Truyện thai giáo tháng thứ 8 – 6+ truyện kể thai nhi thông minh
Truyện thai giáo tháng thứ 8 giúp kích thích trí não bé phát triển, tăng cường khả năng ngôn ngữ và độ nhạy của trẻ với thế giới xung quanh.
Lợi ích của nghe kể truyện thai giáo tháng thứ 8
Truyện thai giáo là một hình thức thai giáo bằng âm thanh cho bé giúp bé làm quen với ngôn ngữ, giúp tâm hồn mẹ được thoải mái và truyền năng lượng tích cực đến bé.
Mẹ có thể bắt đầu nghe truyện thai giáo cho bé từ tháng thứ 5 của thai kỳ hoặc sớm hơn để bé nhạy bén với âm thanh xung quanh hơn, đồng thời để mẹ hiểu được những bài học sâu xa bên trong từng câu chuyện. Thông qua đó chỉnh sửa tính cách của mình để hiền hòa hơn, sống tốt hơn từ đó hình thành cho bé một lối sống tích cực hơn ngay từ trong bụng mẹ.
Dưới đây là những câu chuyện kể cho thai nhi nghe mà Vi đã tổng hợp. Bản thân là một bà mẹ 4 con và đã áp dụng phương pháp này cho 4 bé nhà mình, Vi hiểu rõ những khó khăn mà bà mẹ hiện đại ngày nay khó áp dụng phương pháp này vì bận rộn việc công ty và việc nhà. Vì thế bằng các video Truyện thai giáo cho bé tháng thứ 8 mà Vi đã chuẩn bị, các chị em có thể dễ dàng cho bé nghe trong lúc tranh thủ làm việc nhà, việc công ty hoặc những lúc mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, cần thư giãn.
Truyện thai giáo cho bé thông minh từ trong bụng mẹ
Kể chuyện thai giáo cho thai nhi
Top 12 truyện thai giáo phát triển trí thông minh cho bé
Truyện thai giáo phát triển trí não cho bé
Các mẹ bầu cùng lắng nghe nhé!
Truyện thai giáo tháng thứ 8 – câu chuyện thứ nhất
Câu chuyện Nàng Hoa Hồng thông minh
Rất lâu rồi, có một người chất phác, chân thật tới mức đáng thương. Ông có một cô con gái rất thông minh tên là Hoa Hồng. Nghe nói Hoa Hồng rất giống người mẹ quá cố của cô. Những người làm quen với Hoa Hồng thì chẳng ai chiếm được tình cảm của cô cả. Cô vừa xinh đẹp, vừa có trí thông minh lại yêu quý cha cô. Bất kể chàng trai nào đều không thể chia cắt tình cảm giữa cô và cha cô.
Người cha thật thà của cô lại luôn luôn ưu phiền. Ông không tìm được việc làm vì dù làm bất cứ điều gì ông đều thấy không thích hợp khiến cho mọi người luôn lấy ông làm trò cười đùa thỏa thích.
Một hôm, hai cha con nhà Hoa Hồng đã lâm vào cảnh nghèo túng tột độ, trong nhà chẳng còn xu nào, cũng không còn gì để ăn nữa. Hoa Hồng nói với cha cô:
– Cha ơi, con nghĩ cha nên tìm gặp Quốc vương, xin ngài cho một việc làm.
– Quốc vương? – Cha cô nghe thế vô cùng kinh ngạc.
Cô liền nói:
– Quốc vương là người chủ của đất nước chúng ta. Chủ nhân thì đâu thể nào để những đứa con của mình chết đói.
– Mà cho dù có gặp được Quốc vương, cha biết nói năng gì?
– Cha cứ theo lời của con mà làm – Hoa Hồng nói với cha – Cha hãy tâu rằng: Bẩm bệ hạ! Tôi là một người rất thật thà. Tôi rất nghèo, trong nhà đến hạt cơm cũng chẳng có mà ăn. Xin bệ hạ cho tôi một công việc, tôi sẽ tận lực để bệ hạ mãn ý.
– Nhưng cha làm thế nào để đi qua cửa lớn của hai cung. Những vệ binh có thể hạch sách cha: Ông là ai, tới làm gì? Cha làm sao mà trả lời được? – người cha nói.
– Cha cứ lớn tiếng trả lời họ: Đi gặp Quốc vương – Hoa Hồng nói – Những người vệ binh đó đâu biết gì về cha.
Cha của Hoa Hồng không nói gì nữa. Ông biết rằng có viện cớ gì nữa cũng chẳng thắng được Hoa Hồng. Thế là ông chọn mặc bộ quần áo tươm tất nhất mà mình có và đi về phía hoàng cung.
Khi ông ta đi tới cửa lớn của hoàng cung, vệ sĩ ở đó hỏi ông ta:
– Ông là ai?
– Là tôi chứ ai. – Ông già chân thật cố bạo dạn trả lời.
– Tới để làm gì? – Vệ sĩ hỏi.
– Tới để gặp Quốc vương – Cha Hoa Hồng trả lời, trong lòng đã cảm thấy hơi run sợ.
– Được rồi, mời vào – Vệ sĩ lễ phép đưa ông ta vào.
Nguyên là do hôm ấy, Quốc vương hạ lệnh tiếp bất kỳ người dân nào muốn gặp Quốc vương. Thế là cha của Hoa Hồng đã được gặp Quốc vương. Ông ta theo lời dặn của Hoa Hồng mà tâu với Quốc vương. Quốc vương nghe lời trình bày mạch lạc của ông ta, liền vui mừng nói:
– Đã rất lâu rồi, ta mới nghe được lời thỉnh cầu chân thật nhất. Tới mấy vị đại thần của ta cũng chẳng nói được như thế. Hãy nói cho ta biết, ai là người dạy ngươi. Xem ra người với dáng vẻ thật thà như thế này nhất định không thể nói ra được những lời hay như thế.
– Bẩm bệ hạ, đó là những lời con gái Hoa Hồng đã dạy cho tôi, nó là một đứa con gái rất thông minh. Cha của Hoa Hồng vừa nói ra những lời như vậy, Quốc vương nghe xong liền cười ồ lên ha hả. Sau đó gật đầu, cho thị thần đứng ở phía sau ông ta. Thị thần bước lại thì Quốc vương dặn dò mấy câu sát bên tai. Nói xong, Quốc vương lại cười lớn hết sức thoải mái, mọi đại thần cũng cười theo Quốc vương tuy bọn họ chẳng hiểu vì sao Quốc vương lại cười. Cha của Hoa Hồng đứng đấy cảm thấy rất bối rối nên định đi ra. Quốc vương liền dùng lời ngăn cha của Hoa Hồng lại:
– Con gái của ngươi thật thông minh, ta quả là muốn gặp cô ta. Có điều ta muốn thử cô ta một chút xem thông minh đến mức nào.
Một người hầu từ trong cung bưng ra một làn trứng gà.
– Ngươi xem, trong này có 36 quả trứng – Quốc vương chỉ số trứng ở trong làn rồi nói – Nếu con gái ngươi có thể dùng số trứng này ấp ra thành 36 gà con thì lập tức ta cho ngươi một công việc tốt nhất. Đồng thời tặng cho con gái ngươi một lễ vật quý nhất.
Cha của Hoa Hồng nhận trứng gà từ tay người hầu, cúi chào Quốc vương rồi rời khỏi hoàng cung, mừng rỡ trở về nhà.
– Cha! – Hoa Hồng thấy cha trở về, vội hỏi – Có tin mừng gì không?
– Có, đương nhiên là có – Cha cô vui vẻ trả lời – Nhưng Quốc vương nói muốn kiểm tra xem con thông minh đến mức nào. Ông ta bảo cha mang về 36 quả trứng gà, chỉ cần con đem trứng ấp nở thành 36 con gà con thì con làm Hoàng hậu, cha làm Quốc trượng cũng chẳng có vấn đề gì.
Hoa Hồng đón lấy làn, sờ sờ qua những quả trứng trong chiếc làn, phát hiện những quả trứng đã luộc chín, bèn đặt chiếc làn xuống nói luôn:
– Hoàng hậu thì con mãi mãi chẳng có thể làm được đâu, do chẳng ai có thể lấy trứng đã luộc ấp nở thành gà con được.
– Trứng gà luộc – cha của Hoa Hồng nghe xong kinh ngạc hỏi – Trứng gà đã luộc chín à.
– Vâng, lại còn luộc rất kỹ – Hoa Hồng nói – Đáng thương cho người cha thật thà của tôi, cha đã bị Quốc vương đem ra làm trò đùa mất rồi. Nhưng cha đừng có bực bội làm gì, mọi thứ cứ để đấy cho con. Cha đi nghỉ đi, không cần nghĩ gì đến số trứng gà này. Sáng mai con sẽ nói với cha nên làm gì.
Cha của Hoa Hồng buồn bã đi ngủ, nhưng Hoa Hồng lại rất bận rộn. Cô luộc một nồi hạt đậu to ở trên bếp lò. Luộc kỹ xong thì rảy cho khô nước. Sáng hôm sau, cô giao thúng hạt đậu cho cha và dặn dò:
– Đây là những hạt đậu đã được luộc chín tất cả. Hôm nay, cha hãy mang đến con đường mà Quốc vương đi qua khi đi săn. Cha nhìn thấy Quốc vương thì nắm lấy hạt đậu rải lên mặt cát rồi hét to lên: Những hạt đậu như thế này nhất định sẽ được bội thu.
– Nhưng Hoa Hồng, hạt đậu luộc chín thì đâu có thể thu hoạch – Cha cô lạ lùng hỏi.
– Trứng gà luộc mà quốc vương còn muốn ấp ra được gà con thì hạt đậu luộc cũng có thể thu hoạch – Hoa Hồng trả lời – Người nghèo chúng ta nên có óc khôi hài, cha cừ làm theo lời con đi nhé. Không tin cha cứ chờ kết quả mà xem.
Cha của Hoa Hồng chỉ còn cách nghe theo lời của con. Đến bên vệ đường thì thấy Quốc vương liền xuất hiện. Ông ta vãi hạt đậu, vừa theo lời dặn của con gái kêu to lên.
– Người kia vừa kêu gì vậy – Quốc vương quả nhiên hỏi thị thần ở bên mình.
– Người đó bảo hạt đậu giống tốt, sang năm nhất định sẽ bội thu. – Thị thần nói.
– Ngươi đi hỏi xem đó là giống đậu gì? Vì sao lại tốt như thế – Quốc vương ra lệnh cho thị thần.
Thế là cha của Hoa Hồng bị gọi đến trước mặt của Quốc vương.
– Bệ hạ tôn kính – Ông ta nói – Đậu giống của tôi rất tốt là do đều đã được luộc chín cả rồi.
Quốc vương nghe vậy thì cười một trận rất dài.
– Ông cho rằng hạt đậu giống luộc chín thì có thể thu hoạch được phải không – Quốc vương hỏi.
– Con gái Hoa Hồng của tôi nói điều đó có thể cũng giống như bệ hạ muốn nó đem trứng gà luộc để ấp thành con đó mà. – Ông già chân thật hết sức cung kính nói.
– Hay! Trẫm nhất định cần gặp cô gái tinh anh, láu lỉnh đó. Cô ta còn cao tay hơn trẫm một bước. Bảo cô ta hôm nay đến gặp trẫm – Quốc vương ra lệnh.
Thế là Hoa Hồng ăn mặc quần áo rất bình dân, đi đến hoàng cung.
– Hoa Hồng, nàng đã nghĩ tới việc kết hôn chưa? – Sau khi gặp, Quốc vương hỏi Hoa Hồng.
– Chưa ạ – Hoa Hồng trả lời – Đã có rất nhiều cầu hôn tôi, nhưng tôi phải trông nom cha tôi. Cha tôi là một người rất thật thà, nếu như không trông nom ông thì bất cứ ai cũng có thể lấy ông ra làm trò đùa.
Quốc vương nghe xong cảm thấy có chút ngượng ngùng. Cô gái con nhà nghèo này đã dạy cho ông một bài học mà ông ta chưa bao giờ được học qua.
– Hoa Hồng, trẫm tuy là Quốc vương nhưng còn rất nhiều điều cần phải học. Nàng hiểu như vậy thì hãy lưu lại đây dạy cho trẫm được không.
Hoa Hồng nói với Quốc vương rất nghiêm túc:
– Thưa Quốc vương, thần dân thì không thể dạy Quốc vương, nhưng vợ thì có thể bày kế cho chồng.
Quốc vương nói:
– Hoa Hồng, ta cưới nàng được không, ta sẽ nghe theo mọi ý kiến của nàng.
Thế là Hoa Hồng trở thành hoàng hậu, cha của nàng theo nàng vào hoàng cung.
Một thời gian rất dài, Quốc Vương hết sức vui vẻ. Ông ta tôn trọng các ý kiến của Hoa Hồng, mà Hoa Hồng cũng chỉ nói cách nhìn nhận của nàng mỗi khi Quốc Vương hỏi han nàng mà thôi. Đâu ngờ có một ngày, có lẽ bởi quá bận việc, trong lòng rối bời, nên Quốc Vương bỗng nổi nóng một cách vô cớ đối với người vợ thông minh của mình.
– Nàng đã làm phiền ta! – Quốc Vương thô bạo quát Hoa Hồng – Hãy cút về cái lều có nhà nàng đi! Đi luộc hạt đậu mà cho thu hoạch Quốc Vương tôn kính!
– Tôi tuyệt đối không hề trái với ý chí của Quốc Vương. Ngày mai tôi sẽ đi! Hoa Hồng thong thả điềm nhiên trả lời.
– Mang theo những gì nàng muốn. Kim cương, châu báu, vàng bạc,… muốn gì thì nàng lấy thứ đó. – Quốc Vương nói.
– Không, những thứ đó tôi không cần bất cứ thứ gì. Hoa Hồng rưng rưng nước mắt nhìn Quốc Vương – Tôi chỉ mang theo một thứ có thể làm tôi nhớ lại thời gian chúng ta sống vui vẻ bên nhau. Thứ đó là thứ quý giá nhất trong tất cả mọi thứ mà Quốc Vương cho tôi. Thế thì nàng tự chọn lấy! Quốc Vương nói xong bèn đi khỏi đây ngay.
Đêm ấy, Hoa Hồng sai một người hầu cho thuốc ngủ vào trong rượu của Quốc Vương. Sau khi Quốc Vương uống rượu ngủ say tới mức có tiếng sấm sét cũng không tỉnh thì Hoa Hồng chở Quốc Vương về lều cỏ – căn nhà xưa của nàng. Nàng bảo mọi người khác đi khỏi đó, thay bộ quần áo của Hoàng hậu bằng bộ quần áo cũ ngày trước, ngồi yên lặng ở bên giường để trông nom chồng. Đêm đó, Quốc Vương ngủ rất ngon. Nhưng khi tia nắng sớm mai đầu tiên lọt vào gian lều cỏ đơn sơ, chật hẹp thi Quốc Vương đã tỉnh dậy. Ông ta mở mắt nhìn quanh , cảm thấy rất lạ. Đây là đâu vậy ? Quốc Vương ngơ ngác hỏi.
– Chàng ở trong lều có của cha tôi. – Hoa Hồng trả lời rất dịu dàng. Quốc Vương ngồi dậy, ông ta nhìn những thứ đồ đạc Sơ sài ở xung quanh , sau đó lại nhìn Hoa Hồng. Ông ta nhận ra Hoa Hồng trong bộ quần áo vải thô sao lại đẹp đẽ ngọt ngào đến thế. Tóc nàng buông xoã trên hai bờ vai…
– Ta làm sao lại tới được đây? Quốc Vương hỏi.
– Em ôm chàng, mang chàng tới đây. – Người vợ yêu của Quốc Vương trả lời nhẹ nhàng vậy rồi nói thêm:
– Quốc Vương cho phép tôi mang theo những thứ gì yêu quý nhất khi rời khỏi hoàng cung. Thế là tôi,… tôi mang chàng đi.
– Hoa Hồng – Quốc Vương cảm động tới rơi nước mắt, kêu lên – Ta thật không biết vì sao lại ngu ngốc đến mức định rời xa nàng. Xin mời nàng trở lại hoàng cung, chúng ta cùng sống được không? Hoa Hồng tha thứ cho sự ngu ngốc và vô lễ của ta nhé! Hoa Hồng đồng ý. Nàng và Quốc Vương trở về hoàng cung. Từ đó họ mãi mãi sống những ngày vui vẻ bên nhau.
Chuyện thai giáo tháng thứ 8 – Câu chuyện thứ 2
Cậu bé nằm trong quả đào
Rất lâu, lâu lắm rồi, ở ngọn núi nọ có một đôi vợ chồng sống bằng nghề kiếm củi. Do chẳng có con cái gì, họ đều cảm thấy cô quạnh lắm. Một hôm, hai vợ chồng vào núi chặt củi. Họ tới một nơi chưa từng có ai tới thì nhìn thấy một cây đào. Kỳ lạ là cây đào lớn như vậy mà chỉ có một quả vừa to, vừa tươi, ở mãi ngọn cây. Người vợ nói với người chồng:
– Ông lên hái quả đào xuống đi!
– Cao quá! ở mãi ngọn cây thì làm sao mà hái nổi!
– Thế thì ông chặt đổ cây xuống!
Người chồng gật đầu, lấy rìu vừa định chặt thì bỗng nhiên nghe thấy có tiếng nói khe khẽ truyền từ quả đào trên ngọn cây:
– Đừng chặt! Đừng chặt! Tôi tự mình sẽ xuống, mau đỡ tôi!
Cả hai vợ chồng cảm thấy lạ lắm, song người lấy khăn chít đầu, người lấy khăn quàng cổ ra hứng. Chỉ nghe “bộp” một tiếng, quả đào trên cây đã rơi xuống. Trong lòng hai vợ chồng đó dậy lên niềm mong: “Nếu có một đứa con trai ở trong quả đào thì quý quá!”.
Khi đó, từ trong quả đào vàng ra lời nói khe khẽ: Mau bổ ra! Mau bổ ra! Để cho tôi nhảy ra?
Người vợ dùng rìu cẩn thận bỏ qua đào ra. Vừa nhìn thì đúng như ước nguyện của hai vợ chồng họ, bên trong quả đào có một đứa bé trai nằm. Tuy nó chỉ nhỏ như hạt đào vậy, nhưng đôi vợ chồng đó vui mừng khôn xiết. Người vợ vội bồng đứa trẻ trong lòng bàn tay. Người chồng buộc chặt bó củi rồi gánh lên vai. Họ cùng nhau vui vẻ về nhà.
Bởi cậu bé bé nhỏ, sinh ra từ quả đào, hai vợ chồng đặt tên cho nó là “Bé Đào”. Họ quý Bé Đào như châu báu vậy, ngày nào cũng bớt phần sữa cừu của mình, nuôi bé, khiến bé lớn lên rất nhanh, rồi trở thành một chàng trai anh tuấn.
Một hôm, bé Đào nói với cha mẹ:
– Cha mẹ ạ! Nghe nói trên đảo Phù thuỷ đầu to có rất nhiều châu báu, con muốn đi lấy về để phụng dưỡng cha mẹ nay đã già yếu!
Người mẹ ngăn lại, nói:
– Không! Không thể đi! Tên phù thuỷ to đầu ấy ghê gớm lắm!
Người cha cương quyết nói:
– Chúng ta chẳng cần châu báu. Không cho con đi tới hiểm! Còn Bé Đào thì cứ nằng nặc đòi đi, cha mẹ chẳng ngăn nổi, đành phải đáp ứng. Họ chuẩn bị cho Bé Đào rất nhiều bánh khô, dặn dò đủ điều, lại tiễn rất xa mới chịu chia tay. Bé Đào đi được một đoạn, bị một con khỉ ngăn đường, hỏi:
– Anh bạn đi đâu vậy?
– Tới đảo Phù thuỷ to đầu.
– Nếu cho tôi cùng ăn bánh khô, tôi sẽ cùng đi với anh!
– Được thôi!
Bé Đào có Khỉ làm bạn, đi càng nhanh. Khi đói, họ ăn bánh còn khát thì cùng uống nước suối. Đi được một quãng, họ lại gặp một con Gà hoang. Gà hỏi:
– Các anh đi đâu vậy?
– Tới đảo Phù thuỷ to đầu.
– Nếu như cho tôi cùng ăn bánh, tôi sẽ cùng đi với các anh.
– Được thôi!
Như thế, Bé Đào lại càng đông thêm bạn bè. Trên đường đi, họ cười nói vui vẻ lắm! Sau đó , họ cũng gặp một con Chó, một con Cua Chúng cũng yêu cầu và Bé Đào cũng đồng ý cho họ cùng ăn bánh khô và cùng đi.
Tới đảo Phù thuỷ to đầu, chúng phân công: Gà bay lên không trung, Khỉ trèo lên cây, Chó tuần tiễu trên mặt đất, Cua nấp ở dưới nước, ai nấy bám sát theo Phù thuỷ to đầu mà hành động. Còn Bé Đào thì sao? Chàng ta cầm dao đi tìm Phù thuỷ to đầu. Tìm khắp nơi, cuối cùng, nghe thấy tiếng ngáy như sấm vang ra từ một hang động, thì ra Phù thủy to đầu đang ngủ say. Bé Đào liền vung dao đâm nó bị thương. Phù thuỷ to đầu cố nhảy ra khỏi hang động , định trốn lên không trung thì bị Gà hoang mổ cho mù mắt: định nhảy xuống cây to thì bị Khỉ xông vào móc mất quả tim, định nhảy xuống mặt đất thì bị Chó cắn rách đùi; định nhảy xuống nước thì bị Cua kẹp rách chân. Về sau, Bé Đào đuổi kịp, đâm một nhát nữa kết liễu đời Phù thuỷ đầu to. Bé Đào trở về hang động của Phù thuỷ đầu to, thu thập vàng bạc châu báu lại rồi bảo các bạn bè: Những thứ này chúng ta chia làm năm phần bằng nhau nhé! Khi nói:
Không! Tôi chỉ giúp anh thôi! Tôi không cần châu báu! Tôi cảm thấy hòn đảo này tuyệt lắm , cho tôi ở đây là được rồi! Gà hoang, Chó, Cua cũng ồn ã cả lên, nói:
– Tôi cũng vậy! Tôi cũng vậy! Tôi cũng vậy!
Bé Đào chào chia tay với các bạn, mang theo của cải, trở về nhà.
Truyện thai giáo tháng thứ 8 – câu chuyện thứ 3
Thần gió và thần mưa
Thần gió và thần mưa thuở xưa là láng giềng của nhau. Họ đều trú ngụ ở nơi giữa trời và đất. Một hôm, chẳng hiểu có chuyện vui vẻ gì mà họ cùng nhau uống rượu, hết chén anh tới chén tôi, tới mức say tuý luý. Câu chuyện giữa họ trở thành đối thoại của hai kẻ say rượu,
– Tôi là vị thần thần thông quảng đại nhất thế giới! – Thần gió nói: – Hỗ tôi trổ tài thì cát bay đá cuốn, cây đổ nhà tan, tới tàu thuyền trong sóng biển cũng bị lật nhào…
Thế thì thấm tháp gì? Với tôi mà nói, đó chỉ là chuyện tép riu! Thần mưa nói: – Tôi mà giận dữ thì nước sông nước hồ dâng lên lai láng, ruộng đồng thôn làng tất cả đều chìm dưới lũ lụt, biến thành biển nước mênh mang… – Cho dù như thế anh vẫn phải xem tôi là vị thần hàng đầu! – Thần gió hét to lên như thế.
– Đừng nằm mơ như vậy! – Anh nhầm rồi! Giỏi thì thử sức nhau chơi, khẳng định anh chỉ là bại tướng dưới tay tôi thôi!
Thần mưa cũng không cam chịu là kẻ yếu hơn. Như thế rồi lời qua tiếng lại, lời lẽ càng lúc càng cay độc, to tiếng với nhau hơn. Cuối cùng, hai thần xông vào nhau, ẩu đả kịch liệt. Chỉ nhìn thấy sấm chớp đùng đùng, gió thét mưa gào, sông hồ đều dậy lên sóng lớn…
Cuối cùng thì ai thắng? Thần mưa! Thần mưa không chỉ đánh ngã thần gió xuống đất, mà còn móc lấy mắt và tim của thần gió, đem cất vào một hang động chỉ có ông ta biết. Thần gió bị đánh bại nhưng không chết, bởi nghe nói là thần thì sống mãi mà. Tuy vậy, ông ta đau đớn khôn cùng bởi mắt không có khiến đi lại rất khó khăn; tim không có nên suốt ngày đầu óc hôn mê, toàn thân rã rời chẳng còn sức lực gì. Hôm đó thần gió nằm trên bãi cỏ đau đớn nghĩ ngợi: “Làm thế nào để trả mối thù này? Tự mình xem ra chẳng có hy vọng gì, mất đi tim, mắt thì làm sao mà giao đấu được với thần mưa nữa!”
Nghĩ ngợi hoài, bỗng thần gió nghe thấy một loạt tiếng Dê kêu. Ngẩng đầu lên ông ta đoán biết hai con Dê già dẫn một đàn Dê con tới đùa chơi bên con sông nhỏ. Thần gió buồn bã than thở: – Tới Dê mà cũng còn có kẻ nối dõi thì làm sao ta lại không có? Có con cái thì lẽ nào không báo được nỗi hận thù?
Thế là Thần gió lắc mình một cái, biến thành một chàng trai trẻ đẹp đẽ, tới một thôn làng kết hôn cùng một cô gái. Một năm sau, Vợ Thần gió quả là sinh được một cậu con trai. Con trai Thần gió dần dần trưởng thành, chỉ biết cha mình là một người cha hiền từ, chứ không biết đó là một vị thần tiên.
Một hôm, con trai Thần gió bơi ở sông, gặp con gái của Thần mưa. Hai người vừa gặp nhau lập tức đã đem lòng yêu mến nhau, và về hỏi ý kiến của cha mẹ về ý định chung sống với nhau. Thần gió nghe yêu cầu của con trai, nghĩ ngay tới cơ hội tốt để báo thù, nên mới kể cho con trai rõ về thân phận thật của mình. Ông ta nói:
– Con trai ! Con hãy mang ngay lễ vật đi cầu hôn con gái Thần mưa. Sau khi Thần mưa đồng ý thì con nhân đó xin mang trở về cho cha mắt và quả tim của cha. Cha đã chịu bao năm khổ ải, thật không sao chịu nổi tiếp nữa!
Con trai Thần gió, theo lời dặn của cha, quả là đã mang được về con mắt và quả tim của cha mình, Con trai của Thần gió và con gái của Thần mưa kết hôn với nhau sống rất hạnh phúc. Hôm đó, họ đang âu yếm bên nhau, bỗng nghe thấy vọng lại tiếng động mạnh tới mức trời long đất lở. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Hai người cha của họ lại ẩu đả với nhau.
– Cha! Đừng đánh nhau nữa ! – Con trai Thần gió thét lên. Nhưng Thần gió không nghe. Ông ta vừa đánh vừa hét lên:
– Ta nhất định phải báo thù, giết chết kẻ lòng lang dạ sói! Chính hắn đã móc mắt móc tim của ta, làm ta sầu khổ bao năm ròng. Lúc này ta quyết không tha hắn!
– Cha, đừng đánh nhau nữa! – Con gái Thần mưa thét lên.
Thần mưa cũng không chịu nghe theo. Ông ta vừa đánh vừa gầm thét:
– Trước mặt lũ mi, ta đã mang mắt và tim trả lại hắn ta, đáng ra hắn phải cảm ơn ta. Nhưng hắn là kẻ vong ân bội nghĩa nên quay mặt, không thèm để ý tới ta. Lần này ta quyết không tha cho hắn!
Thần gió và Thần mưa tuy phát cuồng lên như thế nhưng xét cho cùng lại là thân gia, nên lúc đánh nhau cũng có chút lưu tình vị nể. Bởi vậy, đánh rất lâu mà chẳng phân thắng bại. Mà sau khi đánh nhau một trận, họ đều im lặng trở về nhà mình. Nhưng qua được một thời gian, hễ gặp nhau họ lại đánh nhau. Nếu ngày nào gió dữ lại mưa to thì nhất định đó là Thần gió và Thần mưa đánh nhau kịch liệt. Nếu gió dịu, mưa nhỏ thì là khi Thần gió và Thằn mưa đánh nhau đã mệt, mỗi bên đã trở về nhà của mình. Còn khi chỉ có gió mà không có mưa, hoặc chỉ có mưa mà không có gió, thì là Thần gió, Thần mưa tự mình làm việc của họ, không gặp nhau.
Truyện thai giáo tháng thứ 8 – truyện số 4
Câu đố
Ngày xưa có một ông vua nọ đang phi ngựa trên đường, bất chợt nhìn thấy một người nông dân đang gieo hạt trên cánh đồng, ông dừng lại và nói:
– Cầu Chúa ban sức mạnh cho đôi cánh tay của bác!
– Cám ơn, ông thật tốt bụng. (Bác nông dân trả lời vì bác không biết đó là đức vua )
Nhà vua lại hỏi:
– Thế sau mỗi vụ mùa bác thu hoạch được nhiều không?
– Khoảng tám mươi rúp nếu như mùa màng tốt.
– Và bác làm gì với số tiền kiếm được?
– Tôi phải đóng hai mươi rúp cho các khoản thuế, hai mươi rúp để trả nợ, hai mươi rúp cho vay và hai mươi rúp ném qua cửa sổ,
– Thế bác hãy cho tôi biết bác phải trả nợ gì, bác phải cho ai vay tiền và tại sao bác lại ném hai mươi rúp qua cửa sổ?
– Nuôi dưỡng cha tôi, đó là trả nợ; nuôi nấng con trai tôi, đó là khoản cho vay và trông nom con gái tôi, đó là ném tiền qua cửa sổ.
– Thật tuyệt! Nhà vua ngợi khen và cho bác nông dân đây một túi bạc. Rồi Ngài tuyên bố Ngài là ai và ra lệnh cho bác nông dân không được nói chuyện này với bất kỳ ai nếu như không có sự hiện diện của Ngài. Cho dù người hỏi là ai thì người cũng không được nói!
Nhà vua quay trở về kinh cho gọi tất cả các vị quí tộc và tướng lĩnh trong cung đến rồi nói:
– Các ngươi hãy giải câu đố này. Bên đường cái, ta có gặp một người nông dân đang gieo hạt, ta có hỏi ông ta thu hoạch được bao nhiêu và làm gì với số tiền kiếm được, thì ông ta trả lời: nếu được vụ mùa tốt thì ông ta thu được tám mươi rúp, ông phải trả hai mươi rúp cho các khoản thuế, hai mươi rúp trả nợ, hai mươi rúp cho vay và hai mươi rúp ném qua cửa sổ. Vậy người nào giải được câu đố này sẽ được trọng thưởng hậu hĩnh và thăng chức. Tất cả các vị quí tộc và tướng lĩnh nát óc suy nghĩ nhưng không ai có thể tìm ra được câu trả lời.
Cuối cùng một vị quí tộc đến nhà bác nông dân đã nói chuyện với nhà vua, thưởng cho bác đầy tiền và bạc hỏi bác xem làm thế nào giải được câu đó. Bác nông dân thực sự muốn có chỗ tiền bạc đó, liền cầm lấy và nói với vị quí tộc nọ.
Ông ta lập tức quay trở lại kinh thành và trả lời câu đố của nhà vua. Nhà vua tức thì biết ngay rằng bác nông dân đã không giữ lời hứa bèn ra lệnh đưa bác vào cung. Khi được dẫn đến trước mặt vua, bác tự thú ngay rằng chính bác là người đã nói câu trả lời cho vị quí tộc nọ.
– Bây giờ thì chính người đã tự chuốc vạ cho mình. Và vì tội lỗi như vậy ta ra lệnh xử ngươi tội chết!
– Nhưng tâu bệ hạ, thần không phạm tội vì khi thần nói câu trả lời với vị quí tộc kia có sự hiện diện của Ngài. Nói rồi bác nông dân lấy từ trong túi ra một đồng rúp bạc có khắc hình đầu nhà vua trên đó và đưa cho nhà Vua xem.
– Người biện hộ giỏi đấy. Nhà vua thốt lên thán phục, thực sự ta đã hiện diện tại đó.
Rồi nhà vua ban thưởng cho bác vô số tiền bạc, châu báu và cho bác trở về nhà
Truyện thai giáo tháng thứ 8 – câu chuyện số 5
Chú hươu chuột và những con hổ
Kanchit, tên chú hươu chuột, con vật bé nhỏ nhất trong họ hàng nhà hươu, không lớn hơn một con thỏ là mấy. Chú là giống vật được yêu thích nhất của đất nước Inđônêsia, vì trông chú rất xinh xắn, duyên dáng, nhanh nhẹn, và có lẽ cuối cùng là vì chú rất thông minh.
Nhiều năm trước đây, ông vua Hổ của đảo Giava đòi một trong những hòn đảo Boócnêô phải nộp đồ cống và gửi thức ăn đến đảo Giava. Vua Hổ cử ba con trong lũ hổ tâm phúc nhất của mình sang đảo Boócnêô, gặp vua của hòn đảo này, ra lệnh gửi thức ăn sang cho vua đảo Giava. Khi đến đảo Boócnêô, ba con hổ rất mệt mỏi và nóng bức sau chuyến vượt biển khá dài. Đang nằm nghỉ dưới bóng mát của cây rừng nhiệt đới chúng chợt thấy một chú hươu nhỏ xíu. Đó là Kanchit. “Vua nhà người ở đâu – Chúng hỏi – bố ta có một thông điệp gì cho ngài đó”.
“Các đức ông đang mệt và nóng bức quá – Kanchit nói – Hãy để tôi chuyển thông điệp cho, và tôi sẽ mang về cho các đức ông lời phúc đáp”. Chú hươu rất tò mò và nóng lòng muốn biết trong thông điệp nói gì.
“Đức vua chúng ta, Vua Hổ hùng mạnh của đảo Giava, muốn vua của các người hàng tháng phải cống nạp thức ăn cho ngài, nhất là thịt sống – lũ hổ nói – nếu nhà vua của các người không ưng thuận, chúng ta sẽ gây một cuộc chiến tranh thật đẫm máu. Tất nhiên, chúng ta sẽ thắng, bởi vì chúng ta hết sức hùng mạnh”.
Lũ hổ trao cho Kanchit một sợi râu của Vua Hổ để chú mang về cho ông vua của mình, ý muốn khoe khoang sức mạnh. “Ngài đã lấy nó ra từ mặt mình”, lũ hổ nói vẻ kính cẩn khi trao sợi râu cho chú hươu nhỏ. Kanchit ngậm sợi râu trong miệng, lao vụt đi. Chú suy nghĩ, “Chúng cần thịt sống. Mình là thịt, tất cả bạn mình cũng là thịt. Nghĩa là tất cả chúng mình sẽ bị hổ ăn thịt. Mình phải nghĩ ra điều gì đó để khỏi bị làm mồi cho lũ hổ đảo Giava”. Nhưng làm gì bây giờ nhỉ? A, A, anh bạn nhím nhỏ bé của mìn . Hươu ta nảy ra một ý, “Giamigiôgiô, nhím ơi, bạn có muốn cứu ngay đảo Boócnêô không? hươu hỏi – nhanh lên, hãy đưa cho tới chiếc lông dài nhất và to nhất của cậu. Còn vì sao tớ sẽ giải thích cho cậu sau”.
Giamigiôgiỗ tự nguyện đưa cho hươu chiếc lông đẹp và dài nhất của mình.
Ngậm chặt chiếc lông nhím. Kanchit lững thững trở lại chỗ lũ hổ đang chờ. “ Mày đi lâu quá đấy, lũ hổ gầm gừ.
“Tôi phải đợi chờ Đức Vua, ông chủ của tôi thức dậy sau giấc ngủ trưa. Ngài có thể nổi giận mà cơn giận cùng với sức mạnh của ngài thì rất khủng khiếp”. Kanchit trả lời:
“Được! được! – Lũ hổ cười gằn – câu trả lời của vua nhà ngươi đâu? Liệu có gửi cống phẩm không, hay chúng ta lại phải đến đây để đánh nhau?”. “Đức hoàng thượng của chúng tôi nói, ngài rất sung sướng tham dự một trận đánh – Kanchit nói – Thực ra , đã lâu lắm rồi, ngài chưa có dịp đọ sức với một kẻ thù nào đáng kể. Ngài thật hùng mạnh và đã đánh bại tất cả những đối thủ quanh đây, kể cả Hati, con voi độc ác. Ngài muốn mời vua của các ông đến và đọ sức một phen”.
Sau đó chú hươu đưa cho lũ hổ chiếc lông của Giamigiôgió và nói: “Đây là một sợi râu ngài rứt ra từ mặt rồng, một bằng chứng của lời thách đấu. Hãy nhìn, nó dài, sắc bén và mạnh mẽ biết chừng nào. Hãy mang nó về cho chủ của các ông, và đừng quên báo cho ông ta thông điệp của đức vua chúng tôi”.
Lũ hổ chưa bao giờ nhìn thấy sợi “râu” nào như vậy. Chúng đã cảm thấy bắt đầu lo lắng và thầm bảo nhau: Nếu đức vua của đảo này cũng muốn ra trận. và với những chiếc râu như vậy, ngài chắc chắn là khỏe mạnh hơn bất cứ con hổ nào. Thế là chúng nhanh chóng chào tạm biệt Kanchit, mang theo chiếc lông nhím, thục mạng trở về đảo Giava.
Nghe thông điệp của vua Boócnêô, nhìn thấy sợi lông của Giamugiôgiố, vua hộ đảo Giava quyết định không đến đánh nhau với đảo Boócnêô nữa. Như thể an toàn hơn, và có lẽ tốt nhất là kiếm ăn ở nơi khác. Từ đó, không còn con hổ nào của đảo Giava dám đến Boócnêô nữa. Và đến tận bây giờ, cũng khó mà thấy được bóng dáng một con hổ nào trên hòn đảo này.
Truyện thai giáo tháng thứ 8 – câu chuyện số 6
Cô gái có bím tóc dài
Ngày xửa ngày xưa, có một cặp vợ chồng sống hạnh phúc trong một túp lều nhỏ. Hằng đêm họ ao ước cỏ một đứa con và cuối cùng mong muốn của họ cũng thành sự thực. Khi đứa trẻ còn nằm trong bụng, người mẹ thường đứng bên cửa sổ nhìn sang khu vườn nhà hàng xóm và tỏ ra thèm muốn những cây xà lách xanh tươi mơn mởn nơi đó. Thế nhưng khu vườn đó lại thuộc về một mụ phù thuỷ nên chẳng ai dám bén mảng.
Thời gian trôi đi, bà mẹ trẻ chẳng nghĩ gì khác ngoài những luống rau và càng ngày cô càng trở nên xanh xao gầy yếu. Cuối cùng vì quá lo lắng nên người chồng quyết định sẽ lẻn vào lấy trộm vài luống khi trời tối. Người vợ sung sướng ăn món rau đó và sau đấy cô lại muốn nữa nên người chồng lại phải quay lại khu vườn.
Thật không may, lần này mụ phù thủy đã bắt được anh và mụ rít lên: “ Sao nhà ngươi dám ăn cắp những luống rau của ta? ” Người chồng tội nghiệp bèn kể về nỗi thèm khát của vợ anh ta. Nghe vậy mụ phù thủy liền cho phép anh lấy bao nhiêu rau tùy thích nhưng với một điều kiện là vợ chồng anh sẽ phải đưa cho mụ đứa trẻ khi nó được sinh ra. Người chồng đáng thương đành phải đồng ý. Ngay khi đứa bé vừa được sinh ra , mụ phù thủy đã đến mang đi. Đó là một bé gái xinh xắn. Mụ gọi bé bằng tên của loại rau mà mẹ bé từng ăn: Rapuzel.
Cô bé càng lớn càng trở nên xinh đẹp. Thấy vậy mụ phù thủy quyết định sẽ không cho bất cứ một ai nhìn thấy vẻ đẹp của cô bé. Do đó khi cô bé vừa được mười hai tuổi, mụ ta liền nhốt cô vào một toà tháp nằm sâu trong rừng. Nơi đây không có cửa ra vào nên mỗi lần mụ phù thủy đến thăm mụ thường gọi: “Rapuzel, Rapuzel, hãy thả tóc xuống đây.” Và rồi cô gái sẽ thả mái tóc dài đã được tết đuôi sam qua cửa sổ để mụ ta bám vào và trèo lên căn phòng nơi cô ở.
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến vài năm sau. Vào một ngày đẹp trời, có một vị hoàng tử cưỡi ngựa ngang qua khu rừng đó và bỗng nhiên chàng nghe thấy tiếng hát của Rapuzel vọng ra từ tòa tháp. Chàng bị mê mẩn bởi tiếng hát ngọt ngào ấy nhưng không tìm cách nào để có thể vào trong tòa tháp. Ngày qua ngày hoàng tử không ngừng nghĩ đến giọng hát đó và hàng ngày chàng vẫn ghé qua khu rừng để tìm hiểu về toà tháp đó. Rồi một hôm, khi đang đứng sau bụi cây cạnh toà tháp, hoàng tử bỗng thấy mụ phù thủy xuất hiện và mụ ta cất tiếng gọi như mọi lần và bím tóc được thả xuống. Hoàng tử thầm nghĩ nếu như đó là sợi dây để trèo lên đó thì chàng sẽ thử.
Hôm sau chàng đến và cũng cất tiếng gọi: “Rapuzel, Rapulzel, hãy thả tóc xuống đây.” và rồi chàng trèo lên bằng bím tóc của cô gái. Cô gái quá sợ hãi vì từ trước tới giờ cô chưa từng nhìn thấy một người đàn ông nào. Nhưng sau khi nghe hoàng tử giải thích rằng chàng đã bị hút hồn bởi giọng hát của cô và muốn cưới cô làm vợ thì cô gái hết sợ hãi và thấy quý mến chàng trai hơn hẳn mụ phù thủy nên đã đồng ý với lời cầu hôn của chàng. Tuy nhiên cô gái lại chẳng có cách nào để thoát khỏi tòa tháp. Hoàng tử đành phải hứa rằng mỗi lần đến thăm cô, chàng sẽ mang cho cô những cuộn dây để cô tết thành một chiếc thang và trốn thoát.
Hàng tối hoàng tử đến thăm Rapunzel và cô luôn giữ bí mật về điều này. Nhưng rồi một hôm cô đã buột miệng nói với mụ phù thủy: “Sao bà lại nặng hơn hoàng tử nhiều thế nhỉ?”. Và thế là mụ phù thủy thét lên: Sao nhà ngươi dám lừa dối ta?”.
Trong cơn tức giận tột đỉnh, mụ ta đã cầm kéo cắt đứt bím tóc dài của cô gái. Tiếp đến mụ ta đọc một câu thần chú để biến Rapuzel đến một vùng đất xa xôi. Sau đó mụ buộc bím tóc của cô gái vào bậu cửa sổ và chờ hoàng tử xuất hiện. Khi chàng vừa đến mụ ta đã rít lê : “Con họa mi bé nhỏ của người đã đi xa rồi và người sẽ không bao giờ được gặp lại nó ! Quá đau buồn vì chuyện này hoàng tử đã nhảy qua cửa sổ tòa tháp xuống đất. Và rồi đôi mắt chàng không còn nhìn thấy gì nữa do bụi tầm gai dưới đất đã cào vào mắt chàng. Chàng tự hỏi bây giờ phải làm thế nào để tìm lại được cô gái?
Những tháng ngày sau đó chàng hoàng tử mà cứ ngồi trên lưng ngựa rong ruổi khắp nơi trong khu rừng, vừa đi vừa khóc. Rồi một hôm tình cờ chàng nghe thấy ai đó đang hát một bài hát rất hay nhưng buồn. Ngay lập tức chàng nhận ra giọng hát của người mình yêu. Chàng phi ngay ngựa về phía đó và gọi tên cô gái. Cô gái lao vào vòng tay của hoàng tử và một điều kỳ diệu đã xảy ra. Những giọt nước mắt hạnh phúc của cô gái đã rớt trên mắt chàng và đôi mắt ấy bỗng sáng trở lại. Sau đó họ kết hôn và sống bên nhau hạnh phúc đến trọn đời.
Trên đây là những truyện thai giáo tháng thứ 8 cho bé thông minh từ trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể đăng ký kênh YouTube để lắng nghe những câu chuyện thai giáo mới nhất nhé.