừng,…
Bà bầu ăn gà ác sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa được rất nhiều chứng bệnh khác như mệt mỏi, đau lưng, suy nhược cơ thể, chóng mặt,… Đồng thời, nó cũng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, giúp mẹ vượt cạn một cách dễ dàng nhất.
Để hiểu hơn về quá trình mang thai cần lưu ý những gì, bạn có thể để lại thông tin email Carewithlove xin gửi tặng bạn bộ tài liệu dành riêng cho mẹ bầu ngay nhé:
4. Dùng gà ác tiềm thuốc bắc cho bà bầu kết hợp với gì?
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, ngoài thực đơn trên các mẹ cũng nên áp dụng thêm những bí quyết dưới đây để kỳ sinh nở diễn ra được thuận lợi.
– Bà bầu nên ăn gì? Ưu tiên chọn thực phẩm có lợi cho việc sinh nở như rau lang, chè mè đen, cà tím, rau húng quế, lá tía tô … Các mẹ nên sử dụng thêm những thực phẩm này từ khoảng 2 tuần cuối của thai kỳ để có hiệu quả tốt.
– Uống nhiều nước sẽ giúp các mẹ không bị táo bón, giảm trường hợp sinh thiếu tháng, giúp hồi phục sức lực và sớm tỉnh táo sau quá trình “vượt cạn: và có nhiều sữa cho con bú.
– Giữ một tâm trạng tốt, tránh căng thẳng. Theo các nhà nghiên cứu, các bà bầu có tâm trạng không tốt là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc sinh khó. Việc lo lắng, nôn nóng…trước sinh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, cổ tử cung không mở khi chuyển dạ. Hãy thư giãn bằng việc hít thở sâu, nghe nhạc, xem những hình ảnh về em bé để xóa tan lo âu, căng thẳng khi sinh.
– Vận động thường xuyên, thay đổi tư thế liên tục, nằm ngồi, đi lại giúp mẹ tạm quên đi những cơn đau và sinh nở dễ dàng hơn.
– Ngủ đủ giấc để giữ gìn sức khỏe và tập thể dục, đi bộ hay tập yoga để có sức khỏe dẻo dai, sẵn sàng sinh nở.
– Chuẩn bị trước ngày dự sinh khoảng một tháng những thứ cần thiết như quần áo, tã lót, vật dụng thiết yếu… và sắp xếp gọn gàng để có thể sẵn sàng đến bệnh viện bất cứ lúc nào.
– Massage nhẹ nhàng vừa thư giãn vừa giúp thả lỏng cơ thể, các cơ, khớp linh hoạt hơn nhằm giúp mẹ giảm đau, giải tỏa lo lắng và sinh con dễ dàng hơn.
– Chia sẻ với người thân. Việc có chồng hay người thân thiết ở bên cạnh khi đau đẻ là một sự hỗ trợ tâm lý không còn gì bằng để động viên tinh thần, giúp bà bầu vượt qua kỳ sinh nở một cách dễ dàng.
Với những chia sẻ trên đây hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn gà hầm thuốc bắc được không, bầu 3 tháng đầu có nên ăn gà ác tiềm thuốc bắc, cách chế biến gà ác hầm ngon nhất,… Còn nếu các mẹ muốn có được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu tại nhà thì hãy liên hệ với Care With Love. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé bằng tình thương, trách nhiệm. Sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ Care With Love chắc chắn sẽ khiến các mẹ hài lòng.
Massage Bầu – Dứt điểm ngay những cơn đau nhức khi mang thai
Hơn 80% mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu & 3 tháng cuối thai kỳ do hiệu ứng phụ của các hormone thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu sẽ sản sinh ra Hormone FSH gia tăng để kích trứng phát triển là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng ở mẹ bầu những tuần đầu thai kỳ.
Từ tuần thai thứ 10 trở đi, xuất hiện thêm một loại hormone mới mang tên Relaxin với tác dụng giúp vùng cơ xương chậu giãn nở. Từ đó khiến tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới càng đau nhức.
Càng về cuối thai kỳ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do cột sống cong và chịu nhiều áp lực, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Nếu không cải thiện, đau lưng sẽ đeo bám mẹ dai dẳng từ mang thai đến cả khi đã sinh làm cho mẹ bầu rất mệt mỏi
DỨT ĐIỂM ngay những cơn đau nhức với MASSAGE BẦU của Care With Love
Những liệu pháp xoa bóp Massage, ấn huyệt, chườm thảo dược/ đá nóng, giúp mẹ xua tan nhức mỏi ngay lập tức, cải thiện giấc ngủ.
Massage bầu tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn ngủ ngon. Massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình chuyển dạ cũng nhanh hơn!
Đau lưng chỉ là một phần thai kỳ, hãy đến Care With Love Spa thư giãn ngay nhé
Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh