Bầu tháng cuối cần lưu ý những điều gì?
Bầu tháng cuối, đây là giai đoạn quyết định để em bé chuẩn bị chào đời. Vậy nên mẹ bầu cần hết sức chú ý đến thay đổi của mẹ và thai nhi trong giai đoạn này. Care With Love xin chia sẻ rõ hơn về bầu tháng cuối cần những lưu ý gì quan trọng.
Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – chia sẻ những lưu ý cho mẹ bầu giai đoạn những tháng cuối thai kỳ.
Mang thai tháng cuối ở tháng thứ 8
Không phải như giai đoạn trước, lúc này, em bé bước vào giai đoạn lớn nhanh, tăng trọng nhanh, nhưng bạn thì không nên tăng cân quá mức.
Từ lúc thụ thai đến giờ, cơ thể bạn đã tăng thêm 10kg, trong 2 tháng cuối thai kỳ, tăng bình quân mỗi tháng 500g là bình thường.
Tư thế đứng kéo dài làm bạn mệt mỏi, đôi khi thấy nặng chân và phù nhẹ vào cuối ngày. Bạn cảm thấy muốn nghỉ ngơi thật nhiều.
Bạn thường hay bị ảnh hưởng bởi những cơn co thắt không đau, nhưng vùng chậu đôi khi lại có cảm giác đau nguyên nhân là do các hormone tác động lên hệ thống dây chằng làm mềm dây chằng, đồng thời các khớp xương cơ động làm vùng chậu mở rộng chuẩn bị cho em bé lọt qua.
Bầu vú căng lên, nặng hơn, do các tuyến sữa phát triển.
Một số bà mẹ ngay từ lúc này đã thấy vú tiết ra một chất nước vàng nhạt, đó là sữa non.
Tháng cuối thai kỳ ở tháng thứ 9
Bụng bạn đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa, bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức bằng một loại kem massage ngực, lưu ý không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non. Điều này khá nguy hiểm.
Bạn cảm thấy các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau, đó là do cổ dạ con chuẩn bị giãn nở mở đường cho bé lọt ra.
Bạn buồn tiểu thường xuyên hơn.
Giấc ngủ khó tơi vì bạn không cảm thấy có tư thế nằm nào thuận tiện.
Cử động, đi lại đều rất khó khăn, luôn có cảm giác hụt hơi khi nói chuyện và làm việc.
Tất cả những rắc rối này đều bình thường.
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng – cần khám thai gì không?
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối bạn nên đi khám thai thường xuyên, khoảng mỗi tuần 1 lần. Tầm quan trọng của khám thai định kỳ có ý nghĩa như sau:
Siêu âm
Đánh giá sự phát triển của bào thai, phát hiện kịp thời bất thường của thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
Thử nước tiểu
Giúp kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
Đo biểu đồ tim thai
Từ cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ có các nguy cơ cao như tiểu đường, tiền sản giật, dọa sinh non, chuyển dạ sinh non.
Bác sĩ khuyến cáo, ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi sản phụ thấy các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo… cần phải nhập viện kịp thời.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối cần chăm sóc thế nào?
Khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần tự mình theo dõi sức khỏe bản thân và thai nhi:
Hãy theo dõi cử động của thai nhi trong tháng cuối bằng việc đếm cử động mỗi lần 3 ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
Đi tiêm ngừa uống ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là bạn đã gần chuyển dạ.
Khi thấy ra nước âm đạo điều đó có nghĩa là túi ối bị rỉ hoặc vỡ.
Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Chị em có thể lót băng vệ sinh mỏng. Đồng thời, nếu bạn thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
Để có được lượng sữa tốt cho con, mỗi ngày nên lau rửa đầu vú, dùng nước ấm xoa bóp vú để tránh tình trạng nghẹt ống dẫn sữa đưa đến viêm tuyến sữa.
Không nên rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối – khi nào mẹ bầu nên tới bệnh viện?
Nếu thai phụ có những dấu hiệu sau, điều cần thiết lúc này là đưa mẹ bầu tới bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và có những biện pháp phù hợp giúp chữa bệnh:
- Vỡ ối
- Xuất huyết âm đạo
- Những cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, đau hơn (mỗi 5 đến 10 phút xảy ra một cơn co thắt, kéo dài khoảng 1 phút)
- Cảm thấy thai không cử động
- Đã đủ ngày theo lý thuyết nhưng thực tế chưa thấy động tĩnh gì
Vận động nhẹ giúp cải thiện sức khỏe
Để chuẩn bị cho những điều sắp tới, mẹ cũng nên tích cực tham gia các hoạt động thể chất giúp cải thiện vận động và tinh thần bằng những kế hoạch cụ thể như sau:
- Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
- Tham gia học những lớp chuẩn bị trước khi sinh.
- Cung cấp các loại thực phẩm phù hợp với giai đoạn này.
- Liên hệ để nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc sau khi sinh, hoặc đặt các dịch vụ chăm sóc sau khi sinh uy tín.
- Chuẩn bị phòng và các vật dụng cần thiết chuẩn bị cho bé yêu sắp chào đời.
- Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn.
Có thể đăng ký vài suất massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.
Các mẹ đã vượt qua 9/10 đoạn đường mang thai với rất nhiều trải nghiệm đặc biệt! Giờ đây, bạn đang trong giai đoạn cuối thai kỳ và sắp được chạm vào đích đến của yêu thương để vỡ òa trong niềm hạnh phúc LÀM MẸ…
Bao nhiêu lo toan, chuẩn bị còn lại giờ đây cũng chỉ dồn vào lúc lâm bồn này thôi, chỉ cần một chút quyết tâm và cố gắng nữa, niềm hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn bao giờ hết!
Lời kết
Trong giai đoạn cuối khi mang thai, sinh nở và chăm sóc thiên thần nhỏ vừa chào đời sẽ là mục tiêu đặc biệt quan trọng của bạn, đòi hỏi được đầu tư xứng đáng về thời gian chuẩn bị để niềm vui được trọn vẹn.
Tại Care With Love, chúng tôi luôn sẵn sang tư vấn và cung cấp các gói dịch vụ để các mẹ thoải mái thư giãn trong tháng cuối thai kỳ cũng như được hỗ trợ toàn diện trong việc chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh.
Mong rằng những kiến thức chia sẻ về mang bầu tháng cuối giúp các mẹ chủ động lên những công việc sẽ làm để chào đón con yêu ra đời khỏe mạnh, an toàn.
Massage Bầu – Dứt điểm ngay những cơn đau nhức khi mang thai
Hơn 80% mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu & 3 tháng cuối thai kỳ do hiệu ứng phụ của các hormone thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu sẽ sản sinh ra Hormone FSH gia tăng để kích trứng phát triển là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng ở mẹ bầu những tuần đầu thai kỳ.
Từ tuần thai thứ 10 trở đi, xuất hiện thêm một loại hormone mới mang tên Relaxin với tác dụng giúp vùng cơ xương chậu giãn nở. Từ đó khiến tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới càng đau nhức.
Càng về cuối thai kỳ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do cột sống cong và chịu nhiều áp lực, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Nếu không cải thiện, đau lưng sẽ đeo bám mẹ dai dẳng từ mang thai đến cả khi đã sinh làm cho mẹ bầu rất mệt mỏi
DỨT ĐIỂM ngay những cơn đau nhức với MASSAGE BẦU của Care With Love
Những liệu pháp xoa bóp Massage, ấn huyệt, chườm thảo dược/ đá nóng, giúp mẹ xua tan nhức mỏi ngay lập tức, cải thiện giấc ngủ
Massage bầu tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn ngủ ngon. Massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình chuyển dạ cũng nhanh hơn!
Đau lưng chỉ là một phần thai kỳ, hãy đến Care With Love Spa thư giãn ngay nhé
Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh
Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để book lịch ngay mẹ nhé