Bí quyết thai giáo 3 tháng cuối hiệu quả và các lưu ý nên biết
Ba tháng cuối là một cột mốc rất quan trọng trong hành trình của thai nhi. Đây sẽ là thời điểm mà bé phát triển mạnh mẽ về trọng lượng, kích thước lẫn các chức năng trong cơ thể. Chính vì vậy, việc áp dụng thai giáo 3 tháng cuối có ý nghĩa to lớn, giúp thúc đẩy sự phát triển của con một cách toàn diện nhất. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về những phương pháp thai giáo trong giai đoạn này nhé!
Ý nghĩa của thực hiện thai giáo 3 tháng cuối
Cũng tương tự với thai giáo 03 tháng đầu hoặc thai giáo 03 tháng giữa, việc duy trì thai giáo trong suốt quá trình mang thai không chỉ giúp cho bé từng bước hoàn thiện và chuẩn bị đầy đủ hành trang để chào đời mà còn một phần tạo nên sợi dây liên kết giữa bố mẹ – thai nhi.
Khác với 03 tháng đầu (giai đoạn hình thành những cơ quan trong cơ thể) và 03 tháng giữa (giai đoạn hoàn thiện về mặt cấu trúc), 03 tháng cuối là thời gian tiếp tục để hoàn thiện và tăng trưởng một cách mạnh mẽ về kích thước cơ thể cũng như các cơ quan, nhất là não bộ.
Lúc này, thai nhi đã có hệ thống thần kinh tương đối hoàn chỉnh và có thể thực hiện một số động tác thông thường, như: Mút tay, nuốt, xoay vặn mình,… Mẹ bầu sẽ dần cảm nhận rõ ràng hơn. Đồng thời, bé cũng nhận thức được những kích thích từ bên ngoài và biết cách phản ứng lại với chúng.
Chính vì thế, phương pháp thai giáo dành cho 03 tháng cuối của thai kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thai giáo giúp con phát triển về trí não cũng như hệ thần kinh một cách tốt nhất. Đây có thể được ví như những bài học đầu tiên, hỗ trợ trẻ phát triển cả trí và lực, chuẩn bị hành trang để cất tiếng khóc chào đời.
Xem thêm: [Mách mẹ] Phương pháp thai giáo 3 tháng giữa dạy con từ sớm
Một số triệu chứng mẹ bầu thường gặp trong 3 tháng cuối
Trong 03 tháng cuối của thai kỳ, người mẹ sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình, như: Ợ nóng, chuột rút, giãn tĩnh mạch, mệt mỏi, đau lưng, trĩ, tê chân,… Trong đó, phổ biến hơn cả là những triệu chứng sau đây.
Sưng mắt cá, bàn chân
Nhiều mẹ bầu than phiền, trong 03 tháng cuối thai kỳ bị phù chân. Tuy nhiên, tình trạng phù nề ở bàn chân là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở sản phụ, đặc biệt là ở giai đoạn “nước rút”. Việc sưng bàn chân & mắt cá có thể khiến mẹ gặp khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt hằng ngày.
Để cải thiện tình trạng phù chân, mẹ bầu có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
- Nên lựa chọn những loại giày dép thoải mái (tránh mang giày cao gót hay các loại giày dép bó sát vào chân,…
- Hạn chế đứng trong thời gian dài mà không di chuyển.
- Thường xuyên massage chân vào mỗi tối trước khi ngủ. Thói quen này sẽ giúp sản phụ giảm tình trạng phù nề bàn chân, chuột rút ở bắp chân,…).
- Tập thể dục, yoga hay đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Ngâm chấm với nước ấm 10 – 10 phút mỗi buổi tối trước khi ngủ. Thói quen này giúp mẹ bầu được thư giãn, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và cải thiện các triệu chứng phù nề.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, như: Thịt hộp, khoai tây chiên,… bởi những loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo khá cao, dễ gây nên tình trạng phù nề.
Mẹ bầu, người già và người ít vận động có thể sử dụng giày thảo mộc O’CARE để chăm sóc và nuôi dưỡng đôi chân. Thành phần 100% thảo mộc thiên nhiên vùng nhiệt đới (bao gồm hạt thảo dược, oải hương, hạt ngò, thì là, bạc hà, sả, lá mùi). O’CARE của Care With Love giúp đôi bàn chân khỏe mạnh, tránh các chứng nhức mỏi và phù nề.
Khó thở
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất vào giai đoạn 03 tháng cuối của thai kỳ. Khi tử cung lớn dần lên trong bụng mẹ, nó sẽ ấn vào cơ hoành và làm cho việc thở trở nên khó khăn hơn. Để cải thiện được tình trạng này, mẹ bầu nên di chuyển chậm rãi. Khi đứng hay ngồi đều phải giữ cho lưng thẳng, tạo nhiều “khoảng trống” giúp phổi dễ dàng mở rộng hơn.
Ngoài ra, nếu thường xuyên cảm thấy tức ngực và khó thở thì sản phụ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần phải quá lo lắng, vì khi em bé dần di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị “chào đời”. Mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn.
Cơn Gò
Trong 03 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu có tâm lý sợ hãi khi thường xuyên gặp những cơn gò. Tuy nhiên, đây là một phản ứng sinh lý hoàn toàn bình thường khi bước vào giai đoạn “nước rút” của thai kỳ nên các mẹ không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu mẹ cảm nhận thời gian của mỗi cơn gò diễn ra quá lâu và bị lệch hẳn sang một bên. Kèm theo những vấn đề về đau lưng hay xuất huyết âm đoạn, đây mới là những dấu hiệu đáng lo. Khi gặp những triệu chứng này, sản phụ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp kịp thời nhé!
Để giúp mẹ bầu giảm được phần nào những cơn gò cứng bụng, mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây:
- Nên di chuyển và đi lại nhẹ nhàng. Tránh đứng hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện một số bài tập yoga cho mẹ bầu cũng là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng gò cứng bụng.
Xem thêm: Bí kíp thai giáo 3 tháng đầu giúp bé phát triển khỏe mạnh
Các nguyên tắc thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần biết
Việc thực hành thai giáo trong 03 tháng cuối đúng cách giúp bé sinh ra được khỏe mạnh và thông minh hơn. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà mẹ cần biết:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ khoa học: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày kết hợp với vận động nhẹ nhàng và duy trì tâm lý thoải mái. Những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng thai nhi cũng như thói quen sinh hoạt của em bé sau này.
- Thường xuyên trò chuyện cùng thai nhi: Cả bố và mẹ trò chuyện cùng con sẽ giúp bé cảm nhận được sự yêu thương, vỗ về. Điều này không chỉ là nền tảng để con phát triển thần kinh cảm xúc mà còn tăng sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái: Nếu mẹ bầu thường xuyên tiêu cực, nóng giận thì con sinh ra sẽ dễ quấy khóc và cáu kỉnh. Các mẹ hãy đọc sách, nghe nhạc vui tươi để có một tâm trạng tốt hơn.
Phương pháp thai giáo có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới và mang lại kết quả rất tích cực. Đây chính là phương pháp khoa học & nhân văn giúp bé con của bạn hình thành và phát triển tư duy ngay từ trong bụng mẹ.
Bé học bằng cách nào trong 3 tháng cuối
Học thông qua những trải nghiệm: Khi chào đời, bé con có thể nhận ra những giọng nói và tiếng nhạc quen thuộc đã được nghe trong suốt thời gian thai kỳ. Ngoài ra, bé cũng cảm nhận được sự dỗ dành, vỗ về khi nhớ lại những âm thanh này sau khi được sinh ra.
Mặt khác, trẻ còn được xoa dịu những giác quan thông qua tiếng rung và tiếng ồn, nên có thể giúp chúng gợi nhớ đến tiếng chuyển động cũng như âm thanh của cơ thể mẹ trong giai đoạn mang thai.
Học bằng cách bắt chước và thông qua sự lặp lại: Lúc còn trong bào thai, nếu bé được nghe một loại âm thanh nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì con sẽ không bị giật mình khi được nghe lại chứng sau khi chào đời. Tuy nhiên, cần lưu ý cường độ của âm thanh này ở mức vừa phải. Đồng thời, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác của thai nhi.
Học bằng cách kết hợp: Thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ vẫn có thể học được cách kết nối những cảm xúc mà mẹ bầu đang cảm nhận. Ví dụ, nếu mẹ thường xuyên nghe một bài nhạc nào đó trong khi thư giãn thì bài nhạc này có thể sử dụng để vỗ về em bé sau khi sinh.
Phương pháp thai giáo cho 3 tháng cuối cực hiệu quả
Bố mẹ cùng tham khảo những phương pháp thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ cực hiệu quả để áp dụng cho bé yêu nhé!
Haptonomy – Thai giáo bằng xúc giác
Một trong những tác động kích thích mà thai nhi có thể cảm nhận được từ rất sớm đó chính là xúc giác. Trong 03 tháng cuối của thai kỳ, em bé có thể cảm nhận rõ ràng từng cử chỉ, hành động của mẹ lên bụng bầu. Vì vậy, phương pháp thai giáo hướng đến phát triển xúc giác luôn được khuyến khích áp dụng cho mẹ bầu ở giai đoạn cuối cùng thai kỳ.
Một trong những phương pháp kích thích xúc giác phải kể đến là Haptonomy. Haptonomy được áp dụng phổ biến tại Pháp, do một bác sĩ gốc Hà Lan – Franz Veldman nghiên cứu & phát triển. Đây chính là bộ môn giao tiếp giữa thai nhi và mẹ thông qua những tác động nhẹ nhàng vào thành bụng. Khi đó, con sẽ dễ dàng cảm nhận hơi ấm từ đôi bàn tay của mẹ chạm vào bụng, đồng thời sẽ hình thành những phản ứng đáp lại sự chuyển động “kỳ lạ” này.
Phương pháp này không chỉ giúp tăng cường sự liên kết giữa thai nhi với mẹ mà cả người bố và những thành viên khác trong gia đình. Thông qua Haptonomy, em bé sẽ phản ứng lại với sự kích thích “mới lạ” từ thế giới bên ngoài, đồng thời nuôi dưỡng sự tò mò, thái độ cũng như cảm xúc trước khi con chào đời.
Kích thích âm thanh
Đến tuần thứ 24, hệ thống truyền tải âm thanh của bé đã có thể ghi nhận được những âm thanh từ bên ngoài và tiếp tục phát triển để hoàn thiện hơn trong 03 tháng cuối thai kỳ.
Nếu như mẹ cho thai nhi thưởng thức những bản nhạc nhẹ nhàng để thư giãn trong 03 tháng đầu hay nghe kể chuyện cổ tích, nhạc cổ điển, nhạc chậm vào 03 tháng giữa. Đến thời điểm này, mẹ hãy cho con tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua việc đọc sách, kể chuyện mỗi ngày và nghe nhạc có lời. Mẹ có thể tâm sự cùng con những chuyện diễn ra hàng ngày để kích thích trí não cũng như khả năng ngôn ngữ từ sớm.
Kích thích ánh sáng
Hệ thống thị giác và cảm nhận ánh sáng của bé gần như được hoàn thiện vào những tháng cuối cùng của thai kỳ. Vào tuần thứ 32, con đã có thể mở mắt để cảm nhận mọi thứ xung quanh ngay trong bụng mẹ.
Thai giáo bằng ánh sáng vào thời điểm này có thể áp dụng giản như sau:
- Dùng ánh sáng có cường độ thích hợp để chiếu vào bụng, đảm bảo không quá chói hay gây cảm giác khó chịu cho con.
- Khi chiếu ánh sáng vào bụng, con sẽ cảm thấy lạ lẫm và nhắm mắt lại để tránh ánh sáng hoặc quay sang chỗ khác.
- Sau đó, con sẽ dần cảm thấy hứng thú và tò mò với sự mới lại này, chớp mở mắt rồi quay đầu về hướng có ánh sáng.
Lúc này, thai giáo bằng ánh sáng có ý nghĩa rất lớn trong việc kích thích hoạt động của mắt cũng như sự phát triển của não bộ.
Hướng dẫn thai giáo 3 tháng cuối dành cho mẹ
Giai đoạn 03 tháng cuối thai kỳ chính là thời điểm mà bé đã thành hình và khá hoàn thiện về các chức năng để sẵn sàng cho giai đoạn chào đời. So với 06 tháng đầu tiên, thai giáo trong thời gian này mang tính chất quyết định và nền tảng, vì thai nhi đã có khả năng hiểu sâu và nhớ được những kích thích từ thế giới bên ngoài nhiều hơn.
Tháng thứ 7
Đến tháng thứ 07, hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ tương đối hoàn thiện và đã có thể thực hiện một số động tác, như: Mút tay, khóc, xoay vặn người trong bụng mẹ,… Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp thai giáo 3 tháng cuối như massage, vỗ về, trò chuyện cùng trẻ,… để con cảm nhận được tình yêu thương.
Đồng thời, mẹ cũng tăng cường những phương pháp đã áp dụng trước đó (âm nhạc, vận động, xúc giác, lời nói,…) trong 03 tháng cuối để giúp kích thích sự phát triển trí não.
Điều quan trọng là mẹ cần tránh những trạng thái tiêu cực, căng thẳng bằng cách nghe nhạc thư giãn, hay đọc sách,…
Thay vì đọc thơ hay nghe nhạc không lời thì bây giờ bố mẹ có thể cho con tiếp xúc với những tác phẩm văn học yêu thích, câu chuyện nhân văn, hài hước,… Điều này không chỉ giúp cải thiện tâm trạng cho người mẹ mà còn thúc đẩy sự phát triển của não bộ cho bé.
Trong thai giáo 3 tháng cuối, não bộ đã dần hoàn thiện và ghi nhớ rất tốt nên sẽ giúp bé hình thành những miền ký ức và thể hiện cảm xúc với câu chuyện mà bố mẹ đang đọc.
Tháng thứ 8
Các phương pháp thai giáo được áp dụng ở những giai đoạn trước vẫn nên được tiếp tục nhưng tăng cường về mức độ và tần suất ở tháng thứ 08 này. Đồng thời, mẹ có thể nghe những bản nhạc tiếng Anh để kích thích sự phát triển về ngôn ngữ cho bé.
Bố mẹ cũng đừng quên trò chuyện cùng con thường xuyên hơn nhé. Vì đối với bé, tiếng nói ấm áp của bố mẹ sẽ là âm thanh dễ chịu nhất.
Nghe nhạc thư giãn, tập thể dục, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ giảm bớt stress, ổn định tinh thần trước những thay đổi về thể chất, như: Đau lưng, đau bụng, sưng phù chân.
Tháng thứ 9
Hành trình mang thai 09 tháng 10 ngày đã dần bước sang đến giai đoạn “nước rút”. Việc duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải máu thông qua những biện pháp thai giáo cho 03 tháng cuối này là vô cùng cần thiết.
Trong tháng cuối cùng, thai nhi có thể nhận biết được ánh sáng từ thế giới bên ngoài và đã chuẩn bị sẵn sàng để ra đời. Vì vậy, bên cạnh những phương pháp ngôn ngữ, âm nhạc, xúc giác, vận động,… bố mẹ có thể bổ sung thai giáo ánh sáng cho con.
Hằng ngày, mẹ bầu chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng và tắm nắng vào buổi sáng hoặc trải nghiệm những bài tập yoga đơn giản, đọc sách, nghe nhạc,… trong thời gian này cân bằng cảm xúc và giữ tâm lý thoải mái, đồng thời thúc đẩy sự phát triển não bộ cho thai nhi.
Có những mẹ bầu khi bước sang tháng thứ 09 sẽ gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa, như: Táo bón, mệt mỏi,… Mẹ nên việc bổ sung đầy đủ nước, rau xanh, hoa quả và các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin vào chế độ ăn hằng ngày là rất cần thiết.
Care With Love – Hệ Thống SPA Chăm Sóc Mẹ Và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Để hạn chế các triệu chứng thường gặp, mẹ bầu có thể đăng ký và đặt lịch dịch vụ massage trị liệu của Care With Love. Trung tâm được nhiều mẹ bầu tin cậy và lựa chọn, là hệ thống SPA chăm sóc mẹ và bé hàng đầu Việt Nam.
11 năm qua, Care With Love đã kiến tạo sức khỏe và hạnh phúc cho hơn 150.000 mẹ bầu. Liệu trình chuẩn Mỹ 100%, được Sở Y tế cấp phép. Sử dụng thành phần 100% từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả. Đồng thời, các nữ hộ sinh và điều dưỡng chuyên môn cao, được tuyển chọn kỹ.
Massage không chỉ hạn chế được các triệu chứng mẹ bầu hay gặp. Ngoài ra, còn tăng cường sự dẻo dai, khỏe khoắn cho mẹ bầu. Việc này còn tác động đến thai nhi, giúp bé thoải mái và ngủ sâu, phát triển một cách toàn diện.
Thông tin liên hệ:
Care With Love
- Hotline: 0939 93 93 53
- Email: info@carewithlove.com.vn
- Website: https://carewithlove.com.vn/
03 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mấu chốt để thực hiện thai giáo, giúp con phát triển về thể chất lẫn trí tuệ một cách toàn diện nhất và chuẩn bị hành trang đầy đủ để chào đời. Qua bài viết, Care With Love muốn chia sẻ một số thông tin về chế độ thai giáo 3 tháng cuối, để bố mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này cũng như tối ưu hiệu quả khi áp dụng cho con. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn đọc có thể gửi lại bình luận để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!