Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên làm gì?

Bạn đang mang thai đến giai đoạn cuối của thai kỳ và rất lo lắng về quá trình sinh nở sắp đến. Tự hỏi rằng khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên làm gì? Hôm nay Care With Love sẽ giải đáp thắc mắc đó các bạn. Cùng đi vào tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – chia sẻ những dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thai thứ 40 cho mẹ bầu tham khảo.

1. Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết

Bụng bầu tụt xuống thấp:

Đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm cho mẹ biết bé sẽ chào đời trong khoảng 1 đến 2 tuần tới.

Dịch nhầy âm đạo thay đổi:

Trước khi sinh bé một vài tuần, vài ngày hay vài giờ, âm đạo thường tiết dịch nhiều hơn, có mùi nồng và thay đổi màu sắc, độ kết dính có thể đặc hơn một chút, thậm chí pha lẫn vệt máu nhạt. Đó là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra.

Đi tiểu thường xuyên hơn:

Khoảng 2 tuần trước sinh, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, do lúc này đầu của thai nhi đã nằm sát bàng quang. Lưu ý mẹ bầu không nên cố nhịn tiểu vì sẽ gây hại cho cả mẹ và bé đấy.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Tiêu chảy:

Dấu hiệu chuyển dạ tiếp theo là tiêu chảy nguyên nhân là do kích thích tố khi sinh nở tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng. Việc đi cầu thường xuyên giúp đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ.

Cổ tử cung giãn nở, mỏng:

Trước sinh khoảng vài ngày, thậm chí vài tuần cổ tử cung sẽ có khuynh hướng giãn nở và mỏng dần để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Các khớp được giãn ra:

Vài tuần trước khi sinh mẹ sẽ cảm nhận thấy các khớp nới lỏng ra. Vì trong suốt quá trình mang thai hormone relaxin sẽ làm mềm và dãn các dây chằng, nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho sự chào đời của thai nhi.

Những cơn co thắt tử cung thường xuyên hơn:

Khoảng 1 – 2 tuần trước ngày dự sinh mẹ sẽ nhận thấy những cơn co thắt ở tử cung xuất hiện thường xuyên hơn.

Đau lưng và bị chuột rút nhiều hơn:

Khi sắp đến ngày sinh, mẹ sẽ thường xuyên bị chuột rút, đau lưng và đau ở hai bên háng. Do lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp diễn ra.

Đau lưng và bị chuột rút nhiều hơn

Ngừng tăng hay giảm cân:

Vào cuối thai kỳ sắp sinh bé, mẹ bầu sẽ ngưng tăng cân thậm chí giảm cân. Mẹ không cần lo lắng vì nghĩ rằng thai nhi bị sụt cân nhé, đây là điều bình thường do lượng nước ối giảm xuống mà thôi. Mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Vỡ nước ối:

Đây chính là dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng báo hiệu mẹ sắp sinh và mất khoảng vài giờ kể từ khi vỡ nước ối đến lúc sinh. Lưu ý nên cho bà bầu nhập viện vài ngày trước khi vỡ nước ối.

2. Mẹ cần phải làm gì khi chuyển dạ?

Thông thường dấu hiệu chuyển dạ sẽ kéo dài, sự lo lắng căng thẳng hay những cơn đau quá mức có thể khiến bà bầu bị kiệt quệ, không còn đủ sức để rặn đẻ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như trẻ sinh ra dễ bị ngạt,… Do vậy bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên chủ động tìm hiểu rõ về các dấu hiệu chuyển dạ, cơ chế của cơn đau chuyển dạ, cách thức giảm đau, chuẩn bị tốt tinh thần sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng và vượt qua giai đoạn này nhẹ nhàng hơn.

Đi khám thai và nhập viện

Khi mẹ nhận thấy các dấu hiệu chuyển dạ như đã kể trên, để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên đi khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn biết chính xác là đã đến thời điểm cần nhập viện hay chưa. Nên nhập viện vài ngày trước khi vỡ nước ối. Khi đó, mẹ bầu sẽ được các bác sỹ và nữ hộ sinh theo dõi cẩn thận, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho quá trình “vượt cạn”, bảo vệ tối ưu sức khỏe của mẹ và bé.

nhập viện vài ngày trước khi vỡ nước ối. Khi đó, mẹ bầu sẽ được các bác sỹ và nữ hộ sinh theo dõi cẩn thận, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho quá trình “vượt cạn”, bảo vệ tối ưu sức khỏe của mẹ và bé

Làm quen với cơn đau chuyển dạ

Mẹ nên biết rằng tất cả cơn chuyển dạ đều gây đau đớn, tùy thuộc vào cơ địa mỗi thai phụ mà mức độ đau hay các cơn co thắt diễn ra khác nhau.

Lúc này, mẹ bầu không nên quá lo lắng, hoảng sợ, mà hãy tự xây dựng cho mình lòng tin, chuẩn bị tinh thần đối mặt với các cơn co thắt cường độ ngày một mạnh, hiểu được khả năng chịu đựng của bản thân và học cách làm giảm đau.

Các mẹ có biết, cơn đau chính là một phần rất tích cực của sự chuyển dạ, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì thời điểm chào đời của con càng đến gần hơn.

Kiểm soát hơi thở, thả lỏng cơ thể

Kiểm soát hơi thở thả lỏng cơ thể

Thả lỏng cơ thể và tập trung thở sẽ giúp thai phụ giảm bớt lo âu và đau đớn.

Mẹ bầu nên biết kiểm soát hơi thở của mình, có hai cách các mẹ có thể áp dụng đó là thở chầm chậm và thở nhẹ nhàng. Trong các giai đoạn đầu tiên của cơn co thắt mẹ hãy hít vào từ từ qua mũi và thở ra nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng. Đến khi cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn, người mẹ bắt đầu áp dụng cách thở nhẹ và ngắn.

Lưu ý: Khi hít thở, tránh dùng phần bụng dưới – nơi các cơn co thắt đang diễn ra, chỉ dùng phần trên của cơ thể, phần ngực.

Tư thế khi chuyển dạ

Các bạn có biết những tư thế phù hợp sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn đấy. Trước khi lên bàn sinh, khi chuyển dạ mẹ có thể:

  • Đi qua lại hay đứng dựa vào tường và lắc nhẹ ở vùng chậu để sức nặng của bé trong bụng dồn về trước, giúp giảm lực đè lên xương sống, tăng hiệu quả các cơn co thắt.
  • Có thể ngồi trên ghế và hơi ngả người ra trước, hai chân dang rộng ra.
  • Giữ lưng thẳng, 2 chân dang rộng, lắc vùng xương chậu.
  • Nếu đi, đứng hay ngồi mà thấy mỏi mẹ bầu có thể nằm hơi nghiêng, xuôi 2 tay thả lỏng, kê thêm gối ở đầu và phần đùi trên, 2 chân dang ra, thư giãn và tập trung luyện tập hít thở, kiểm soát hơi thở.

Tư thế khi chuyển dạ

Phát huy trí tưởng tượng và nghe nhạc

Có thể mẹ bầu chưa biết, việc tưởng tượng ra những hình ảnh tươi đẹp trong đầu sẽ giúp mẹ bầu giảm đau và giảm sợ hãi. Khi bắt đầu những cơn co thắt, hãy cố gắng tưởng tượng đến những hình ảnh yêu thích giúp bạn dễ chịu, những kỷ niệm đẹp, vui vẻ,…. Thực tế có nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy rất dễ chịu khi áp dụng cách này để giảm đau. Nghe nhạc, những bản nhạc du dương trầm bổng cũng là cách rất hiệu quả để giảm đau khi “vượt cạn”, giúp bạn tăng sức chịu đựng để chống lại các cơn co thắt mạnh hơn.

Can thiệp y khoa

Trường hợp các cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng hoặc thai phụ quá lo lắng, sợ hãi không còn đủ sức “vượt cạn”, có thể cân nhắc đến các phương pháp can thiệp y khoa như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc gây tê,…Cụ thể khi sử dụng các loại thuốc an thần với liều lượng ít có thể giúp thai phụ giảm lo âu, làm dịu các cơn đau, nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt đồng thời kiềm chế các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói hay tăng huyết áp. Tuy nhiên tác dụng phụ thuốc an thần là gây cảm giác buồn ngủ nên trước khi quyết định sử dụng thuốc mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn cặn kẽ.

Trên đây là những chia sẻ của Care With Love về câu hỏi Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên làm gì? Hi vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích và cần thiết nhất. Chúc tất cả các mẹ bầu sẽ trải qua quá trình sinh nở một cách thuận lợi nhất. Đừng quên đồng hành cùng Care With love để có thêm những thông tin thú vị hơn nhé.

Xem thêm tại đây:

5 dấu hiệu chuyển dạ thông báo thời gian sinh nở cho mẹ bầu
Khám phá biểu đồ từ mang thai đến ngày sinh nở dành cho các chị em


Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho Mẹ và Bé ngay tại nhà

Chăm sóc sau sinh toàn diện không chỉ giúp mẹ phục hồi cơ thể, tái tạo năng lượng mà còn giảm cân lấy lại vóc dáng cực nhanh chóng với 31 liệu pháp chăm sóc toàn thân: Phục hồi cơ thể xông thảo dược body, xông thảo dược vùng kín, Massage body, ấn huyệt – xoa bóp, Tẩy thâm vùng kín…..Gội đầu hà thủ ô, kết hợp massage dưỡng sinh……

Đặc biệt hơn nữa là liệu trình Đắp Nạ Ngực, massage chuyên sâu kích sữa, giúp tăng tiết sữa cho mẹ. Bé luôn có nguồn sữa dồi dào tránh và tình trạng tắc tia sữa.

Liệu trình massage tắm bé 60 phút với 11 liệu pháp từ massage, tắm bé đến vệ sinh mắt mũi miệng, dây rốn. Hơ lá trầu… chuẩn Y tế – An Toàn – Khỏe Mạnh. Không chỉ vậy, ba mẹ còn được hướng dẫn cách tắm và chăm sóc bé. Cách dạy con theo phương pháp E.A.S.Y rèn luyện bé ăn, ngủ, chơi, đúng giờ giấc – Nuôi con thơ mà nhàn tênh.

Thời điểm nào tốt nhất để sử dụng gói này?
Thời gian tốt nhất là ngay khi ra viện, angels sẽ chăm sóc mẹ ngay tại nhà. Riêng các mẹ sinh mổ hãy chờ đến 10 ngày sau cho vết mổ lành mới làm được nhé các mẹ.

Tại sao bạn nên chọn Care With Love
– Spa mẹ và bé hàng đầu ở TP. HCM với 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
– 100% Angels – Nữ hộ sinh, điều dưỡng có chuyên môn, được đào tạo về chăm sóc cho mẹ và bé
– Tiên phong và đi đầu trong việc cải tiến liệu trình phục hồi
– Nguyên vật liệu tự nhiên an toàn 100%
– Hỗ trợ khách hàng trọn đời

Hàng nghìn Khách hàng của Care With Love đã phục hồi sức khỏe sau khi sinh và lấy lại vóc dáng nhanh chóng! Còn bạn thì sao?
Hãy gọi ngay vào hotline: 028 7308 4488 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí mẹ nhé!