Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phát triển khỏe mạnh
Care with Love – Trong giai đoạn mang thai, các bà bầu cần chú ý tới việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: Vitamin C hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, nước lọc giúp ngừa táo bón, sưng phù cho mẹ….
Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu
Trong ba tháng đầu tiên mang thai bà bầu bắt đầu có nhiều thay đổi như dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau, thêm vào đó cảm giác mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phải phù hợp
Bổ sung vitamin
Mặc dù trong thời kỳ này, thai nhi chưa cần quá nhiều năng lượng, tuy nhiên, bà bầu cần phải “nạp” một số loại vitamin cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Nếu bà bầu chưa sử dụng vitamin từ trước khi mang bầu thì thời gian này bà bầu cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày ngay lập tức.
Bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cơ thể mình đang thiếu những loại vitamin gì và cần bổ sung những loại nào. Tuy nhiên, vitamin không thể thay thế chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hàng ngày . Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.
Bổ sung dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cao hơn người bình thường, đặc biệt là với acid folic và sắt. Ngoài việc bổ sung vitamin, dinh dưỡng cũng được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Acid folic và sắt được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như rau xanh, các loại quả và đậu. Acid folic đặc biệt quan trọng, nhất là trong ba tháng đầu, bởi nó giúp ngăn chặn sự phát triển các bệnh về khuyết tật hệ thần kinh cho thai nhi.
Còn sắt cũng rất cần thiết trong giai đoạn đầu mang thai, giúp bổ sung lượng máu hỗ trợ sự phát triển của em bé. Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt bao gồm: rau bina luộc, ngũ cốc, thịt đỏ, bột yến mạch, cam, quả mơ…
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong ba tháng giữa
Vượt qua giai đoạn ốm nghén, bạn sẽ có cảm giác ăn ngon hơn và đồng nghĩa với việc thai nhi cũng tăng trưởng nhanh hơn, bạn sẽ cảm nhận được con lớn lên từng ngày. Nên bổ sung những thức ăn bổ dưỡng để bé tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn này. Thai phụ nên ăn nhiều bữa.
Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên uống những loại thức uống chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Bổ sung Vitamin cho bà bầu
Bình thường, chúng ta luôn cần nhiều loại vitamin khác nhau để phát triển toàn diện, nhưng với bà bầu thì việc bổ sung vitamin lại càng trở nên quan trọng. Mỗi loại vitamin lại có chức năng khác nhau, giúp tăng sức đề kháng cơ thể bà bầu và thai nhi như: Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa. Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
Bổ sung dinh dưỡng: : Vì nhu cầu dinh dưỡng tăng rất cao nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần những thực phẩm đã dạng, phong phú và giàu dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể như:
Protein có chứa nhiều trong thịt, cá, trứng, rau xanh, sữa…., vì giúp ích cho quá trình cấu thành cơ thể thai nhi, giúp não em bé phát triển toàn diện. Hơn nữa, thời kỳ này cơ thể bà bầu cũng cần nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng cơ thể, chính vì vậy, lượng protein bổ sung vào cơ thể phải thỏa mãn những nhu cầu cần thiết.
Tuy nhiên, Trong giai đoạn này não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo
Chất xơ: Cần chú ý bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể để tránh hiện tượng táo bón do giai đoạn này bà bầu thường bị chèn ép đường ruột. Các loại thức ăn giàu chất xơ như rau cần, cà rốt, đậu, cải…
Canxi: Bà bầu trong giai đoạn này rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với bà bầu hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, bà bầu cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết.
Chất sắt: Trong giai đoạn này thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong ba tháng cuối
Trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần nhiều chất hơn. Bà bầu cũng nên giữ nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa, mỗi ngày 5 bữa trở lên, giúp việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.
Nếu mỗi tuần, thể trọng bà bầu tăng khoảng 500 gram thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở
Bổ sung Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn. Vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh.
Bổ sung dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn cuối này nên chứa các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt. Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên chọn những loại thực phẩm có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng. Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất. Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển
Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối.