Kích thước thai nhi theo tuần tuổi như thế nào là đạt chuẩn?
Kích thước thai nhi theo tuần như thế nào là đạt chuẩn? Liệu bạn đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển chiều cao và cân nặng đạt chuẩn hay chưa? Và còn rất nhiều mối bận tâm khác của mẹ bầu sẽ được Care With Love cập nhật đầy đủ trong bài viết sau đây. Tham khảo ngay để biết cách chăm sóc cho bản thân và thai nhi tốt nhất bạn nhé.
Tổng quan về thai kỳ của mẹ bầu: Thai kỳ của mẹ bầu được chia làm 3 tam cá nguyệt với những dấu mốc phát triển tương ứng và biến đổi cơ thể cùng thai nhi.
1. Kích thước thai theo tuần ở tam cá nguyệt thứ nhất
Dựa theo chu kỳ mang thai thì tam cá nguyệt thứ nhất sẽ kéo dài từ tuần thai đầu đến tuần thai thứ 13. Thời kỳ nội tiết tố ở bên trong cơ thể thay đổi nhiều nên các mẹ sẽ có dấu hiệu chán ăn, buồn nôn. Kích thước thai nhi theo tuần ở tam cá nguyệt thứ nhất cũng còn khá nhỏ. Dù vậy vẫn có thể xác định được bắt đầu bước sang tuần thứ 4.
Bắt đầu từ tuần 4 kích thước thai nhi đã có thể xác định được
1.1. Kích cỡ thai nhi theo tuần 1 đến 6
– Chiều dài thai nhi: 0 đến 1cm
– Cân nặng: 0 đến 1g
– Sự phát triển của thai nhi:
+ Vỏ đại não bắt đầu phát triển
+ Tuyến tụy sản xuất glucagon
+ Tay chân của bé nhìn giống như mái chèo.
+ Tai, cơ hành được hình thành.
+ Miệng đã bắt đầu phát triển tuyến nước bọt
– Cảm giác của mẹ bầu: Cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống và thường xuyên đi tiểu. Mũi thính hơn, nhạy cảm với bất kỳ mùi nào ở xung quanh, thay đổi tâm trạng thất thường.
1.2. Kích thước phôi thai theo tuần 7 đến 13
Đến tuần 13 thai nhi có thể lớn bằng trái dâu tây
– Chiều dài thai nhi: Từ 1cm đến 7.4cm
– Cân nặng thai nhi: Từ 1g đến 23g
– Sự phát triển của thai nhi:
+ Thai nhi trong bụng mẹ đã bắt đầu có vân tay.
+ Mí mắt đóng để bảo vệ mắt.
+ Khuôn mặt có những biểu cảm khác biệt.
+ Các màng ở ngón tay và ngón chân không còn nữa.
+ Các xương được kết nối bằng dây chằng. Tay bé đã hình thành 27 đốt xương.
+ Những đặc điểm trên khuôn mặt như mũi, môi đã được hình thành đầy đủ.
+ Nhau thai sinh ra hormone progesterone cũng như estrogen để thai nhi phát triển.
– Cảm giác mẹ bầu: Chóng mặt, chướng bụng, âm đạo tiết dịch nhiều hơn, nám da, tâm trạng bị thay đổi,…
2. Kích thước thai nhi theo tuần tuổi ở tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ hai là thời kỳ dễ chịu nhất trong các giai đoạn của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén có xu hướng giảm mạnh hay dừng hẳn.
Ngoài ra, các mẹ cũng cảm thấy dễ chịu, thèm ăn uống nhiều hơn, trọng lượng cơ thể cũng thay đổi rõ rệt. Riêng với các bà bầu sinh con đầu thì vẫn chưa có sự thay đổi lớn.
2.1. Kích cỡ thai nhi theo tuần 14 đến 20
– Chiều dài thai nhi: Từ 7.4cm đến 25.6cm
– Cân nặng thai nhi: Từ 23g đến 300g
– Sự phát triển của thai nhi:
+ Lớp lông tơ không còn nữa.
+ Nhịp tim của bé đập từ 120 đến 160 nhịp mỗi phút.
+ Những tuyến bã nhờn trên da bắt đầu vận hành.
+ Các mẹ có thể cảm nhận được sự chuyển động của bé.
+ Răng vĩnh viễn được hình thành bên trong nướu.
+ Bắt đầu hình thành lớp mô Myelin bao quanh dây thần kinh.
+ Cho bà bầu đi siêu âm sẽ thấy cử động thai nhi mút, nắm.
– Cảm giác bà bầu: Dựa theo bảng đo kích thước thai nhi theo tuần thì lúc này các mẹ có dấu hiệu tăng tiết dịch âm đạo, thèm ăn hơn, cơ thể cũng bị phù nề và hơi khó thở,…
2.2. Kích thước túi thai theo tuần 21 đến 27
– Chiều dài thai nhi: Từ 26,7cm đến 36,6cm
– Trọng lượng thai nhi: 360g đến 875g
– Sự phát triển của thai nhi:
+ Võng mạc mắt đã phát triển hoàn chỉnh, giúp thai nhi phân biệt được sáng và tối.
+ Hệ thống miễn dịch, gan, phổi vẫn được phát triển.
+ Xương bàn chân và xương đùi dài tầm 5cm.
+ Bên ngoài da hình thành lớp sáp trắng vernix caseosa.
+ Thai nhi nhận ra giọng của cha mẹ.
– Cảm nhận mẹ bầu: Dựa theo bảng kích thước thai nhi thì thời kỳ này các mẹ sẽ thấy móng tay rất nhanh dài, kích thước ngực lớn hơn, quầng vú và núm vú sẫm màu,…
3. Cân nặng và kích thước chuẩn của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ ba
3.1. Kích thước thai nhi theo tuần ở tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ ba là thời kỳ từ tuần thứ 28 đến khi sinh, đây cũng là thời kỳ tăng cân nhanh nhất của mẹ và bé. Kích thước bụng tăng lên nhiều, trọng lượng và chiều dài của thai nhi cũng phát triển khá nhanh. Những chỉ số như chiều cao, cân nặng,… của thai nhi được các bác sĩ chẩn đoán qua siêu âm. Trung bình, mỗi tuần bé có thể tăng 200g.
– Chiều dài thai nhi: Từ 37,6cm đến 51.2cm
– Trọng lượng thai nhi: Từ 1kg đến 3.4kg
– Sự phát triển của thai nhi: Bé đã phát triển toàn diện và có thể sinh bất kỳ lúc nào. Do đó, mẹ bầu nên chuẩn bị sinh bất kỳ lúc nào.
3.2. Bà bầu cần lưu ý gì ở tam cá nguyệt thứ ba?
Theo bảng tiêu chuẩn kích thước thai nhi thì tam cá nguyệt thứ ba sẽ chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của bé. Đây cũng là giai đoạn khá nhạy cảm, vậy nên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi thì cần bạn cần đặt lịch khám chặt chẽ để kiểm soát được mọi chuyện, ngăn ngừa việc sinh non.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên nắm thông tin bảng cân nặng thai đầy đủ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để không rơi vào tình trạng tăng cân quá nhanh. Bởi nó có thể kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
– Bệnh tiểu đường
– Bệnh cao huyết áp
– Bệnh phù nề
– Ợ nóng, đau đầu
– Yếu hoặc đau tay vì dây thần kinh đi qua cổ tay bị chặn
– Thai nhi quá lớn gây nguy hiểm khi sinh.
>>Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu để thai nhi phát triển tốt
3.3. Những điều cần làm ở tam cá nguyệt thứ ba
Những điều các mẹ cần làm ở tam cá nguyệt thứ 3 là:
– Luyện tập nhẹ nhàng, đi bộ nhiều hơn.
– Massage thư giãn, tạo cảm giác thoải mái về thể chất lẫn tinh thần.
– Liên hệ với dịch vụ chăm sóc mẹ và bé uy tín để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Care With Love – một địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé uy tín hàng đầu mà các mẹ không nên bỏ lỡ. Chúng tôi không chỉ giúp sẵn sàng giải đáp thắc mắc về trọng lượng, kích thước thai nhi theo tuần cho các mẹ mà dịch vụ của chúng tôi cũng rất chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm bất ngờ.
Vậy còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với Care With Love?
Massage Bầu – Dứt điểm ngay những cơn đau nhức khi mang thai
Hơn 80% mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng đầu & 3 tháng cuối thai kỳ do hiệu ứng phụ của các hormone thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu sẽ sản sinh ra Hormone FSH gia tăng để kích trứng phát triển là nguyên nhân gây ra cơn đau lưng ở mẹ bầu những tuần đầu thai kỳ.
Từ tuần thai thứ 10 trở đi, xuất hiện thêm một loại hormone mới mang tên Relaxin với tác dụng giúp vùng cơ xương chậu giãn nở. Từ đó khiến tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới càng đau nhức.
Càng về cuối thai kỳ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do cột sống cong và chịu nhiều áp lực, cơ bụng căng ra và yếu đi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Nếu không cải thiện, đau lưng sẽ đeo bám mẹ dai dẳng từ mang thai đến cả khi đã sinh làm cho mẹ bầu rất mệt mỏi
DỨT ĐIỂM ngay những cơn đau nhức với MASSAGE BẦU của Care With Love
Những liệu pháp xoa bóp Massage, ấn huyệt, chườm thảo dược/ đá nóng, giúp mẹ xua tan nhức mỏi ngay lập tức, cải thiện giấc ngủ
Massage bầu tác động trực tiếp đến thai nhi, giúp bé thư giãn ngủ ngon. Massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình chuyển dạ cũng nhanh hơn!
Đau lưng chỉ là một phần thai kỳ, hãy đến Care With Love Spa thư giãn ngay nhé
Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh
Gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để book lịch ngay mẹ nhé