Những thay đổi khi mang thai của người mẹ thế nào?

Những thay đổi khi mang thai của người mẹ sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi rất nhiều. Tác động nhìn thấy rõ nhất là về làn da. Hãy cùng Care With Love tìm hiểu rõ hơn về những thay đổi khi mang thai của người mẹ thế nào.

Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – trực tiếp hướng dẫn cách massage bầu vùng lưng giúp chị em giảm các triệu chứng đau nhức.

Da thay đổi thế nào khi có bầu? 

Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của thai phụ. Hầu hết những biến đổi khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh nở.  

Nhưng nếu không nâng niu làn da ngay từ khi mang bầu, làn da của mẹ sẽ khó phục hồi, săn chắc sau khi xinh.

Trong 9 tháng thai kỳ, làn da của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Với những mẹ da chưa khỏe, tình trạng khô sần, nổi mụn, lỗ chân lông to, nám sạm khiến mẹ bầu trở nên xấu xí hơn. 

Riêng những bà bầu có làn da khỏe cũng không tránh khỏi khô rám và xỉn màu, đặc biệt là các vùng da ở bụng, ngực, mông.

Những thay đổi khi mang thai
Những thay đổi khi mang thai

Nhìn màu da thay đổi có đoán được giới tính thai nhi?

Nhiều quan niệm cho rằng vùng da ngực sẫm màu có liên quan tới việc xác định giới tính thai nhi, chẳng hạn vùng da càng tối màu chứng tỏ bạn sẽ sinh bé trai. 

Tuy nhiên đây là những quan điểm không chính xác vì chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó. Thông thường, những vùng da ngực sẫm màu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh một cách tự nhiên.

Nguyên nhân được cho là do sự thay đổi nội tiết tố khi bầu bí khiến làn da có xu hướng xấu hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những vệt da sậm màu là kết quả của sự thiếu hụt axit folic của phụ nữ suốt thời kỳ thai nghén. 

Tuy nhiên, mẹ bầu đừng quá lo lắng. Da mẹ bầu xấu cũng là một trong những vấn đề thường gặp như buồn nôn, nôn ói, thiếu ngủ, chuột rút, táo bón… trong thời gian này. 

May mắn là vấn đề về da hoàn toàn có thể khắc phục nếu chị em dành chút thời gian để nâng niu da bầu mỗi ngày.

Cần làm gì khi da thay đổi khi mang thai

Để bảo vệ làn da khỏe đẹp trong suốt thời gan mang thai, mẹ bầu nên chú ý uống thật nhiều nước, chế độ ăn đầy đủ ngũ cốc, các loại rau sậm màu hoặc uống bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C bởi vitamin C tham gia vào việc sản xuất collagen và bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. 

Các nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng bổ sung vitamin C sẽ giúp da có khả năng chống lại tổn thương oxy hóa tốt hơn. 

Bổ sung vitamin C cho da bằng cách ăn nhiều trái cây và rau hàng ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ớt, cam, bưởi, dâu tây, chanh, bông cải xanh… 

Ăn uống đủ chất, những vệt da sậm màu này sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh một vài tháng.

Ngoài ra, bà bầu nên bổ sung chất béo omega 3 cũng rất có lợi cho làn da, nhất là trong những tháng ngày bầu bí này. Chất béo omega 3 giúp làm giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi của da.

Làn da thay đổi khi mang thai
Làn da thay đổi khi mang thai

Đảm bảo đầy đủ các nguồn dinh dưỡng

Các nguồn thực phẩm của omega-3 bao gồm nhiều trong dầu cá và các loại cá như cá hồi và cá ngừ. 

Thực phẩm bổ sung omega 3 là trứng, bánh mì hoặc nước trái cây, cộng thêm các loại rau màu xanh đậm, hạt lanh và quả óc chó…

Bên cạnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, để bảo vệ làn da, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý và tránh những lo lắng không cần thiết. 

Thỉnh thoảng nên đi massage để bớt mệt mỏi, giúp cho tinh thần thư thái, nhẹ nhàng hơn và da dẻ được nâng niu, đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm cho da mẹ bầu thông thoáng.

>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chuyên nghiệp chuẩn Mỹ

Thay đổi cơ thể khi mang thai – những bộ phận nào thay đổi nữa?

Không chỉ có làn da thay đổi, những bộ phận khác của người mẹ cũng xuất hiện sự thay đổi theo do sự đổi của các hormone trong cơ thể. Đó là:

Thay đổi về cân nặng

Phần lớn mẹ bầu sẽ tăng cân từ 12 – 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác.

Thay đổi ở hệ hô hấp

Khi mẹ mang thai, trao đổi khí diễn ra nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tử cung và nước ối bạn sẽ thở nhanh hơn bình thường và đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng hụt hơi.

Mẹ bầu thay đổi về hô hấp khi mang thai
Mẹ bầu thay đổi về hô hấp khi mang thai

Thay đổi ở hệ tuần hoàn

Trong thai kỳ, hoạt động tuần hòa thay đổi, lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút nhiều hơn, vì thế mẹ bầu thường cảm thấy nhịp tim nhanh. 

Tuy nhiên, do áp lực của tử cung nên lượng máu trở lại tim lại ít hơn. Từ tháng thứ 3, dưới tác động của hóc môn progesterone lên mạch máu làm huyết áp giảm, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.

Thay đổi ở hệ tiêu hóa

Do tác động của progesterone, nó làm tăng giảm trương lực cơ vòng của thực quản, dạ dày của người mẹ gần như nằm ngang. 

Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng về dạ dày như ợ chua, cảm giác ợ nóng, trào ngược dạ dày và hay bị táo bón. Khoảng 70% bà bầu trải qua tình trạng ốm nghén, tuy nhiên triệu chứng thường hết khi thai tuần thứ 17. 

Ngoài ra, bà bầu còn thường gặp sỏi mật dạng sỏi cholesterol trong quá trình mang bầu do sự thay đổi nội tiết tố nữ.

Những chuyển biến khi mang thai
Những chuyển biến khi mang thai

Những thay đổi khi mang thai – thay đổi ở tuyến nội tiết

Thay đổi hóc môn tác động lên toàn bộ cơ thể mẹ bầu. Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10-12. Tiếp tục giúp tử cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra các thay đổi của cơ thể.

Mẹ bầu có thể cảm thấy nóng, bốc hỏa do sự gia tăng hóc môn và các hoạt động trao đổi chất.

Tuyến giáp có dấu hiệu hơi phình to do nhu cầu canxi tăng lên.

Cuối thai kỳ, thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin kích thích quá trình tạo sữa sẵn sàng khi em bé ra đời.

Khi em bé ra đời thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin giúp sản sinh ra sữa mẹ.

Thay đổi hệ xương khớp

Khi mang bầu, cột sống bị uốn hình cánh cung để đảm bảo sự thăng bằng, cùng với sự thay đổi hóc môn có thể gây ra hiện tượng đau ở vùng lưng và xương chậu. Dây chằng nối tử cung và xương chậu sẽ bắt đầu giãn ra cho em bé chào đời.

Tất cả những thay đổi mang thai trên đều chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Hiểu những thay đổi này đi kèm với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý sẽ giúp mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Hãy luôn theo dõi và lắng nghe cơ thể để luôn chủ động khi chăm lo bản thân và thai nhi.


Massage Bầu – Dứt điểm ngay những cơn đau nhức khi mang thai


Hơn 80% mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu & 3 tháng cuối thai kỳ do hiệu ứng phụ của các hormone thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu sẽ sản sinh ra Hormone FSH gia tăng để kích trứng phát triển là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng ở mẹ bầu những tuần đầu thai kỳ.

Từ tuần thai thứ 10 trở đi, xuất hiện thêm một loại hormone mới mang tên Relaxin với tác dụng giúp vùng cơ xương chậu giãn nở. Từ đó khiến tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới càng đau nhức.

Càng về cuối thai kỳ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do cột sống cong và chịu nhiều áp lực, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Nếu không cải thiện, đau lưng sẽ đeo bám mẹ dai dẳng từ mang thai đến cả khi đã sinh làm cho mẹ bầu rất mệt mỏi

DỨT ĐIỂM ngay những cơn đau nhức với MASSAGE BẦU của Care With Love
Những liệu pháp xoa bóp Massage, ấn huyệt, chườm thảo dược/ đá nóng, giúp mẹ xua tan nhức mỏi ngay lập tức, cải thiện giấc ngủ
Massage bầu tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn ngủ ngon. Massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình chuyển dạ cũng nhanh hơn!
Đau lưng chỉ là một phần thai kỳ, hãy đến Care With Love Spa thư giãn ngay nhé

Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh

Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để book lịch ngay mẹ nhé