Lịch Các Việc Cần Làm Trong Thai Kì

Nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn trong 9 tháng thai kỳ tới đây là chăm sóc cho bản thân mình và luôn theo sát tình hình em bé trong bụng để giúp bé phát triển tốt nhất. Nhưng nhiệm vụ cao cả đó cụ thể là những việc gì? Hãy để chúng tôi lên lịch các việc cần làm giúp bạn nhé!

Tam cá nguyệt thứ nhất – Từ tuần thai thứ 1 đến 12

Tuần đầu tiên

trongthaiki11
3 tháng đầu thai kì

Uống vitamin bổ sung rất quan trọng cho bà mẹ mang thai

– Bắt đầu uống vitamin tiền sản đi nhé, nếu bạn vẫn chưa làm việc này.

– Ghi lại ngày đầu của 1-2 kỳ kinh gần nhất để làm căn cứ xác định thời điểm trễ kinh xem liệu bạn có cơ hội mang thai không.

– Tính toán thời gian rụng trứng.

– Hãy cùng anh ấy tập hợp và lập hồ sơ sức khoẻ của gia đình, bao gồm cả những vấn đề về di truyền.

– Bỏ thuốc lá (nếu bạn hoặc người thân trong nhà bạn có hút thuốc), và bỏ hết các thói quen bất lợi cho sức khoẻ.

Tuần thứ 2

– Giảm tiêu thụ caffeine (trong cà phê, trà, sô-cô-la, nước ngọt…)

– Nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc men trong thai kỳ.

– Ăn uống lành mạnh, đủ chất và cân bằng dinh dưỡng. Đừng tập thể dục quá sức.

Tuần thứ 3

– Hãy để ý những dấu hiệu sớm của thai kỳ (đau ngực, rêm bụng, máu báo, mệt mỏi, quầng vú thẫm lại, buồn nôn, đầy bụng, hay buồn tiểu, thèm ăn, nhức đầu, táo bón, tâm trạng bất an…)

– Mua một bộ thử thai tại nhà.

– Tìm hiểu những loại thực phẩm nên tránh trong thai kỳ.

Tuần thứ 4trongthaiki2

Giờ là lúc bạn có thể dùng que thử thai

– Thử thai bằng que thử nếu bạn thấy đã trễ kinh so với 1-2 chu kỳ trước.

– Thông báo “tin vui” cho anh ấy.

– Hẹn khám để xác nhận lại việc mang thai.

Tuần thứ 5

– Đi mua 1 quyển sách về mang thai, tìm, đánh dấu hoặc in lại các thông tin cơ bản về mang thai tại Care With Love.

– Tải xuống điện thoại hay máy tính bảng một ứng dụng về mang thai để giúp bạn dễ dàng theo dõi những gì sẽ xảy ra với mình trong 8 tháng tới.

– Mua 1 cuốn sổ hoặc một cuốn sách kiểu nhật ký cho mẹ mang thai để ghi lại những cột mốc, triệu chứng và các khúc mắc của bạn trong suốt thai kỳ.

– Gia nhập các hội nhóm bà mẹ mang thai cùng tháng dự sinh của diễn đàn .

– Hãy uống nhiều nước nhé!

– Tìm hiểu về chế độ bảo hiểm thai sản và các bệnh việc chấp nhận thăm khám và chăm sóc thai sản cho bạn theo chế độ bảo hiểm.

Tuần thứ 6

– Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy loan báo “tin vui” này cho người thân và bạn bè đi nào!

– Giao nhiệm vụ cho chồng bạn chăm sóc và vệ sinh cho chú mèo nhà bạn (nếu có).

– Hãy thử các liệu pháp giảm nghén an toàn và tự nhiên, như chia nhỏ bữa ăn, dùng gừng tươi, uống nhiều nước…

– Suy nghĩ xem bạn có hài lòng với bác sĩ phụ sản mà bạn đang theo khám không và quyết định liệu bạn có muốn theo khám bác sĩ ấy đến hết thai kỳ? Nếu không, hãy tìm một bác sĩ khác.

Tuần thứ 7

– Lên lịch và chuẩn bị cho lần hẹn khám thai đầu tiên (khoảng từ tuần thai thứ 8-12)

– Ghi ra những gì bạn muốn hỏi bác sĩ trong lần khám thai này.

– Dọn tủ mỹ phẩm và đồ chăm sóc cá nhân để loại bỏ các món có thành phần chủ yếu là hoá chất.

– Mua đai nới cạp quần để bạn có thể tận dụng những chiếc quần bình thường của mình thêm vài tháng nữa trước khi phải mặc đồ bầu.

Tuần thứ 8trongthaiki3

– Mua một chiếc áo ngực mới, loại dành riêng cho bà mẹ mang thai hoặc đơn giản chỉ là một chiếc áo ngực có size lớn hơn và chất liệu mềm mại hơn.

– Hãy đưa bài tập cơ sàn châu Kegel thành một phần thói quen hàng ngày của bạn.

– Đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc kháng acid để điều trị ợ nóng thai kỳ.

– Đặt hẹn khám với nha sĩ.

– Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm thai kỳ cần làm hoặc được khuyên làm.

Tuần thứ 9

-Xem lại các loại chất tẩy rửa nhà cửa của bạn, và tìm giải pháp tẩy rửa khác ít hoá chất hơn.

-Lên danh sách những điều bạn muốn làm trước khi em bé ra đời – vì đến khi đó bạn sẽ khó có thời gian để tự do làm việc gì được.

– Tạo tài khoản hoặc chia ngân sách chỉ dùng riêng cho em bé.

– Ăn nhiều trái cây và rau củ quả.

– Đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút như một thói quen mỗi ngày.

Tuần thứ 10

– Rửa tay thường xuyên để phòng ngừa cảm và cúm.

– Thử dùng các liệu pháp thiên nhiên cho các vấn đề về tiêu hoá.

– Đi mua quần áo bầu.

– Xem lại chính sách hỗ trợ thai sản ở công ty bạn đang làm việc.

– Trao đổi với bác sĩ về nguyện vọng sinh thường sau lần sinh mổ trước để được tư vấn và chuẩn bị tâm lý đầy đủ.

trongthaiki4
tuần thứ 10

Tuần thứ 11

Hãy để ý dưỡng da kỹ vùng bụng, hông và đùi sớm để tránh hình thành rạn da.

– Dưỡng da kỹ và thường xuyên cho vùng da bụng, hông và đùi để phòng ngứa da, khô da và rạn da.

– Tránh tắm bồn nóng, tắm hơi khô và ướt, tập thể dục kéo dài trong thời tiết nóng bức, tắm nước quá nóng hoặc bất cứ hoạt động khiến thân nhiệt bạn tăng lên quá 38 độ C.

– Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên để bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sàng lọc liên quan và cần thiết khác.

– Nếu bác sĩ chỉ định, hãy tiến hành xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể thông qua xét nghiệm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm lông nhung màng đệm (CVS) Hãy lắng nghe nhịp tim của con qua siêu âm Doppler khi bạn đi khám thai vào cuối quý thai này.

Tuần thứ 12

– Lên kế hoạch cho chuyến du lịch “trăng mật thai kỳ” lãng mạn chỉ có bạn, anh ấy và em bé trong bụng.

– Mua gối ôm để dễ ngủ hơn.

– Luôn nhớ duỗi người và khởi động trước khi tập thể dục vì các dây chằng và khớp của bạn lúc này lỏng lẻo hơn rồi.

– Cho đến khi sinh xong, hãy tránh các động tác thể dục yêu cầu phải nằm ngửa. Nếu bạn mang đa thai, bác sĩ có thể nhìn thấy được các em bé bạn đang mang trong bụng hoặc phát hiện ra thêm em bé trong lần siêu âm tới

Tam cá nguyệt thứ hai – Từ tuần thai thứ 13 đến 28

trongthaiki5
tuần thứ 12

Tuần thứ 13

Hãy chọn cho con một cái tên thật hay mẹ nhé!

– Hãy bắt đầu nghĩ đến một cái tên thật đáng yêu cho con đi nhé!

– Bắt đầu nằm ngủ nghiêng sang một bên.

– Tìm bác sĩ nhi cho bé sau này. Ăn thành những bữa nhỏ và thường xuyên hơn để giảm ợ nóng.

– Xem xét việc mượn quần áo bầu đã sử dụng của bạn bè hoặc người thân.

Tuần thứ 14

– Thông báo với người thân và bạn bè về “tin vui” nếu bạn vẫn chưa báo cho họ.

– Và cũng thông báo “tin vui” này với sếp của bạn nhé!

– Tận dụng sự sung sức trở lại để xem xét danh mục công việc cần làm tại văn phòng và tại nhà trước khi bạn lại mệt mỏi trở lại.

– Bắt đầu chụp ảnh bụng bầu xinh đẹp của bạn mỗi tuần nhé!

Tuần thứ 15

– Hãy đăng ký học một lớp yoga hoặc thể dục dành riêng cho bà bầu.

– Tăng cường sức mạnh cho cơ bụng bằng bài tập nhấc hông.

– Trò chuyện với bạn đời về việc có nên tìm hiểu giới tính của em bé hay không.

– Bạn trên 35 tuổi? Hãy chuẩn bị cho xét nghiệm chọc dò ối nếu được chỉ định.

– Hỏi thăm ý kiến bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc huyết thanh.

Tuần thứ 16

– Hãy chắc rằng bạn nạp vào nhiều calci, từ các chế phẩm sữa hoặc viên uống bổ sung.

– Dành thời gian tham quan các bệnh viện phụ sản và nhà hộ sinh.

– Bắt đầu lên danh sách đồ đạc cần mua cho con.

– Hỏi han mẹ và các chị em gái về kinh nghiệm sinh nở (nếu bạn mang thai lần đầu).

Tuần thứ 17

Hãy dành thời gian tận hưởng dịch vụ mát-xa dành riêng cho bà bầu nhé!

– Chống lại chứng “đãng trí bà bầu” bằng thật nhiều giấy nhắc và lịch nhắc việc trên điện thoại bạn nhé!

– Hãy tận hưởng một buổi massage dành riêng cho bà bầu nào!

– Đăng ký một lớp học tiền sản.

– Nếu có điều kiện và muốn tính xa, đây là lúc bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm cho việc học hành của bé sau này.

– Mua nước xịt mũi hoặc máy làm ẩm không khí để đối phó với chứng nghẹt mũi thai kỳ.

Tuần thứ 18

– Đăng ký học hoặc tìm hiểu về sơ cấp cứu sơ sinh, cho con bú và chăm sóc trẻ sơ sinh.

– Xem lại ghế làm việc của bạn có đủ hỗ trợ lưng cho bạn không và bố trí một chiếc đôn kê chân để giảm đau lưng.

– Tuần này, bạn đã có thể biết giới tính của con qua siêu âm, nhưng điều đó không được khuyến khích ở nước ta.

Tuần thứ 19

– Hãy chụp lại hình siêu âm của bạn và chia sẻ chúng qua email và Facebook cho bạn bè cùng chia vui với bạn nhé!

– Ra ngoài hẹn hò riêng tư với bạn đời.

– Nghiên cứu về giường cũi và nội thất cho phòng trẻ.

Tuần thứ 20

– Trò chuyện với anh ấy về cách mà các bạn sẽ sống sau khi có con.

– Hãy chắc bạn có những đôi giày phù hợp cho bà bầu – mềm, thoải mái, đế bằng và không cao quá 3cm – để mang trong 5 tháng tiếp theo.

– Tìm hiểu về triệu chứng và các nguy cơ tiền sản giật.

Tuần thứ 21

Hãy tìm hiểu thông tin về việc cho con bú mẹ và có quyết định của riêng bạn.

– Tìm hiểu ưu và nhược điểm của việc cho con bú mẹ.

– Hãy quyết định điều tốt nhất cho cả bạn và con sau khi bạn đã hiểu cặn kẽ về vấn đề này.

– Sắp xếp và giải quyết các việc còn tồn đọng trong nhà sớm trước khi bạn quá nặng nề.

– Mua thêm một chiếc áo ngực dành cho bà bầu.

Tuần thứ 22

– Nếu bạn muốn mở tiệc chào đón em bé trước khi đi sinh, hãy bắt đầu chuẩn bị các khâu hậu cần tổ chức đi nhé!

– Tiếp tục ghi ra những cái tên mà bạn nghĩ ra, nếu bạn vẫn chưa chọn được tên cho bé.

– Để phòng ngừa giãn tĩnh mạch, tránh bắt chéo chân, đứng hoặc ngồi quá lâu.

Tuần thứ 23

– Đi mua sắm đồ bầu thôi bà mẹ tương lai ơi!

– Khi bạn chọn tên cho bé, đừng quên ráp với họ để xem chúng có hợp với nhau không nhé!

– Không sưởi bằng lò than tổ ong và tránh xa các nguồn khói (bao gồm khói thuốc và khói xe cộ).

Tuần thứ 24

– Tìm kiếm các dịch vụ giữ trẻ, người giúp việc nếu bạn sẽ phải đi làm trở lại sau sinh.

– Bắt đầu chuẩn bị phòng cho em bé.

– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Tuần thứ 25

– Hãy nghiên cứu hoặc nâng cấp dịch vụ bảo hiểm để đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống và quyền lợi của bạn và bé sau này.

– Bạn có dự định đặc biệt về việc sinh nở? Hãy viết ra, thảo luận với chồng và tìm cách thực hiện.

– Đăng ký sinh tại bệnh viện và nhà hộ sinh.

Tuần thứ 26

– Tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bé (bệnh viện, phòng khám tư và bảo hiểm y tế).

– Hãy tranh thủ đi du lịch, vì khi sang tam cá nguyệt thứ ba, tốt nhất bạn nên tránh đi xa.

– Làm xét nghiệm glucose.

Tuần thứ 27

Giờ là lúc bố mẹ chọn cho bé màu sơn phòng thật đáng yêu..

– Chọn màu sơn cho phòng của bé.

– Nếu bạn có ý định lưu giữ máu cuống rốn cho bé, hãy nghiên cứu về dịch vụ này.

Tuần thứ 28

– Từ tuần này, bạn sẽ bắt đầu lịch khám thai mỗi 2 tuần.

– Hỏi thăm chế độ phụ cấp sinh con của công ty và cơ quan bảo hiểm.

– Kiểm tra nhà cửa và đảm bảo nhà bạn an toàn khi có trẻ nhỏ.

– Giúp chồng cảm nhận những cú huých đạp của con.

– Nếu các ngón tay của bạn sưng lên, hãy tháo nhẫn và cất đi cho đến khi bạn sinh xong. Căn cứ vào nhóm máu của bạn và chồng, bạn có thể được đề nghị thử máy RhoGAM.

Tam cá nguyệt thứ ba – Từ tuần thai thứ 29 đến 42

Tuần thứ 29

Hãy mở tiệc chào mừng sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ đáng yêu nào.

– Nào, mở tiệc ăn mừng bé yêu sắp chào đời thôi!

– Hãy dành thời gian thiết kế thiệp báo tin đón thành viên mới của gia đình vì đến lúc sinh con, có thể bạn sẽ chẳng còn thời gian để làm công việc đáng yêu này.

– Hãy nhờ chồng kiểm tra các loại nội thất trong phòng bé có được sơn bằng sơn gốc chì không để loại bỏ chúng hoặc ít nhất là loại bỏ lớp sơn.

– Hãy ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.

Tuần thứ 30

– Hãy cùng chồng đi chọn mua các loại thiết bị dùng cho bé như xe đẩy, ghế trẻ em trên xe hơi nếu bạn còn thiếu những món này.

– Đếm số lần thai máy.

– Chuẩn bị gói ghém hành lý đi sinh, và cũng nên chuẩn bị một túi đồ dự phòng cho ông bố trẻ nữa.

– Tìm hiểu về các dấu hiệu sinh non.

– Tập các bài tập được thiết kế riêng để giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.

Tuần thứ 31

– Hãy ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt.

– Nếu bạn có ý định thuê y tá chăm sóc bé trong những ngày đầu, hãy bắt đầu tìm “mối” đi nhé!

– Lên kế hoạch nghỉ thai sản và thông báo cho những người liên quan ở công ty.

– Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu sơ sinh.

Tuần thứ 32

– Lên kế hoạch chăm sóc hoặc gửi nhờ chăm sóc bé lớn (hoặc thú nuôi) khi bạn đi sinh.

– Cắt tóc. Dọn và bày biện phòng bé.

– Bắt đầu lịch thăm khám thai hàng tuần cho đến lúc đi sinh.

Tuần thứ 33

Mẹ đã dọn phòng cho bé cưng chưa nào?

– Bắt đầu tìm đọc các tài liệu về chăm sóc trẻ sơ sinh.

– Dọn chỗ cho em bé trên xe hơi gia đình (nếu có).

– Lắp đặt ghế cho em bé trên xe.

Tuần thứ 34

– Xem xét việc cập nhât thông tin về em bé trong các hồ sơ của bạn.

– Làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

– Mua vài thứ mà bạn sẽ cần cho những ngày đầu sau sinh.

– Quyết định bác sĩ nhi mà bạn sẽ cho bé theo khám.

Tuần thứ 35

– Mua một cuốn sách về năm đầu đời của trẻ.

– Xem các đoạn phim và tài liệu về nuôi con bằng sữa mẹ.

– Xem lại đồ đạc bạn chuẩn bị cho bé còn thiếu gì không.

Tuần thứ 36

– Lên kế hoạch làm xét nghiệm đo sức khỏe thai nhi (non-stress test).

– Trao đổi kế hoạch sinh con với bác sĩ bạn theo khám hoặc nơi đăng ký sinh.

– Ngủ, ngủ ngắn và nghỉ ngơi nhiều hết mức có thể.

– Gửi lời cảm ơn đến những người đã gửi quà mừng em bé cho bạn.

Tuần thứ 37

Hãy dạy bé yêu em từ khi em bé chưa chào đời.

– Nếu bạn đã có con trước, hãy chuẩn bị tâm lý “có em” cho bé.

– Nếu nhà bạn không có người giúp nấu ăn, hãy bắt đầu chuẩn bị mà dự trữ thức ăn khi bạn đi sinh và trong 1-2 tuần đầu sau sinh.

– Mua tã bỉm và các dụng cụ cho con bú.

– Giặt sạch tất cả quần áo và chăn nệm của bé (dù là đồ mới).

Tuần thứ 38

– Thắt chặt các chi tiêu không cần thiết.

– Lập danh sách những người bạn muốn liên hệ, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email .

– Chốt lại tên cho bé thôi nào!

Tuần thứ 39

– Thực hành và tập luyện các kỹ thuật thở và thả lỏng mà bạn đã học ở lớp tiền sản.

– Thu xếp công việc ở công ty và luôn ghi chú những việc bạn đang làm để tiện bàn giao nếu phải đi sinh sớm hơn dự kiến.

– Trao đổi với chồng xem liệu anh ấy có muốn có mặt trong phòng sinh với bạn không.

Tuần thứ 40

– Hãy sẵn sàng cho sự kiện vỡ ối, hoặc ra máu.

– Và cả những cơn gò nữa, bạn đã biết cách nhận biết cơn gò chuyển dạ và cơn co giả chưa? Mua vài túi chườm lạnh ở hiệu thuốc để giảm đau vết cắt tầng sinh môn.

Tuần thứ 41

– Hãy tận hưởng cảm giác từ những cú máy đạp cuối cùng của bé và cảm giác tuyệt vời khi con còn đang trong bụng bạn.

– Tập động tác ngồi xổm để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.

– Sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Tuần thứ 42

– Hãy thử một số mẹo giục sinh (hoặc ít nhất là bạn cũng nên ghi nhớ chúng) – như ăn đồ cay, quan hệ tình dục, đi bộ hoặc kích thích núm vú.

– Làm thử nghiệm đo sức khỏe thai nhi lần nữa, hoặc thử nghiệm tạo cơn co.

– Đến bệnh viện và tiến hành đẻ chỉ huy.

Nguồn: Webtretho.com