Nhu cầu cơ thể mẹ

Phần 1 –  CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

nhucaudinhduong

chế độ ăn uống

 1. Nhu cầu năng lượng.

Nhu cầu năng lượng của mẹ mang thai mỗi lúc một tăng dần theo độ tuổi của thai nhi và yêu cầu theo mỗi dạng cơ thể. Ở những tháng giữa thai mỗi tuần tăng 20-50-100g, nhưng những tháng cuối tăng từ 200-300-400g. Người mẹ trẻ, mẹ mang đa thai, mẹ lao động với công việc nặng nhu cầu cần cao hơn.

Nhìn chung nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng khoảng 25%. Ở người lao động nặng, nhu cầu này tăng 30%. Từ tháng thứ 6 tăng 30% so với calo cần hằng ngày. Mẹ mang thai được xếp vào loại lao động vừa và nặng. Viện Dinh dưỡng khuyến nghị, phụ nữ có thai, 06 tháng cuối tăng thêm 356kg calo/ngày. Năng lượng cần bổ sung cho mẹ mang thai phải quan tâm đến tỉ lệ calo ở năng lượng khẩu phần. Tỉ lệ phần trăm năng lượng yêu cầu cung cấp trung bình trong bữa ăn của người Việt Nam theo Viện Dinh dưỡng đề nghị:

Protid %

Lipid %

Glucid %

12

15-20

65-70

2. Một bữa ăn cần quan tâm.

Việc ăn uống với người mang thai thật cần thiết được quan tâm ngay từ đầu. Những ngày có dấu hiệu nghén thường chán ăn nên phải ăn nhiều bữa. Đói là ăn. Ăn thứ dễ tiêu. Ăn đủ chất, không bỏ bữa. Nếu không ăn, bé không đủ chất liệu phát triển, gây suy dinh dưỡng thai, hoặc phải lấy từ mẹ sự bù đắp ấy, hậu quả là sức khỏe mẹ yếu, con chậm lớn, chậm biết đi…

Một khẩu phần năng lượng yêu cầu cung cấp hằng ngày cho 1kg thể trọng (chưa mang thai) như sau:

Loại lao động

Năng lượng cần (Kcal)

Lượng ăn được tính gram

Đạm (P)

Mỡ (L)

Đường (G)

Nhẹ

35

4.5

7

25

Vừa

40-45

5-5.5

8

26-30

Nặng

50-60

6-7

10-12

35-45

Năng lượng cung cấp tính tròn 1g đạm hoặc đường 4 calo, mỡ 9 calo.

Ví dụ, một phụ nữ nặng 55kg, làm việc ở mức năng lượng 2500 kcal thì lượng thực phẩm cho một ngày ăn có thể là:

Loại thực phẩm

Thực phẩm tương đương

Kcal

Cơm 6 – 8 chén

Bánh mì 3 – 4 cái (lớn)

1.000 – 1.200

Bánh ngọt

Chè bắp, chè đậu

200 – 300

Tôm, cá, thịt 120 – 200g

Trứng 4 – 8 quả

350 – 500

Rau xanh, trái cây

 

200 – 300

Sữa 300 – 500 ml

Sữa đậu nành

200 – 300

Dầu ăn 3 – 4 muỗng

Mỡ heo (lợn)

140 – 200

Đường trắng

 

100

– Lượng protein cần thiết cho thai vào 08 tuần đầu là 8 – 9g/tháng, từ tuần thứ 09 khoảng 8 – 9g/tuần và vào 03 tháng cuối khoảng 8 – 9g/ngày.

– Với Lipid bữa ăn nên dùng 30% năng lượng khẩu phần. Khoảng 60 – 80g/ngày. Tốt nhất là các loại mỡ cá vì nhiều Omega-3 (acid α-Linolenic) và tiền chất DHA vì rất cần cho não thai nhi phát triển. Thiếu nó, hội chứng nổi bật ở trẻ là khuyết tật thần kinh và trịnh trạng thị lực giảm.

– Với Glucid, người Việt Nam, khí hậu nhiệt đới và thói quen, thực tế có năng lượng khẩu phần cao, lấy từ gạo, trái cây… nên được cung cấp tốt vi khoáng và vitamin cần thiết.

 

3. Muối khoáng và vi lượng

Các chất khoáng cần thiết khi mang thai bao gồm: Ca, Mg, K, P… đặc biệt Canxi góp phần kiến tạo xương của bé, nhất là ba tháng cuối cần được bổ sung đầy đủ. Thiếu canxi chẳng những bị sẽ bị còi xương sau này, răng chậm phát triển mà nếu thiếu nhiều, mẹ phải huy động canxi cho thai, mẹ sẽ loãng xương. Nhu cầu sử dụng canxi là 25g/ngày suốt cả thai kỳ.

Ngoài việc cung cấp canxi từ cá, trứng, yaourt, bắp cải, rau muống… Hiện nay các sản phẩm sữa, sữa đậu nành đều có bổ sung canxi và sữa dùng riêng cho các bà mẹ mang thai.

Trong các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho thai như: Iod (I), Fluo (F), Kẽm (Zn), Đồng (Cu)… cần quan tâm tới Sắt (Fe). Sắt trong hồng cầu mẹ giúp chức năng dinh dưỡng cho thai. Mẹ thiếu máu khi thiếu sắt và thai sẽ suy dinh dưỡng. Yếu cầu được cung cấp sắt từ 03 tháng giữa. Nhu cầu là 3 – 4 kg/ngày, tăng 10 lần vào những tháng cuối. Sắt sẽ được bổ sung qua thức ăn như lòng đỏ trứng, gan, các loại rau xanh như cải xoong, các loại hạt đậu.

 

4. Vitamin

Là tố chất đặc biệt cần cho hoạt động cơ thể trong chuyển hóa, đề kháng và tạo dựng cơ thể cho thai nhi và mẹ. Có thể kể ra m số rất cần hằng ngày như Vitamin A, C, D, E, nhóm B. Có tới 30 – 50% mẹ mang thai ở nước ta thiếu B1, B6 và 70% thiếu B9 (a.folic).

Các vitamin thường có trong rau quả tươi, ngũ cốc. Việc dùng hoa quả chín theo thói quen sau bữa ăn có tác dụng tốt, bổ sung tốt vitamin cho cơ thể.

Bên cạnh đó cần quan tâm đến acid folic (vitamin B9), vì nó góp phần quan trọng hình thành và phát triển cơ, mô của thai. Acid folic có ở trong các loại rau xanh, cam, chanh, phó mát, gan, thịt… Thiếu acid folic, cơ thể thai nhi chậm phát triển, dễ bị sảy thai và thai nhi có thể bị di tật thần kinh.

Thiếu vitamin D, thai phụ khó khăn mang thai đủ tháng và đủ cân.

Nên bổ sung đủ vitamin và không lạm dụng. Chẳng hạn dùng quá nhiều vitamin B6 có thể mất cân bằng điều hòa nội tiết tố. Cho nên trong ăn uống cần lưu ý đến:

+ Duy trì một trọng lượng hợp lý.

+ Giữ cân bằng vitamin và muối khoáng.

+ Không thử liều rất cao các chất dinh dưỡng.

 

5. Vấn đề ăn chay.

Trên thực tế có nhiều nhà bác học, nhiều nhà vô địch thể thao họ ăn chay suốt cuộc đời mà vẫn làm nên kỳ tích huyền thoại. Việc mẹ ăn chay để nuôi thai nhi phát triển bình thường là có thể tin tưởng và thực hiện được. Nhưng nếu không biết cách ăn chay, chỉ kiêng cữ, không cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi thì đó là việc làm phản khoa học, có hại gây suy dinh dưỡng thai, sau này bé sẽ kém khỏe mạnh và thông minh vi vay phải chăm sóc bé thật kĩ .