Cơn gò chuyển dạ là gì? Dấu hiệu khi chuyển dạ sắp sinh

Cơn gò chuyển dạ với sự khác nhau và cường độ và thời gian dễ làm các mẹ cảm thấy bối rối. Vậy nên, nhận biết các cơn gò chuyển dạ cũng như học hỏi các biện pháp giúp làm dịu cơ thể khi gặp trường hợp này là điều mà các mẹ nên làm lúc này.

Chị Trần Thảo Vi – Founder của Care With Love, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Canada, bà mẹ của 4 bé – chia sẻ thông tin cơn gò tử cung và dấu hiệu chuyển dạ tháng cuối thai kỳ. 

1. Cơn gò Braxton – Hicks hay cơn co tử cung sinh lý

Đến thai kỳ thứ 4 các mẹ có thể nhận thấy những cơn co tử cung xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, nó không đồng đều và thường xuyên. Đây chính là cách để cơ thể hay tử cung của người mẹ luyện tập trước ngày lâm bồn.

Cơn gò chuyển dạ trước khi đi sinh
Cơn gò chuyển dạ trước khi đi sinh

Cơn gò tử cung xuất hiện bất kỳ lúc nào từ thai kỳ thứ 4

Đặc điểm của cơn gò

  • Không đau nhức
  • Cảm giác tập trung ở phần bụng
  • Bụng dưới căng chặt
  • Cơ thể có phần khó chịu

Đối với cơn gò sinh lý thì nó sẽ không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, cổ tử cung của người mẹ cũng không thay đổi. Khi cơ thể mệt mỏi, thiếu nước, đi đứng nhiều rất dễ xuất hiện cơn gò này. Khi được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ thì cơn gò này sẽ biến mất. 

Trước khi đến bệnh viện để kiểm tra bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp cơn gò sinh lý biến mất:

  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi tư thế như từ đứng thành ngồi
  • Dừng làm việc và nghỉ ngơi
  • Nằm nghiêng sang bên trái

Khi đã thử những cách trên mà cơn gò vẫn không biến mất hoặc xuất hiện thường xuyên hơn thì bạn cần đi kiểm tra ngay, tránh tình trạng sinh non.

Gò chuyển dạ khi sinh
Cơn gò tử cung xuất hiện bất kì lúc nào

2. Cơn gò tử cung sinh non

Cơn co tử cung sinh non xảy ra thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu sinh non. Nó xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian, chẳng hạn cơn gò kéo dài từ 10 đến 12 phút trong một giờ thì hãy cẩn trọng. 

Trong quá trình gò tử cung mà sờ vào bụng bạn sẽ thấy cứng hơn bình thường. Cảm giác tử cung căng chặt đi kèm một số biểu hiện như sau:

  • Đau âm ỉ
  • Khung chậu bị áp lực
  • Bụng bị áp lực
  • Co thắt hay chuột rút

Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Đặc biệt lưu ý những trường hợp đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay bị vỡ ối.

Gặp bác sĩ kiểm tra khi có cơn gò chuyển dạ
Cần đến gặp bác sĩ nếu cơn gò có những dấu hiệu bất thường

Một trong những nguy cơ sinh non bao gồm:

  • Đa thai (sinh hai hoặc sinh ba)
  • Tử cung, cổ tử cung, nhau thai bất thường
  • Người mẹ hút thuốc lá hay một số loại thuốc kích thích nào đó.
  • Căng thẳng nhiều
  • Đã từng sinh non trước đó
  • Nhiễm trùng
  • Trước khi mang thai bị thừa cân hay thiếu cân
  • Không thăm khám thai nhi hay chăm sóc thai đúng cách

Các mẹ cần lưu ý khoảng cách các cơn co tử cung cũng như số lần, tần số gò và các triệu chứng khác cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò chuyển dạ một khi đã xảy ra thì nó sẽ không giảm đi hay biến mất nếu áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi, uống nước như hai loại trên. Thay vì vậy, cơn gò này sẽ có dấu hiệu tăng lên về cường độ, thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Mục đích của các cơn gò này là mở rộng cổ tử cung để chuẩn bị chào đón em bé ra đời. 

Giai đoạn sớm trước chuyển dạ

Giai đoạn chuyển dạ này những cơn gò vẫn còn nhẹ nhàng. Các mẹ sẽ thấy căng chặt tử cung hay bụng dưới, thời gian kéo dài từ 30 đến 90 giây. Khoảng cách và cường độ của cơn gò sẽ tăng dần. Lúc đầu khá xa nhưng gần đến lúc cơn chuyển dạ đến thì cơn gò có thể xuất hiện liên tục sau 5 phút. 

Giai đoạn sớm trước khi chuyển dạ bạn cần phải chú ý đến các dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ thực sự như có chất nhầy hồng từ cổ tử cung vì cổ tử cung mở rộng. Thậm chí bị vỡ ối thành tia rỉ rả hay thành dòng lớn chảy từ âm đạo.

Đau chuyển dạ khi mang thai
Nôn ói là một trong những biểu hiện đi kèm cơn gò chuyển dạ

Chuyển dạ thực sự

Lúc này các mẹ sẽ thấy đau nhiều hơn và cơn gò cũng thường xuyên hơn so với giai đoạn sớm. Cổ tử cung khi chuyển dạ sẽ mở rộng từ 4 đến 10cm cho thấy dấu hiệu sắp sinh

Các mẹ sẽ cảm thấy cơn gò này bao quanh cả cơ thể từ lưng đến trước bụng. Nhiều người còn bị chuột rút ở chân và đau. Theo dõi sẽ thấy cơn gò kéo dài từ 45 đến 60 giây sau 3 đến 5 phút và lúc này cần đến bệnh viện ngay.

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng từ 7 đến 10cm. Cơn gò kéo dài từ 60 đến 90 giấy. Khoảng cách của mỗi cơn gò từ 30 giây đến 2 phút. Một số trường hợp cơn gò còn chồng lên nhau để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, đối với mỗi phụ nữ khác nhau cơn gò chuyển dạ cũng sẽ xảy ra khác nhau đi kèm với triệu chứng khác nhau như:

  • Cơ thể nóng ran
  • Bị ớn lạnh
  • Nôn ói
  • Chướng bụng
  • Ợ hơi
  • Xì hơi
Dấu hiệu khi có cơn đau chuyển dạ
Dấu hiệu khi có cơn đau chuyển dạ

4. Biện pháp dễ chịu hơn với các cơn cơ tử cung

Co tử cung chuyển dạ là mạnh nhất. Lúc này các mẹ sẽ thấy đau đớn, khó chịu nhiều. Thay vì chịu đựng nỗi đau thì bạn có thể áp dụng biện pháp dưới đây để giảm bớt nó.

+ Biện pháp không uống thuốc

  • Tắm vòi sen
  • Tắm bồn tắm
  • Thiền
  • Liệu pháp thôi miên
  • Nghe nhạc
  • Massage
  • Tập yoga nhẹ nhàng
  • Xem phim, chơi game hay làm việc yêu thích để quên cơn đau

Tắm bồn sẽ giúp làm dịu cơn gò tử cung

+ Biện pháp dùng thuốc

  • Uống thuốc giảm đau
  • Thuốc gây tê

5. Khi nào cần nhập viện?

Hẳn sẽ có không ít người bối rối khi nào sắp sinh để nhập viện. Nếu lo lắng thể trạng của mình thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, cũng nên đến bệnh viện khi có các một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Cơn gò xảy ra thường xuyên dù không thấy đau.

– Uống nước, nghỉ ngơi, giải trí nhưng vẫn không giảm.

– Xuất hiện ở tuần 37 của thai kỳ.

– Tăng dần về thời gian xuất hiện, khoảng cách và cường độ.

– Khoảng cách giữa các cơn gò chỉ là 5 phút. 

– Đi kèm với các cơn đau, chảy máu, vỡ ối, rỉ ối và các biểu hiện sắp sinh khác.

Lần đầu làm mẹ sẽ khó để xác định cơn gò chuyển dạ thực sự. Nếu nghi ngờ tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi thời gian của cơn gò và một số dấu hiệu khác để thông báo với bác sĩ. 

Co tử cung chuyển dạ là lúc chuẩn bị em bé chào đời. Với người mẹ, chịu đựng sự đau đớn ấy là điều thiêng liêng nhất của họ. Đừng quá căng thẳng, hãy thư giãn và luôn nhớ rằng mọi chuyện sẽ ổn khi sinh bé xong. Nếu bạn cần chia sẻ những lời khuyên và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho quá trình vượt cạn, hãy liên hệ với Care With Love ngay hôm nay.


Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho Mẹ và Bé ngay tại nhà

Chăm sóc sau sinh toàn diện không chỉ giúp mẹ phục hồi cơ thể, tái tạo năng lượng mà còn giảm cân lấy lại vóc dáng cực nhanh chóng với 31 liệu pháp chăm sóc toàn thân: Phục hồi cơ thể xông thảo dược body, xông thảo dược vùng kín, Massage body, ấn huyệt – xoa bóp, Tẩy thâm vùng kín…..Gội đầu hà thủ ô, kết hợp massage dưỡng sinh……

Đặc biệt hơn nữa là liệu trình Đắp Nạ Ngực, massage chuyên sâu kích sữa, giúp tăng tiết sữa cho mẹ. Bé luôn có nguồn sữa dồi dào tránh và tình trạng tắc tia sữa.

Liệu trình massage tắm bé 60 phút với 11 liệu pháp từ massage, tắm bé đến vệ sinh mắt mũi miệng, dây rốn. Hơ lá trầu… chuẩn Y tế – An Toàn – Khỏe Mạnh. Không chỉ vậy, ba mẹ còn được hướng dẫn cách tắm và chăm sóc bé. Cách dạy con theo phương pháp E.A.S.Y rèn luyện bé ăn, ngủ, chơi, đúng giờ giấc – Nuôi con thơ mà nhàn tênh.

Thời điểm nào tốt nhất để sử dụng gói này?
Thời gian tốt nhất là ngay khi ra viện, angels sẽ chăm sóc mẹ ngay tại nhà. Riêng các mẹ sinh mổ hãy chờ đến 10 ngày sau cho vết mổ lành mới làm được nhé các mẹ.

Tại sao bạn nên chọn Care With Love
– Spa mẹ và bé hàng đầu ở TP. HCM với 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
– 100% Angels – Nữ hộ sinh, điều dưỡng có chuyên môn, được đào tạo về chăm sóc cho mẹ và bé
– Tiên phong và đi đầu trong việc cải tiến liệu trình phục hồi
– Nguyên vật liệu tự nhiên an toàn 100%
– Hỗ trợ khách hàng trọn đời

Hàng nghìn Khách hàng của Care With Love đã phục hồi sức khỏe sau khi sinh và lấy lại vóc dáng nhanh chóng! Còn bạn thì sao?
Hãy gọi ngay vào hotline: 0939 939 353 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí mẹ nhé!