Dinh dưỡng trong sữa mẹ và cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ như thế nào? Cách bảo quản sữa mẹ để con yêu luôn có nguồn sữa dồi dào mẹ đã biết chưa? Chúng ta vẫn luôn nhận được các khuyến cáo như: “Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ là quí giá, vô hạn. Nhưng nếu chẳng may cơ địa của mẹ không đủ sữa để nuôi bé. Và phải nuôi con bằng sữa công thức. Như vậy, mẹ cần được trang bị kiến thức: hàm lượng và giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa công thức để an tâm nuôi bé lớn khôn nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nỗi trăn trở của các mẹ "bỉm sữa"

Nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nỗi trăn trở của các mẹ “bỉm sữa”

SO SÁNH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG TRONG SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ YÊU 

 Việc cho bé bú mẹ hay bú sữa công thức là nỗi trăn trở của các mẹ bầu trước và cả sau sinh. Chắc chắn khi làm mẹ: bạn luôn muốn bé yêu của mình sử dụng sữa mẹ như một sự tinh túy chắc chiu cho con. Tuy nhiên, vì thể trạng cơ thể mẹ hay những lí do khách quan. Mẹ phải bổ sung sữa công thức trong quá trình nuôi con. Chúng ta cùng tìm hiểu những giá trị mang đến khi cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức nhé

1. CHẤT BÉO:

Sữa mẹ: Giàu omega-3, cụ thể là DHA và AA giúp phát triển trí não. Ben cạnh đó cholesterol trong sữa mẹ gần như được bé hấp thụ hoàn toàn. Sữa mẹ còn chứa enzyme lipase giúp tiêu hóa chất béo

Sữa công thức: Một vài loại sữa có thông tin chứa DHA nhưng không thể đầy đủ bằng sữa mẹ. Sữa công thức Không có cholesterol, Không chứa lipase khó có thể được tiêu hóa hấp thụ hoàn toàn.

Chất béo rất quan trong trọng sữa mẹ giúp trí não và sự phát triển cơ thể bé ở mức tối đa.

2. CHẤT ĐẠM

Sữa mẹ: Đạm whey dễ tiêu hóa, bé hấp thụ được hoàn toàn. Kháng thể lactoferrin tốt cho đường ruột. Chứa kháng sinh tự nhiên lysozyme. Chứa các chất giúp bé có cảm gác thoải mái, dễ chịu, gây buồn ngủ

Sữa công thức: bé khó hấp thụ hoàn toàn, ít lactoferrin. Không có lysozyme, thiếu proteine giúp phát triển trí não và cơ thể

Chất đạm giúp bé cứng cáp,tăng cường thể chất. Các thành phần protein giúp phát triển trí não và cơ thể. Chứa nhiều yếu tố cho sự tăng trưởng của bé.

Bé bú sữa mẹ: tiện lợi, an toàn, tiết kiệm

Bé bú sữa mẹ: tiện lợi, an toàn, tiết kiệm

3. CARBOHYDRATES:

Sữa mẹ: Giàu lactose, giàu oligosaccharides giúp đường ruột khỏe mạnh

Sữa công thức: Một số loại sữa công bố có lactose nhưng không có hàm lượng bằng sữa mẹ, thiếu hụt oligosaccaharides

arbonhydrares quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé những năm đầu đời.

4. BẠCH CẦU: Sức đề kháng cơ thể

Sữa mẹ: chứa hàng triệu tế bào bạch cầu, giàu chất miễn dịch.

Sữa công thức: Không có tế bào bạch cầu sống. Ít các chất miễn dịch cho cơ thể bé

Cơ thể mẹ đã tạo ra kháng thể mầm bệnh và cũng cấp những kháng thể có sẵn này qua cho bé.

VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

Sữa mẹ: bé dễ dàng hấp thu sắt, kẽm, cali… trong sức mẹ. Đặc biệt có nhiều selen – chất chống oxy hóa hơn sữa công thức.

Sữa công thức: bé khó hấp thu các vi chất trong sữa công thức do sự chuyển hóa chất dinh dưỡng không dễ dàng

Hàm lượng vitamin và khoáng chất giúp cho sự phát triển toàn diện của cơ thể bé.

6. ENZYME VÀ HORMONE 

Sữa mẹ: chứa nhiều enzyme tiêu hóa và các hormone tăng trưởng.

Sữa công thức: trong quá trình chế biến và sản xuất đã làm mất đi những chất này

Enzyme và hormone hỗ trợ cho đường ruột và tiêu hóa của bé. góp phần vào sự cân bằng sinh hóa tổng thể và sự phát triển của em bé.

CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ TỐT NHẤT CHO BÉ NGUỒN SỮA DỒI DÀO

Sữa mẹ được bé yêu bú trực tiếp sẽ an toàn, vệ sinh và hiệu quả hơn hết. Cho bé bú mẹ giúp tiếp xúc da kề da, kết nối tình cảm mẹ con. Bé được bú mẹ sẽ giải tỏa căng thẳng, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ nhiều hơn nhu cầu của bé. Mẹ nên lưu những cách bảo quản sữa mẹ sau đây để an toàn và khoa học.

Sử dụng bình trữ sữa:

Bình thủy tinh được xem là chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ. Bởi vì tính an toàn, vệ sinh của thủy tinh được đánh giá cao. Các loại bình nhựa như bình sữa, bình chuyên dụng trữ sữa mẹ chất lượng tốt cũng được đánh giá cao.

Sử dụng túi đựng sữa:

Nên chọn những loại túi chuyên dụng. Túi có cấu tạo từ nhựa dùng trong thực phẩm đảm bảo an toàn. Chọn túi trữ sữa của thương hiệu uy tín để tránh tình trạng túi bị nứt, rách khi đông lạnh khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Lưu ý một số chất dẻo có trong các loại túi kém chất lượng còn có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa.

Máy hút sữa:

Nếu mẹ có nguồn sữa dồi dào hoặc không có thời gian cho bé bú đúng cữ nhưng vẫn muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Thì việc dùng máy hút sữa để lấy sữa ra và bảo quản cho bé khi bú là điều cần thiết.

Đảm bảo vệ sinh:

Luôn giữ tất cả các dồ dùng bảo quản sữa mẹ vệ sinh, tiệt trùng, an toàn cho bé. Sử dụng xà phòng chuyên rửa đồ dùng cho bé, hấp tiệt trùng trước khi sử dụng hoặc tái sử dụng lại. Đối với túi trữ sữa mẹ nên chọn các loại túi đã được tiệt trùng và giữ vệ sinh cho nó thật tốt trước khi sử dụng

Đảm bảo vệ sinh

Bảo quản sữa mẹ cho bé yêu nguồn sữa dồi dào

Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất mà bạn nên biết

Để sữa vào tủ đông theo thứ tự thời gian. Mẹ có thể xếp các phần sữa trữ lạnh cho bé vào tủ lạnh theo thứ tự từ trước – sau. Mẹ cần ghi chú ngày tháng lên bình/túi trữ sữa để biết rõ thời gian hút phần sữa này làm căn cứ sử dụng trước – sau tránh nhầm lẫn.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì một số lý do, mẹ phải dùng đến sự hỗ trợ của sữa công thức. Care With Love sẽ chia sẻ các cách bảo quản sữa công thức để thuận tiện cho mẹ chăm sóc bé.

Chỉ bảo quản những phần sữa nguyên mẹ hút ra mà bé chưa sử dụng:

Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được. Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những phần sữa mẹ (lỏng) đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Thời gian an toàn bảo quản sữa mẹ và sữa công thức ở các nhiệt độ khác nhau là:

Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25C đến 350C giữ được 6 giờ đến 8 giờ, nếu để ngăn  mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng. Nếu cần trữ đông, sữa mẹ vừa vắt ra nên được đặt ngay vào tủ lạnh, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.

Thời gian bảo quản sữa công thức sau khi pha thường là 2 giờ. Nếu mẹ đã cho bé dùng sữa công thức thì cần sử dụng trong vòng 2 giờ. Trong trường hợp bé dùng sữa bị dư, bạn đừng tiếc mà giữ lại cho cữ ăn sau. Thức ăn đã nhiễm nước bọt của trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hoặc không còn đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

Cách sử dụng lại sữa mẹ an toàn, đủ chất sau khi rã đông:

Sữa mẹ hâm ấm (10 – 200C) không làm mất chất dinh dưỡng. Việc bảo quản sữa mẹ được khuyến cáo như sau:  trước khi cho trẻ ăn làm ấm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng. Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Để rã đông sữa mẹ, bạn có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40° C.

Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau: Đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa. Hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Sữa phải ấm nhưng không quá nóng. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi, không được trữ lại.

Cách sử dụng lại sữa mẹ an toàn, đủ chất sau khi rã đông

Nuôi con bằng sữa mẹ, lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển toàn diện của con

Mẹo nhỏ trong cách bảo quản sữa mẹ

Nên lưu ý lượng sữa vắt trong một lần theo nhu cầu của trẻ để tránh lãng phí sữa, sau khi hâm lại bé bú không hết phải bỏ đi. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt với lượng sữa vừa đủ với lần bú của con, trung bình từ 120-150 ml. Nếu bé lớn hơn, lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của con trong mỗi cũ bú.

Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ tuy không dễ dàng nhưng mang lại hạnh phúc theo một cách riêng. Hy vọng tất cả các bé đều được hưởng nguồn dinh dưỡng quí giá trong sữa mẹ mà mẹ không quá vất vả. Để đảm bảo thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của con yêu mẹ nên cho con bú sữa mẹ. Cùng tìm hiểu các cách bổ sung dinh dưỡng dồi dào trong nguồn sữa mẹ, nuôi con khoa học qua các trang Care With LoveTrần Thảo Vi nhé!

Xem thêm:

Kiến thức chăm sóc bé sơ sinh khoa học, hữu dụng

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh – Làm mẹ nên đọc để bổ sung kiến thức nuôi con