Quá trình phát triển của thai nhi gồm những mốc đáng nhớ nào?
Quá trình phát triển của thai nhi được chia làm ba thời kì: thời kì 3 tháng ban đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mỗi thời kì có vai trò và ý nghĩa khác nhau. Nắm được ba cột mốc then chốt trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Cùng Care With Love đi tìm hiểu thêm về quá trình phát triển của thai nhi.
Quá trình mang thai 3 tháng ban đầu (tam cá nguyệt thứ nhất)
Trong những tháng ban đầu của thai kỳ, nếu không để ý và sinh con lần đầu nhiều mẹ không phát hiện ra là mình đang mang thai vì thai còn ở dạng phôi thai rất nhỏ do mới được thụ tinh.
Thời kì này, để bảo đảm sức khỏe, mọi hoạt động của mẹ cũng cần phải nhẹ nhàng vì thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung và phôi thai mới được hình thành.
Việc kiểm tra thai, siêu âm trong những tháng ban đầu cũng rất cần thiết, vì bà bầu sẽ biết được thai phát triển bình thường hay không và tầm soát được dị tật thai nhi qua các hình thức siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu xem thế nào…
Ngoài ra, nhu cầu thỏa mãn tình dục cũng có sự thay đổi. Thực tế, quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng ban đầu là an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi nếu quan hệ đúng tư thế và bà bầu cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái.
Những trường hợp không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng ban đầu của thai kỳ:
– Bà bầu có tiền sử sảy thai, song thai, động thai hay thai yếu
– Ra máu không rõ nguyên nhân
– Bị rau tiền đạo, có bệnh sử hoặc tật hở eo tử cung, đã có tiền sử đẻ non, ra huyết (chảy máu) một vài lần trong thai kỳ, tiền sử vỡ ối sớm, bị nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng ban đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ (biểu hiện nôn nhiều…) kèm theo cao huyết áp động mạch…
– Viêm nhiễm tử cung, âm đạo
– Bị cảm cúm, nhiễm virus, mệt mỏi.
Ngoài ra, khi giao hợp bà mẹ cần chú ý các tư thế phải nhẹ nhàng và không chèn ép nặng lên vùng bụng, tránh việc giao hợp quá sâu và tránh kích thích âm đạo quá mức, tránh những tư thế đè nén vào tử cung và chú trọng vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi giao hợp.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, chảy máu bà mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi.
Thời kỳ mang thai 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ hai)
Đây là thời kì bà bầu cảm thấy dễ chịu nhất và cơ thể của người mẹ cũng có nhiều thay đổi rõ rệt nhất. Lúc này, chứng ốm nghén đã hết, tâm lý bà bầu cũng thoải mái, dễ chịu hơn.
Tam cá nguyệt thứ 2 bắt đầu từ tuần thứ 13.
Đặc biệt là mẹ bắt đầu có những cảm nhận rõ rệt về sự phát triển bên trong của bé qua biểu hiện thai máy, bụng lớn dần, ăn nhiều và lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ.
Các thay đổi ở cơ thể mẹ:
– Đau vùng bụng, háng, và bắp đùi.
– Đau lưng, chóng mặt, khó thở
– Da sạm đen và bắt đầu xuất hiện các vết rạn da.
– Tăng cân nhanh hơn
– Hệ miễn dịch kém: dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy
Sự phát triển của bé:
Từ thời gian tháng thứ 4 thai kỳ, em bé trong bụng mẹ lớn lên nhanh chóng và có thể biết được giới tính thai nhi. Trọng lượng bé có thể đạt từ 50-70gam/tuần và đến tháng thứ 7, thai nhi đã lớn như quả bí.
Cũng từ những tuần này, bà bầu có thể dễ dàng quan sát được những bộ phận nhỏ xinh trên cơ thể bé qua siêu âm như tay, chân, môi, mắt…
Về chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều so với bình thường và cần tăng 4-5 kg. Bà bầu cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng như axit folic, các chất béo không no cần thiết như DHA, cần cho sự phát triển của não và thị giác và hệ thần kinh của thai nhi.
Trong thời kì này, các mẹ bầu cũng nên ăn đa dạng thực phẩm. Mỗi khẩu phần ăn cần có đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin khoáng chất.
Tuy nhiên các mẹ bầu cũng lưu ý không nên ăn nhiều quá khiến câng nặng tăng lên, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ là thời kì khá an toàn với bà bầu nhưng cũng không nên bỏ qua việc kiểm tra thai và làm các xét nghiệm cần thiết.
Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và loại bỏ được những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai như: sưng phù, đau lưng, tiểu đường, cao huyết áp…
Quá trình hình thành thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba)
Thời kì này, bà bầu sẽ tăng cân rất nhanh nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu và khẩu phần ăn cần được kiểm soát chặt chẽ. Suốt chu kỳ thai 9 tháng mười ngày, bà bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12kg.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Các cơ quan cơ bản của em bé đã hình thành hoàn tất. Não còn đang phát triển nhanh chóng. Mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da. Thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối.
Các thay đổi ở cơ thể mẹ trong thời kì này là khó thở khi nằm, tiểu lắt nhắt, giãn tĩnh mạch chân, phù chân, vọp bẻ, tê mỏi, đau khớp háng, khớp mu.
Một số biến chứng của thai kỳ thời kì này là tiền sản giật, tiều đường, đa ối, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai to, thai chết lưu.
Lưu ý kiểm tra thai và làm xét nghiệm
– Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
– Đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần kiểm tra thai, ghi nhận cử động thai.
– Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
– Thử nước tiểu mỗi lần kiểm tra thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
– Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
– Đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.
– Những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên tập thói quen đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần và tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga bầu, massage, hoặc sử dụng các dịch vụ bà bầu tại nhà.
Care With Love mong rằng những thông tin trên về quá trình phát triển của thai nhi sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc thai nhi ở mỗi giai đoạn.
Massage Bầu – Dứt điểm ngay những cơn đau nhức khi mang thai
Hơn 80% mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu & 3 tháng cuối thai kỳ do hiệu ứng phụ của các hormone thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu sẽ sản sinh ra Hormone FSH gia tăng để kích trứng phát triển là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng ở mẹ bầu những tuần đầu thai kỳ.
Từ tuần thai thứ 10 trở đi, xuất hiện thêm một loại hormone mới mang tên Relaxin với tác dụng giúp vùng cơ xương chậu giãn nở. Từ đó khiến tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới càng đau nhức.
Càng về cuối thai kỳ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do cột sống cong và chịu nhiều áp lực, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Nếu không cải thiện, đau lưng sẽ đeo bám mẹ dai dẳng từ mang thai đến cả khi đã sinh làm cho mẹ bầu rất mệt mỏi
DỨT ĐIỂM ngay những cơn đau nhức với MASSAGE BẦU của Care With Love
Những liệu pháp xoa bóp Massage, ấn huyệt, chườm thảo dược/ đá nóng, giúp mẹ xua tan nhức mỏi ngay lập tức, cải thiện giấc ngủ
Massage bầu tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn ngủ ngon. Massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình chuyển dạ cũng nhanh hơn!
Đau lưng chỉ là một phần thai kỳ, hãy đến Care With Love Spa thư giãn ngay nhé
Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh
Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để book lịch ngay mẹ nhé