Mách mẹ cách xử lý thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Mẹ biết không, có tới gần 90% thai nhi bị dây rốn quấn cổ nên nếu được dự đoán thai nhi trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ, mẹ đừng vội lo lắng. Vậy vì sao dây rốn thai nhi bị quấn, kiến thức và cách xử lý thai nhi bị quấn dây rốn mẹ cần phải trang bị.
Dây rốn quấn cổ là gì?
Hiện tượng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ. Đây là hiện tượng dây dẫn truyền dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi quấn quanh cổ bé. Thai nhi có thể bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, thậm chí có trường hợp quấn 2,3 vòng.
Dấu hiệu thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Hiện tượng thai nhi bị quấn dây rốn thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp em bé trong bụng mẹ bị dây rốn quấn cổ từ tháng thai thứ 5-6. Phương pháp siêu âm thai kỳ giúp phát hiện thai bị dây rốn quấn cổ cũng như đưa ra các lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp. Chính vì thế mẹ bầu cần thăm khám thai thường xuyên để dự đoán và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, mẹ có thể phát hiện em bé bị dây rốn quấn cổ thông qua các biểu hiện như:
– Em bé đạp nhiều, mạnh bất thường: Khi bị dây rốn quấn cổ, thai khó thở do thiếu oxy, bé sẽ đạp mạnh và nhiều.
– Thai nhi không máy: có nhiều nguyên nhân khiến thai nhi không máy, một trong số đó là dây rốn quấn cổ khiến bé bị ngạt. Khi thấy thai ít cử động, ngưng máy, mẹ cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế.
Nguyên nhân thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Thai nhi phát triển và cử động, di chuyển khắp thành bụng. Trong khi đó không gian trong bụng mẹ lại chật hẹp, dẫn đến tình trạng trẻ bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều hơn.
Một số mẹ nhiều nước ối, dây rốn dài hoặc kích thước thai nhi nhỏ thì nguy cơ bé bị dây rốn quấn cổ cao hơn.
Em bé bị dây rốn quấn cổ phải làm sao?
Dây rốn có chức năng vận chuyển mọi dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Dây rốn quấn cổ bé có thể khiến trẻ sinh thiếu cân, thiếu máu, thậm chí tử vong, lưu thai nếu phát hiện trễ.
Một số trường hợp thai ở tuần thứ 18-25 bị dây rốn quấn cổ hoặc dây rốn tự xoắn, tuy nhiên sau đó có thể tự trở lại bình thường.
Nếu thai bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 33, không có cách nào để bào thai tự gỡ dây rốn vì cơ thể bé đã lớn, cử động khó hơn trong môi trường bụng mẹ. Lúc này, mẹ chỉ có thể theo dõi sát sao cử động thai nhi, nhanh chóng thăm khám và mổ bắt thai nếu được bác sĩ chỉ định.
Cách phòng tránh dây rốn quấn cổ ở thai nhi
Mẹ có thể thực hiện một số cách để phòng tránh dây rốn quấn cổ ở thai nhi. Nếu được dự đoán thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 của thai kỳ, bạn cần chú ý và áp dụng các lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho bào thai.
Đặc biệt theo dõi hoạt động của thai nhi
Đây là một hình thức theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi trực tiếp nhất. Con thường xuyên “ngọ nguậy”, đạp trong bụng mẹ chứng tỏ con khỏe và không gặp vấn đề gì. Khi tần suất hoạt động của thai nhi giảm đi, mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi. Khi đi siêu âm, thấy con đang bị dây rốn quấn cổ, mẹ cần phải tuân thủ lời dặn của bác sĩ và ghi chép lại thời gian hoạt động của con, khi thấy thời gian hoạt động của con ngày càng ít đi, mẹ cần đi khám ngay lập tức.
Duy trì tư thế ngủ đúng
Mẹ thường rất khó ngủ do không tìm được tư thế thích hợp, dễ chịu, thường thì mẹ có thể chọn cách nằm nghiêng sang trái. Một mặt, tư thế này giúp tử cung ít chèn vào động mạch chủ của mẹ, để máu lưu thông tới tim tốt hơn, phòng tránh tình trạng cao huyết áp do thai kỳ. Mặt khác, tử cung thường chuyển dịch về phía bên phải, nằm nghiêng bên trái có thể giúp giảm nhẹ sự dịch chuyển này, tăng lưu lượng máu đến nhau thai để em bé có đủ oxy và dưỡng chất. Khi biết con đang có dây rốn quấn cổ, mẹ cố gắng duy trì tư thế ngủ này để cải thiện tình trạng thiếu dưỡng khí ở thai nhi.
Mẹ không nên quá lo lắng
Mẹ nên duy trì tâm lý thoải mái, vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập hít thở và giao lưu với thai nhi. Nhiều khi tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới con. Mẹ luôn vui vẻ, con cũng sẽ vui và có thể tự xoay và thoát ra ngoài.
Kiểm tra thai định kỳ
Tần suất kiểm tra sức khỏe của hai mẹ con vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể sẽ tăng lên và cần kiểm tra nhịp tim của con đều đặn hơn để biết bé yêu vẫn ổn. Nếu như tim thai có vấn đề, cần nghi ngờ luôn rằng bé có đang thiếu dưỡng khí hay không, vì vậy việc kiểm tra, siêu âm định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng.
Tránh hoạt động quá mạnh
Việc mẹ hoạt động quá mạnh, đột ngột có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Khi mẹ đang ngủ, không được lật người quá nhanh, mạnh tránh làm tăng thêm khả năng dây rốn quấn cổ con.
Xem thêm: chuẩn bị đồ đi đẻ cho mẹ gồm những gì?
Trên đây là những cách xử lý thai nhi bị dây rốn quấn cổ mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng đón bé yêu chào đời.
Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh
Gọi ngay vào hotline: 028 7308 4488 để book lịch ngay mẹ nhé