Phù chân khi mang thai – không còn là nỗi lo cho mẹ bầu
Phù chân khi mang thai khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu. Có đến 75% bà bầu xuất hiện phù ở lõm mắt cá và cẳng chân vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ và triệu chứng biểu hiện nặng nhất vào 3 tháng cuối. Phù nề khi mang thai còn có thể tiếp tục sau thời gian sinh, sau đó sẽ giảm dần và tự hết.
Hãy cùng dịch vụ bà bầu tại nhà Care with Love tìm hiểu về tình trạng này.
Bà bầu bị phù chân – vì đâu nên nỗi?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do gia tăng lượng chất lỏng trong cơ thể. Trong suốt thai kỳ, cơ thể người bà bầu sẽ tăng khoảng 50% lượng chất lỏng và lượng máu để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, sự gia tăng chất lỏng là bước chuẩn bị cho các khớp và các mô mở rộng hơn- đây là sự mở rộng cần thiết khi chuyển dạ. Một phần tư trọng lượng cơ thể bà bầu tăng lên trong thai kỳ là do tích tụ chất lỏng.
Một loại hormone mang tên re-la-xin hoạt động, làm nới lỏng các khớp quanh khung chậu để tới lúc lâm bồn, em bé có chỗ để đi xuống ống sinh sản và vào khung chậu.
Hormone này cũng làm nới lỏng các dây chằng ở bàn chân, gây ra tình trạng giãn xương bàn chân. Thực tế, xương bàn chân không hề to lên mà chỉ là các dây chằng giữ xương với nhau không còn được chặt chẽ như thường nữa.
Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức thông thường
Do việc tăng hàm lượng muối.
Đứng quá lâu không vận động.
Sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống.
Có thể do sự sinh trưởng và phát triển của bào thai, tử cung phát triển lớn nên ép tĩnh mạch khoang dưới, gây trở ngại cho máu từ chân và khung chậu… chảy về tim và dịch thể thấm ra ngoài mà phát sinh bệnh phù ở chân.
Có thể do gan, vì sau quá trình mang thai sẽ làm xuất hiện chứng tiểu ra albumin, dẫn đến protein trong máu thấp và xuất hiện phù.
Hàm lượng a-xit uric trong máu tăng cao có thể gây phù chân
Thay đổi khi mang thai thường gặp là thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ mang thai.
Đa số các bà bầu phù nề đều gặp phải tình trạng chân to hơn thông thường rất nhiều trong quá trình mang thai đặc biệt những tháng cuối và đây là biểu hiện hoàn toàn dễ hiểu.
Cách trị phù chân khi mang thai mẹ cần ghi nhớ
Ăn cá quả và bí đao
Cá quả 1 con khoảng 250g, bí đao 500g, đậu đỏ 60, hành lá 3 cây. Khi nguyên liệu được làm sạch chỉ việc cho tất cả vào nồi luộc chín nhừ không cho muối, ăn trong ngày và ăn liên tiếp 3-4 ngày, chứng phù nề sẽ giảm.
Bà bầu phù nề không thích ăn cá thì chỉ cần bí đao với đậu đỏ khoảng 80g nấu canh không cho muối, ăn thay rau cũng rất tốt cho bà bầu phù nề
Uống nước râu ngô
Cho lượng râu ngô vừa đủ vào ấm, đun sôi để nguội uống hằng ngày. Ngoài tác dụng làm giảm chứng phù chân, nước râu ngô có tính mát, rất có lợi cho sức khỏe bà bầu phù nề.
Massage
Massage đúng kỹ thuật là giải pháp hữu ích với các bà bầu phù nề, làm tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất nhiều hơn cho từng tế bào của mẹ và thai nhi.
Các động tác massage như: xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút. Đó là một trong những động tác mẹ bầu nên tham khảo.
Nếu bụng bầu to, gây khó khăn cho tư thế này, bà bầu nên nhờ chồng hoặc người thân massage chân giúp.
Hoặc nếu quan tâm, mẹ có thể liên hệ liệu trình dành cho bà bầu phù nề tại nhà của Care With Love, để được trợ giúp và giảm sưng phù cho đôi chân một cách hiệu quả.
Một số lưu ý khác cho bầu bị phù chân
Khi đi ngủ, hãy tạo thói quen gác chân lên thành giường hoặc kê chân lên gối và nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp để loại trừ sức ép của tử cung với tĩnh mạch khoang dưới.
Đi những loại giầy dép cao gót chỉ làm vận động của bà bầu phù nề thêm khó và gây khó chịu cho chân. Hơn nữa, nếu bà bầu bị ngã thì sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.
Sau tắm, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bàn chân lên phía trên đùi.
Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc của bà bầu đòi hỏi bạn phải đứng nhiều giờ trong ngày, hãy cố gắng nghỉ 5 – 10 phút khi bà bầu bắt đầu cảm thấy mỏi.
Trong suốt thời kỳ mang thai, trừ giai đoạn đầu có thể mệt do nghén, bà bầu phù nề nên tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bơi.
Không nên tắm nắng. Điều này không tốt cho chân và cả da của bà bầu nữa.
Chọn những loại quần áo rộng rãi, không nên chọn quần áo bó sát, nó sẽ cản chở việc lưu thông mạch máu.
Cân bằng thực phẩm
Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein, can-xi, chất xơ, vitamin C, E và P (có tính năng bảo vệ các thành tĩnh mạch).
Khuyến khích mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, can-xi, và kẽm.
Không nên ăn các món ăn có nhiều muối và cay vì nó sẽ làm mạch máu bị giãn. Hạn chế các loại đồ uống có chứa caffeine và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút cũng giúp chân cảm thấy thoải mái, có khả năng làm giảm sưng phù.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ nếu bị phù chân khi mang thai
Theo các bác sĩ khuyến cáo, khi bà bầu có cảm giác người nặng nề, mí mắt nặng, chân nặng, da bóng, mất hết các nếp nhăn ở cổ tay, cổ chân, mặt tròn trịa thì nên đến bác sĩ sản khoa để xác định nguyên nhân.
Ngoài ra, thai phụ cũng nên lưu ý quá trình tăng cân. Ở những tháng cuối của thai kỳ chỉ nên tăng không quá 0,5 kg mỗi tuần, nếu vượt thì cũng là dấu hiệu bà bầu đã bị phù do nhiễm độc thai nghén.
Hơn nữa, đa số tình trạng phù chân do nhiễm độc thai nghén gây ra xuất hiện trong quý thứ ba của thai kỳ. Vì vậy, nếu bà bầu không có tiền sử các bệnh về tim, thận, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng lại xuất hiện phù, nhất là trong ba tháng cuối thì có thể do nhiễm độc thai nghén.
Vì vậy, chẩn đoán sớm để phát hiện là rất quan trọng. Nếu như được phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì sẽ giảm bớt được rất nhiều nguy cơ, phù sẽ mất đi, tình trạng thai nghén sẽ dần trở lại bình phục. Care With Love chúc các mẹ luôn khỏe!