Mang thai tháng thứ 5 – mẹ bầu cần chú ý điều gì?
Mang thai tháng thứ 5, bà bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại hình. Đây cũng là giai đoạn bé yêu phát triển nhanh chóng vì vậy, bà bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không lúng túng khi có bất kỳ thai đổi nào xảy ra với mẹ và bé. Cùng Care With Love tìm hiểu thêm nhé.
Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – chia sẻ truyện thai giáo tháng thứ 5 kích thích phát triển trí não cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ.
Sự thay đổi của bà bầu khi bầu 5 tháng
Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 5, ngoại hình bên ngoài và nội tiết tố của bà bầu có sự thay đổi khá lớn. Bạn có thể cảm nhận sự khác biệt thông qua các biểu hiện như:
Bụng và ngực to hơn
Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn
Ngực bắt đầu tiết ra sữa non
Da bụng bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
Chảy máu răng khi đánh răng vào buổi sáng.
Chất tiết ra từ âm đạo càng nhiều.
Đau lưng và nhức mỏi khắp cơ thể: do khớp và dây chằng giãn ra nên thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng.
Cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.
Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón…
Tăng dịch tiết âm đạo.
Sự phát triển của thai nhi 5 tháng
Bạn sẽ không thể cảm nhận được sự phát triển thai nhi ở tháng thứ 5 nếu không thăm khám và siêu âm định kỳ. Lúc này, cũng như mẹ, bé phát triển rất mạnh, cụ thể như:
Não bộ bắt đầu phát triển mạnh, chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tháng thứ 14.
Cơ quan xúc giác phát triển và đặc biệt là sự hoàn thiện chức năng của các tế bào thần kinh, thai nhi hình thành hầu hết các xúc giác cảm xúc.
Ngoài ra, lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện.
Cân nặng thai nhi lên đều và được bao phủ bởi lớp mỡ trắng mỏng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn.
Phản xạ nuốt tốt hơn nhằm tập luyện cho hệ tiêu hóa phát triển.
Cử động mạnh: bắt đầu từ tháng thứ 5 đến lúc sinh, thai nhi sẽ máy thường xuyên và thỉnh thoảng đạp mạnh.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5
Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này rất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và thai nhi.
Uống nhiều sữa và nước
Uống nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mẹ mang bầu.
Vì vậy để không bị thiếu nước và ngừa táo bón, bà bầu nên uống ít nhất 2 lít mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung can-xi cho bà bầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xương và răng.
Ngoài ra, trong sữa giúp cơ thể bổ sung một số chất như Omega3, Omega6, DHA, ARA… giúp não bộ bé phát triển tốt hơn.
Thực phẩm giàu protein
Một chế độ ăn giàu protein cần thiết giúp đảm bảo đủ chất cho em bé lớn lên khỏe mạnh bình thường. Bà bầu cần biết rằng cơ bắp, da và các cơ quan thai nhi cần protein giúp duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…
Thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón rất hay xảy ra trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua hay củ cải đường…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Vitamin cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt khi bà bầu mang thai vào tháng thứ 5 này cần cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé.
Vitamin giúp tăng sức đề kháng, giúp bà bầu ngăn ngừa mắc bệnh cảm cúm… đồng thời giúp quá trình hấp thu can-xi đầy đủ hơn cho việc xương bé phát triển chắc khỏe.
Để bổ sung đủ lượng vitamin bà bầu tháng thứ 5, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm…
Trái cây tươi
Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời có hương vị ngon nên bà bầu rất dễ thưởng thức. Đây là thực phẩm cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt thai kỳ của mình. Mẹ có thể chọn các loại trái cây như: táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho…
Ngũ cốc
Đây là thời điểm bà bầu nên tận dụng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch… trong chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng rất giàu vitamin E, vitamin B, sắt, magnesium… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và nhu cầu về dinh dưỡng bà bầu.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 cần tránh món nào?
Việc ăn uống ở giai đoạn mang thai này cần tránh các loại thực phẩm dưới đây:
Rượu bia, cà phê và đồ uống có ga
Rượu là đồ uống có hại trong thai kỳ bởi có thể gây ra hội chứng rượu bào thai nguy hiểm. Trà đặc và cà phê chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển của em bé, bà bầu chỉ nên uống 1 ly nhỏ mỗi ngày nhưng nếu hạn chế uống được là quá tốt.
Vì vậy mẹ có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây tươi hoặc nước cam, chanh rất tốt cho cơ thể nhé.
Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không tốt có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và các biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh…
Thức ăn quá mặn
Khi bà bầu mang thai cũng không nên ăn quá mặn tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Ngoài các loại thức ăn kể trên, mẹ bầu cần lưu ý, không nên ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…
Những điều cần lưu ý khi thai nhi tháng thứ 5
Để loại bỏ vấn đề và dấu hiệu nám da, sạm da hay tăng cân quá nhanh, bà bầu có thể tham khảo và thực hiện các loại mặt nạ dành riêng cho bà bầu và thực hiện các bài tập thể dục, massage bà bầu đơn giản để loại bỏ các vấn đề rắc rối thường gặp trong thai kỳ.
Ngoài ra, bà bầu cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể khi mang thai.
Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé và tránh các bệnh thường gặp trong thai kỳ.
Theo các bác sĩ, tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho mẹ về giao đoạn mang thai tháng thứ 5 từ đó giúp mẹ chuẩn bị và thoải mái hơn về mọi mặt cho mẹ và cho con.
Massage Bầu – Dứt điểm ngay những cơn đau nhức khi mang thai
Hơn 80% mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu & 3 tháng cuối thai kỳ do hiệu ứng phụ của các hormone thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu sẽ sản sinh ra Hormone FSH gia tăng để kích trứng phát triển là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng ở mẹ bầu những tuần đầu thai kỳ.
Từ tuần thai thứ 10 trở đi, xuất hiện thêm một loại hormone mới mang tên Relaxin với tác dụng giúp vùng cơ xương chậu giãn nở. Từ đó khiến tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới càng đau nhức.
Càng về cuối thai kỳ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do cột sống cong và chịu nhiều áp lực, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Nếu không cải thiện, đau lưng sẽ đeo bám mẹ dai dẳng từ mang thai đến cả khi đã sinh làm cho mẹ bầu rất mệt mỏi
DỨT ĐIỂM ngay những cơn đau nhức với MASSAGE BẦU của Care With Love
Những liệu pháp xoa bóp Massage, ấn huyệt, chườm thảo dược/ đá nóng, giúp mẹ xua tan nhức mỏi ngay lập tức, cải thiện giấc ngủ
Massage bầu tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn ngủ ngon. Massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình chuyển dạ cũng nhanh hơn!
Đau lưng chỉ là một phần thai kỳ, hãy đến Care With Love Spa thư giãn ngay nhé
Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh
Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để book lịch ngay mẹ nhé