Đau đầu khi mang thai – mẹ bầu cần biết làm gì?

Đau đầu khi mang thai đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên (3 tháng đầu) rất dễ gặp ở bà bầu. Đau đầu lúc này như đầu bị ép lại hay đau âm ỉ, dai dẳng cả 2 bên đầu hoặc lan xuống cổ. Nếu trước đây bà bầu dễ bị đau đầu thì thời kỳ mang thai có thể làm cho vấn đề này trầm trọng hơn. Cùng Care With Love tìm hiểu thêm vấn đề này nhé.

 

Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu

Mặc dù không gặp nhiều như tình trạng ốm nghén, nhưng mệt mỏi, đau đầu thường xuyên cũng là một trong những thay đổi khi mang thai là triệu chứng cũng phổ biến và khiến nhiều mẹ thấy khó chịu, bứt rứt trong người. 

Tuy không phải là vấn đề to tát, nhưng việc điều trị hiện tượng đau đầu khi mang thai không đơn giản như lúc chưa mang thai, vì lúc này một số thuốc bị cấm dùng cho các bà bầu.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu khi mang thai:

Nội tiết tố thay đổi

Dưới ảnh hưởng của nồng độ nội tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu.

Trọng lượng tăng, bà bầu thấy nặng nề, mệt mỏi, làm bà bầu căng thẳng

Đường huyết dao động

Lượng đường máu dao động khi cơ thể bà bầu đang cố gắng để cung cấp glucose cho em bé.

Mất nước

Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đi tiểu thường xuyên hơn, mất nước do nôn mửa. Bà bầu cần nhiều nước hơn khi bà bầu đang mang thai.

Stress

Những yếu tố như tiếng ồn, nhiều căng thẳng trong công việc có thể gây ra nhức đầu.

Caffeine

Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ có thai nên tránh cà phê và hạn chế tiêu thụ cà phê đến từ 150 đến 300 mg mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 tách cà phê.

Ngoài ra, một số thủ phạm tiềm tàng khác bao gồm thiếu ngủ hoặc mệt mỏi nói chung, tắc nghẽn xoang, dị ứng, mỏi mắt, căng thẳng, trầm cảm, đói, và thiếu nước.

Chứng đau đầu khi mang thai
Chứng đau đầu khi mang thai

Bầu bị đau đầu chủ yếu vào giai đoạn nào của thai kì?

Hiện tượng đau đầu khi mang thai có xu hướng giảm hoặc thậm chí biến mất trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, khi các hormone trở nên ổn định và cơ thể đã quen với sự thay đổi này. 

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, hiện tượng đau đầu khi mang thai có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn. 

Nếu bà bầu đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng tiếp theo) hoặc thứ ba (3 tháng cuối), mà bà bầu lại bị đau đầu tồi tệ thì cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật. 

Bất kỳ cơn đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, sốt, cứng cổ, tăng cân đột ngột, đau bụng, sưng trong tay, mặt… cũng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Mẹ bầu đau đầu có sao không
Mẹ bầu đau đầu có sao không

Đau đầu khi mang thai có sao không?

Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu có thể khiến cơ thể mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật tăng lên rất cao. Đặc biệt là các bà bầu trong độ tuổi từ 40 trở lên. Đi kèm với tiền sản giật có thể là các hiện tượng huyết áp cao, phù nề…. 

Dù những hiện tượng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng và khẩn cấp tới sức khỏe nhưng đủ khiến ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, khi mẹ đang mang thai cơ thể đã mệt mỏi do phải cung cấp dưỡng chất do thai nhi, vì vậy đau đầu sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của mẹ, gây ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách.

Vậy nên, mẹ không được chủ quan tự ý tự chữa trị dùng thuốc hay cách khác mà không có sự hướng dẫn và lời khuyên của các bác sĩ. Hậu quả sẽ nguy hiểm nếu như tự ý chữa trị.

Cách giảm đau đầu khi mang thai
Cách giảm đau đầu khi mang thai

Cách trị đau đầu cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Nếu thường xuyên bị đau đầu, bác sĩ khuyên bà bầu nên giữ một “cuốn nhật ký đau đầu” để giúp xác định nguyên nhân cụ thể của bà bầu. 

Hãy viết ra bất cứ thứ gì bà bầu đã ăn trong 24 giờ trước khi bắt đầu cơn đau đầu và những gì bà bầu đã làm khi nó bắt đầu. Dưới đây là một số cách chữa đau đầu khi mang thai.

Dùng miếng gạc chườm

Khi bị đau nhức đầu, bà bầu nên dùng một miếng gạc ấm hoặc lạnh đặt lên trán để làm cho não bộ thấy thoải mái hơn. Miếng gạc lạnh thích hợp cho hiện tượng đau đầu khi mang thai.

Tắm hoa sen

Nếu như bà bầu không thể tắm, hãy vã nước lạnh lên mặt. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ cải thiện tình trạng đau đầu rất tốt.

Đừng để mình quá khát hoặc quá đói

Để ngăn lượng đường giảm trong máu (nguyên nhân chung dẫn tới việc đau đầu), bà bầu nên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. 

Nếu như bà bầu hay di chuyển, phụ nữ mang thai nên cầm theo những thức ăn nhanh như bánh quy giòn, hoa quả, sữa chua sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng hơn cho mẹ bầu.

Uống nhiều nước giúp giảm đau đầu

Bà bầu cũng đừng quên, uống nhiều nước sẽ giúp bà bầu không bị háo nước. Uống từng ngụm nước thật chậm nếu như bà bầu bị đau nửa đầu và bị nôn mửa.

Uống nước giúp giảm đau đầu khi mang thai
Uống nước giúp giảm đau đầu khi mang thai

Hạn chế mệt mỏi là phương pháp hay

Cố gắng dành một chút thời gian nghỉ ngơi trong ngày, chợp mắt một lúc. Nếu bà bầu bị đau nửa đầu, hãy ngủ trong một căn phòng yên tĩnh, tối mờ.

Tập thể dục thường xuyên

Không những tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hạn chế được những căn bệnh thường xuyên gặp phải trong quá trình mang thai như đau đầu, cảm cúm…

Một vài bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên giúp giảm hiện tượng đau đầu khi mang thai và giảm sự căng thẳng ở bà bầu.

Chú ý đến tư thế ngồi, nằm

Cần xem lại tư thế ngồi làm việc, tư thế nằm ở nhà có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu.

Giữ tinh thần thoải mái

Kiểm soát căng thẳng, không để stress, buồn bực kéo dài lâu.

Đi khám định kỳ thường xuyên

Thường xuyên khám sức khỏe để đảm bảo sức khỏe cho không chỉ bản thân người mẹ mà còn cả cho thai nhi.

Sử dụng những kĩ thuật giúp thả lỏng

Thiền và yoga là hai cách để giúp bà bầu thư thả và giảm các cơn nhức đầu căng thẳng. Hãy thử nằm xuống trong một căn phòng tối yên tĩnh kê chân lên, nghỉ ngơi 10 – 15 phút.

 

Massage

Sự thả lỏng cơ thể, tinh thần thoải mái sẽ giúp bà bầu giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng. Bạn có thể liên hệ dịch vụ bà bầu tại nhà Care With Love, các bài massage dành riêng cho bà bầu với tinh dầu 100% thiên nhiên, làm tinh thần bà bầu thoải mái, thư thả sẽ giúp hiện tượng đau đầu khi mang thai thuyên giảm.

Mong rằng với những kiến thức về hiện tượng đau đầu khi mang thai, mẹ sẽ hiểu và biết cách vượt qua để luôn giữ tinh thần và thể chất ở trạng thái tốt nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe!