Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu làm sao giúp mẹ và con khỏe mạnh?
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng cho cả mẹ và con. Làm mẹ là thiên chức cao cả, thiêng liêng của chị em phụ nữ. Do vậy, sau khi biết tin mình có thai, chị em phụ nữ cần phải lên kế hoạch thật kỹ lưỡng trong việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian thai kỳ để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Đặc biệt, việc chăm sóc bà bầu ba tháng đầu là cực kì quan trọng. Bởi, 3 tháng đầu, mẹ bầu rất dễ bị sảy thai, động thai.
Để chăm sóc bà bầu ba tháng đầu được tốt nhất, không ảnh hưởng đến thai nhi, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần các chất dinh dưỡng nào?
Dinh dưỡng thai kỳ trong 3 tháng đầu đóng vai trò quan trọng, là nền tản, là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi cho những tháng tiếp theo. Do vậy, chăm sóc bà bầu ba tháng đầu nói chung, dinh dưỡng trong giai đoạn này nói riêng là điều cần quan tâm đặc biệt.
Trong ba tháng đầu, bà bầu nên “ăn cho hai người” để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con nên rất cần những loại thực phẩm căn bản dưới đây:
Thực phẩm chứa axit folic
Axit folic (tên gọi khác là vitamin B9) gồm vi chất không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tổng hợp AND trong 3 tháng đầu và giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cũng như dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi…
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600mcg/ngày.
Nguồn bổ sung axit folic mà mẹ bầu nên chú trọng để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày có nhiều trong gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam…
Thực phẩm cung cấp sắt
Sắt giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp phát triển não bộ của thai. Ngoài ra, chất sắt còn góp phần cấu tạo nên enzyme hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu nên nếu thiếu sắt. Mẹ bầu sẽ thường cảm thấy sức khỏe của mình có những biểu hiện sau:
Thường xuyên mệt mỏi.
Khó chịu.
Da có dấu hiệu xanh xao.
Kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Bé sinh thiếu cân.
Vì vậy, mẹ bầu cần chú trọng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt hay ngũ cốc… Lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung trong thời gian này trong khoảng 45-90mg/ ngày.
Thực phẩm giàu Can-xi
Mẹ bầu nên bổ sung 800 – 1000mg canxi trong 3 tháng đầu và tăng dần vào giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, những thực phẩm giàu canxi có trong: cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, sữa dê, sữa bột… chính là một trong những yếu tố quan trọng cho câu hỏi “ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu”.
Chỉ khi mẹ được bổ sung đủ canxi, thai nhi trong bụng mẹ mới có thể hình thành và xây dựng hệ xương, răng vững chắc. Thiếu canxi, thai nhi có khả năng cao bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, tăng nguy cơ mắc dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp bé…
Thực phẩm giàu protein và vitamin cùng khoáng chất
Protein đóng vai trò cần thiết để củng cố và tạo các mô mới, tạo ra kháng thể cho hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Các vitamin và khoáng sẽ chất giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón, ợ nóng, đầy hơi, rạn da…
Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung 90g protein từ thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch. Đồng thời mẹ nên ăn rất nhiều rau xanh và trái cây như cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho… để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu – lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh việc phân bổ chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu 3 tháng bầu, thì mẹ cần chú ý thêm một số điều trong dinh dưỡng thời gian này. Cụ thể như sau:
Nên chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ
Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp với protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng và tối, hoặc các chế phẩm từ sữa.
Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa hiệu quả hơn, không nên uống nước trong bữa ăn.
Tránh thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén, gây khó chịu cho bà bầu.
Bổ sung các thực phẩm rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống…
Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường: bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
Giảm bớt các loại đồ ăn vặt nhiều ca-lo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Uống ít nhất 8 cốc nước hàng ngày, hay bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.
Chăm sóc thai 3 tháng đầu: cần chú ý điều gì?
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lí thì việc vận động, giữ tinh thần thoái mái, vui vẻ, các mối quan hệ gia đình, xã hội… cũng cần đặc biệt chú ý đến.
Nên vận động thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, chạy xe đạp, yoga.
Khi bị nôn ói, mẹ có thể ăn kẹo gừng, hoặc uống trà gừng; nên ăn nhẹ vào buổi sáng và ăn thật nhiều lần mỗi ngày.
Đối với việc chăm sóc bà bầu ba tháng đầu, mẹ bầu không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, thuốc gây nghiện… để tránh những dị tật thai nhi.
Dành thời gian nói chuyện với thành viên trong gia đình, tâm sự với bạn bè, người thân để có được tâm lý thoải mái nhất.
Thực đơn cho bà bầu
Một chế độ thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đúng đủ là điều không thể thiếu trong cẩm nang làm mẹ của bất cứ bà mẹ tương lai nào.
Tránh nói về những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống, những chuyện buồn bã để tâm lý không bị ảnh hưởng.
Nghe những bản nhạc yêu thích, đọc những sách, thông tin hữu ích về cách chăm sóc con cái, bà bầu thêm để có thêm những kiến thức phong phú hơn.
Ngoài sách, báo và các tài liệu tham khảo về dinh dưỡng thai kỳ, thai phụ hoàn toàn có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ sản khoa, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Quan trọng là luôn đi thăm khám định kì để biết được thể trạng của thai nhi luôn phát triển ổn định, các chỉ số sức khỏe bình thường.
Mong rằng với những chia sẻ này thì việc chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu không còn là nhiệm vụ quá nặng nề. Care With Love húc các mẹ luôn khỏe!