Mẹ bầu khó chịu phải làm sao?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhều thay đổi. Những “kẻ thù” của mẹ bầu như buồn nôn, đau nhức, chảy máu lợi, khó thở, táo bón, chuột rút, ợ chua,… là hết sức bình thường trong một thai kỳ khỏe mạnh, tuy nhiên chúng làm mẹ bầu khó chịu dẫn đến tâm lý nóng nảy, dễ cáu gắt.
Nguyên nhân mẹ bầu khó chịu
Là do sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể hoặc là do cơ thể bạn phải chịu thêm áp lực trong lúc mang thai từ cuộc sống khiến mẹ bầu khó chịu, luôn muốn “bốc hỏa” khi không vừa ý điều gì.
Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng hơn nhiều so với bình thường vì lượng máu tuần hoàn tăng lên sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, cùng với đó, sự tăng cân cũng là thủ phạm khiến bạn trở nên mệt mỏi, nóng nực và khó chịu hơn.
Một số triệu chứng khiến mẹ bầu khó chịu
1. Buồn nôn
Ở những tháng đầu của thai kỳ, 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ. Đây là triệu chứng khó chịu nhất ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu.
Để khắc phục tình trạng ốm nghén hãy chú ý và tránh xa những thực phẩm kích thích mùi vị như gia vị hành tỏi, mùi tanh cá biển, thực phẩm chứa nhiều chất béo,… Lưu ý chia nhỏ bữa ăn và bổ sung các loại vitamin như B12, kẽm, sắt. Bên cạnh đó, bạn cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn bằng cách đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để quên đi các triệu chứng khó chịu.
2. Ợ nóng
Phụ nữ có thai rất dễ bị ợ nóng do một số hormone tăng cao trong thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa, dịch vị axit được tiết ra trong dạ dày nhiều hơn. Ngoài ra, vào giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung chứa em bé ngày càng to nên chèn ép vào dạ dày, làm tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản.
Triệu chứng này sẽ càng nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác nôn nao, nóng rát ở lồng ngực và chua trong miệng, khi xảy ra vào ban đêm chứng ợ nóng có thể khiến cho thai phụ mất ngủ.
Để khắc phục tình trạng này nên tránh ăn những thực phẩm có độ béo cao, chiên dầu mỡ, món mặn hay những đồ uống có nhiều axit, đồng thời lựa chọn thức ăn dễ tiêu. Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn cũng giúp làm giảm áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa, từ đó giảm bớt ợ nóng.
3.Táo bón
Nếu gặp tình trạng này bạn cần bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ vàuống nhiều nước. Ngoài ra ngồi nhiều cũng là một trong những nguyên nhân mẹ bầu khó chịu vì chứng táo bón, vì thế bạn nên cố gắng di chuyển nhiều hơn. Nếu bị táo bón lâu ngày không khỏi thì bạn cần phải thực hiện các bài tập massage đặc trị từ dịch vụ massage bầu tại nhà gặp bác sỹ để có lời khuyên tốt nhất.
4.Chuột rút
Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Đối với hầu hết mẹ bầu, chuột rút nhẹ không đáng phải bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút có liên quan đến tử cung có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ.
Do đó cần có sự kiểm tra định kỳ bởi các y bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Nguyên nhân do khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ.
Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
Để giảm nguy cơ chuột rút khi mang thai, mẹ cầu nên xoa bóp bắp chân hoặc chân khi bị co cơ đau đớn. Để cải thiện lưu thông máu, bạn nên chịu khó đi bộ thường xuyên hơn. Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, massage, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ.
Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm. Ngoài ra, nên bổ sung thêm canxi và vitamin D. Nếu có điều kiện, bà bầu đừng ngại nhờ dịch vụ massage bầu tại nhà để được chăm sóc & đánh bay mọi phiền toái thường gặp trong suốt thai kỳ.
Giúp mẹ bầu giảm bớt các khó chịu này
Chế độ ăn uống
Hãy tránh những thực phẩm “ngậy mùi”; chẳng hạn như mùi thịt hay thịt gà có thể dễ khiến mẹ bầu bị dội. Nếu như cảm giác buồn nôn liên tục, mẹ bầu có thể uống một chút nước gừng sẽ giúp mẹ bầu giảm được cảm giác buồn nôn..
Hãy chia nhỏ bữa ăn của mẹ bầu, để cơ thể dễ hấp thụ và không gây cảm giác ngán
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nước nhiều để hạn chế tình trạng táo bón.
Chế độ tập luyện
Mẹ bầu nên tham gia lớp Yoga dành cho bà bầu, các động tác Yoga sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu thư giãn, mẹ bầu có thể điều tiết được cảm xúc của mình.
Massage
Mẹ bầu có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc bà bầu Care with Love, với các bài massage chỉ dành riêng cho bà bầu, các chuyên viên ở đây sẽ giúp bà bầu hạn chế được tình trạng chuột rút vào ban đêm, giúp cho thai kỳ phát triển, hơn thế nữa, giúp cho mẹ bầu có một tinh thần thoải mái, bớt cáu gắt tức giận, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và hạnh phúc gia đình
Chia sẻ với những người thân
Mẹ bầu có thể cùng chồng lên kế hoạch và chuẩn bị cho đứa con chào đời, nuôi nấng và chăm sóc như thế nào? Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu tăng cảm giác hạnh phúc khi nghĩ đến những viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai và bớt lo lắng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các mẹ đã có con. Mẹ bầu sẽ học hỏi được kha khá kinh nghiệm.