Tư thế ngồi của bà bầu như thế nào là tốt nhất?
Tư thế ngồi của bà bầu không đúng có thể khiến cho sống lưng bị oằn xuống vì phải đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Kết quả là kéo theo tình trạng bị chuột rút, tê giãn tĩnh mạch,… Đặc biệt, nó còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khiến thai nhi ngạt thở. Vậy bà bầu ngồi thế nào cho đúng, cùng tìm hiểu điều đó ngay trong bài viết sau đây.
Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – sẽ chia sẻ các tư thế ngồi đúng cho mẹ bầu tham khảo.
Tư thế ngồi của bà bầu gây nguy hiểm cho thai nhi
Dù là ngồi nghỉ ngơi thư giãn hay là làm việc thì các mẹ cũng không được giữ những tư thế như sau:
Nửa nằm nửa ngồi
Đây là tư thế thường gặp và có vẻ như mang lại sự thoải mái cho bà bầu khi ở trên giường. Song, theo chia sẻ của các chuyên gia thì ngồi ở tư thế như thế này sẽ gây áp lực rất lớn đến cột sống của mẹ bầu. Vậy nên, thường xuyên ngồi tư thế này lâu bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở lưng.
Tư thế nửa nằm nửa ngồi gây áp lực rất lớn cho cột sống
Ngồi không tựa lưng
Vốn dĩ khi mang thai bà bầu đã cảm thấy đau lưng, khó chịu. Cộng thêm việc ngồi tư thế này càng tạo áp lực lên lưng. Dù là ở nơi làm việc hay ở nhà, quán cà phê, quán ăn thì các mẹ cũng không nên chủ quan ngồi không tựa lưng. Cần phải đảm bảo chủ động để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa, từ đó giúp cho cột sống được thẳng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi ghế đẩu hay ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.
Ngồi gập người về phía trước
Gập người về phía trước cũng là một tư thế ngồi nguy hiểm cho thai nhi. Bởi nó tạo áp lực lên bụng, đồng thời cũng làm cho các mẹ bầu không thoải mái.
Trong giai đoạn phát triển của thai nhi, nếu ngồi gập người có thể gây ra áp lực, đè nén lên cơ thể mong manh của bé. Qua đó khiến lồng ngực để lại dấu tích vĩnh viễn ở trên cơ thể vốn còn non nớt của bé.
Ngồi bắt chéo chân
Rất nhiều bà bầu chốn công sở thường có thói quen ngồi bắt chéo chân. Nếu bạn cũng đang mắc sai lầm này thì cần phải loại bỏ ngay.
Bắt chéo chân là tư thế cần bỏ ngay khi mang bầu
Bởi bắt chéo chân sẽ làm cho máu dồn về phía chân nhiều hơn. Dáng ngồi này sẽ làm tăng tình trạng phù chân vốn đã rất phổ biến ở các chị em phụ nữ mang thai. Vậy nên, từ bỏ nó càng sớm càng tốt bạn nhé.
Ngồi buông thõng vai
Vừa chịu áp lực của trọng lượng cơ thể, vừa chịu áp lực của thai nhi, nếu ngồi trong tư thế buông thõng vai sẽ khiến cho cột sống của mẹ bầu phải làm việc quá tải. Chỉ riêng sai lầm này thôi cũng đủ làm bạn bị đau lưng nhiều hơn rồi đấy nhé.
>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc bà bầu chuẩn Mỹ
Ngồi xổm
Sự phát triển của thai nhi càng lớn, bụng dưới của cơ thể và cột sống sẽ càng chịu áp lực nhiều hơn. Cộng thêm hành động ngồi xổm làm các cơ bị kéo căng ra, khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhói.
Ngoài ra, ngồi xổm cũng làm cho mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông được. Kết quả làm suy giãn tĩnh mạch, phù nề. Thậm chí, có nhiều trường hợp bị mất trọng tâm và ngã gây nguy hiểm khá nhiều.
Ngồi khoanh chân
Cũng như ngồi vắt chéo chân, ngồi khoanh chân cũng là một trong các tư thế ngồi của bà bầu khiến phần chi dưới của mẹ bị chèn ép, kết quả dẫn đến lưu lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh đùi và dẫn đến phù nề.
Ngồi khoanh chân khiến máu không thể lưu thông, thai nhi lớn lại càng nguy hiểm
Thậm chí, một số mẹ bầu ngồi khoanh chân còn gây rất nhiều mối nguy hiểm cho thai nhi khi đã lớn hơn trong bụng mẹ.
Ngồi nửa mông
Bà bầu tuyệt đối phải tránh xa tư thế ngồi nửa mông. Bởi khi ngồi nửa mông dù trên ghế hay trên giường đều sẽ gây áp lực cho cột sống. Giữ tư thế này lâu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhói lưng.
Các tư thế ngồi đúng cho bà bầu
Có rất nhiều tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu. Theo đó bạn nên và không nên áp dụng những điều sau:
Những điều nên làm:
– Ngồi thẳng lưng, vai và hông nép sát với thành ghế. Tay để trên đùi hay tay cầm của ghế.
– Điều chỉnh độ cao của ghế sao cho phù hợp. Không để ghế cao quá mức khiến chân không thể chạm đất. Hoặc thấp quá mức làm lưng bị cong. Phần đầu gối phải cao hơn hông một ít.
– Không nên ngồi lâu ở một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là kiểu ngồi xổm hay ngồi quỳ.
– Nên chuẩn bị một chiếc gối tựa nhỏ để sau eo nhằm hạn chế hiện tượng đau lưng.
– Khi ngồi, nên đặt mông xuống phía ngoài của ghế rồi mới đẩy mông vào phía trong ghế.
– Đối với bà bầu làm công việc văn phòng, cần thay đổi khỏi tư thế ngồi cách khoảng 1 giờ và đi lại để máu lưu thông đều, tránh bị bệnh trĩ.
Bà bầu làm việc văn phòng cần thường xuyên thay đổi tư thế
Những điều không nên làm:
– Ngồi không có tựa lưng: Điều này sẽ khiến các bầu bị đau lưng. Tốt nhất, khi ngồi phải được hỗ trợ bằng vật tựa và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp nhé.
– Ngồi ngửa người: Một số bà bầu lại thích ngửa người ra khi ngồi, bụng cao và vai buông thõng. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không vì khiến phần lưng dưới bị căng thẳng và rất dễ gây đau lưng.
– Ngồi bắt chéo chân hay gập gối: Tư thế này sẽ hạn chế sự lưu thông máu, khiến máu dồn về chân nhiều hơn dẫn đến hiện tượng phù chân càng nặng hơn.
– Ngồi nửa mông: Gây áp lực nhiều hơn lên cột sống, đau nhức ở lưng.
– Ngồi gập người về phía trước: Đây cũng là tư thế gây tạo áp lực lên bụng, khiến mẹ bầu không thoải mái mà lại nguy hiểm cho thai nhi.
Tư thế đứng, nằm, đi lại chuẩn cho bà bầu
Lưu ý bà bầu ngồi thế nào cho đúng không là chưa đủ, bạn còn phải lưu ý đến tư thế đứng, nằm, đi lại sao cho chuẩn.
Bà bầu khi đứng phải để hai chân mở cho trọng tâm rơi gần tâm bàn chân
Tư thế đứng
- Đứng hai chân thẳng, hai bàn chân hơi mở để phần trọng tâm rơi gần tâm bàn chân.
- Tránh đứng ở một vị trí quá lâu mà cứ cách vài phút đổi tư thế một lần.
- Thay đổi trọng tâm rơi vào chân trước và chân sau linh hoạt, giảm mức độ mệt mỏi.
- Ở tư thế đứng, mẹ có thể tập thể dục cho bàn chân bằng cách bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra. Mỗi lần thực hiện khoảng 8 nhịp.
Tư thế nằm
- Trong 3 tháng đầu các mẹ có thể nằm ngửa. Gác chân lên gối ôm, toàn thân thả lỏng.
- Ở 3 tháng cuối không được nằm ngửa vì dễ khiến tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, làm lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi giảm.
- Ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi hãy nằm nghiêng để giảm bớt mệt mỏi, giảm căng cơ và tránh bụng lớn đè lên mạch máu.
Từ tam cá nguyệt thứ 2 bà bầu nên nằm nghiêng để bớt mỏi
Tư thế đi lại
- Khi di chuyển bà bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước.
- Cố gắng bước chậm rãi, chắc chắn, từ từ, cân bằng cơ thể.
- Không đi bằng mũi chân, không bước nhanh vì trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều sẽ gây ngã.
Trên đây là những tư thế ngồi của bà bầu nên và không nên áp dụng. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn biết các tư thế đứng, nằm, đi lại an toàn khi mang thai. Hãy áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho bé nhé.
Tập Yoga Bầu cùng Care With Love – Để mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh và Hạnh Phúc
Tại sao các mẹ bầu lại tập Yoga bầu?
Lợi ích tuyệt vời của Yoga bầu: Cơ bắp dẻo dai, di chuyển nhẹ nhàng các khớp cơ được vận động. Nâng cao sự nâng đỡ của lưng, vai, cột sống.
Yoga còn có những động tác nhẹ nhàng giúp xương chậu giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng, đau hông. Đặc biệt giúp mẹ bầu có thể lực tốt làm quen trước kỳ sinh khó khăn. Sẽ cải thiện lưu thông oxy qua nhau thai nhờ luyện tập yoga bầu.
Đặc biệt các mẹ sẽ làm quen với những mẹ bầu và những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mẹ và bé, chia sẻ kinh nghiệm kiến thức khi mang thai và sinh con. Tham gia các lớp tiền sản hàng tháng tổ chức bởi các bệnh viện đầu ngành.
Cơ sở vật chất hiện đại. Đầy đủ dụng cụ luyện tập Nệm, Thảm, Banh, Lốc để các mẹ có thể tập luyện thuận tiện nhất.
Lớp chiêu sinh học viên hàng tháng, số lượng học viên giới hạn.
Địa chỉ học:
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh
Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để được tư vấn nhanh nhất mẹ nhé!