Bế sản dịch sau sinh có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng thường thấy trong giai đoạn hậu sản. Theo nhận định, bế sản dịch không gây nguy hiểm đến tính mạng.Tuy nhiên, nếu không điều trị triệt để sẽ khiến sản phụ khó chịu và gây ra biến chứng như rối loạn đông máu, chảy máu… Cùng Care With Love tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu bế sản dịch của phụ nữ sau sinh thường và sinh mổ.

Bế sản dịch sau sinh là gì?

Sau khi sinh, nhau thai sẽ được lấy ra ngoài. Tử cung của mẹ lúc này sẽ co lại và tạo thành một khối. Trường hợp tử cung có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cầm máu và hạn chế tối đa lượng máu bị mất sau sinh. 

Tử cung sẽ co hồi khoảng 1-1,5cm mỗi ngày cho đến khi nằm trong tiểu khung của sản phụ và không còn cảm nhận được khi sờ vào. Quá trình co hồi tử cung sẽ tiết ra dịch từ lòng tử cung và chảy ra theo đường âm đạo. Dịch này được gọi là sản dịch. 

Thành phần của sản dịch được cấu tạo gồm nước ối còn sót, cục máu đông nhỏ từ nơi nhau bám và những mảnh vụn của nội mạc tử cung. Các dịch chất này dễ bị phân hủy và bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy mẹ cần lưu ý khi chăm sóc.

Quá trình của sản dịch sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. 

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng dịch bị ứ đọng lại trong tử cung không thể thoát ra. Chính vì vậy, sản phụ bị bế sản dịch sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời.

Sản dịch ra nhiều hay bế tắc sản dịch là tình trạng phổ biến của sản phụ
Sản dịch ra nhiều hay bế tắc sản dịch là tình trạng phổ biến của sản phụ

Nguyên nhân gây bế sản dịch 

Nhiều sản phụ gặp phải tình trạng bế tắc sản dịch sau khi sinh, nguyên nhân là do:

  • Tử cung của sản phụ có độ co hồi chậm và bị mất nhiều máu trong lúc sinh
  • Tình trạng sức khỏe yếu, chậm phục hồi.
  • Nhau thai còn sót trong tử cung
  • Tử cung bị giãn quá mức vì bị trương lực cơ tử cung
  • Mẹ ít vận động sau khi sinh.
  • Cổ tử cung bị đóng kín khiến sản dịch không thể thoát ra (tình trạng này thường gặp khi sản phụ sinh mổ mà chưa chuyển dạ, cổ tử cung sẽ chưa mở).

Triệu chứng của bế sản dịch sau sinh

Quá trình sản dịch sẽ thường kéo dài từ 20 đến 30 ngày tùy vào cơ địa. Tuy nhiên, từ ngày thứ 12 trở đi thì sản dịch sẽ nhợt màu dần, u thành tử cung sẽ không còn sờ thấy nữa. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng bị bế sản dịch sau sinh thì cần theo dõi các dấu hiệu như sau:

  • Sản dịch có mùi hôi khó chịu, chảy ra ít
  • Sờ vào bụng cảm thấy cục trương cứng
  • Sốt nhẹ
  • Cơn đau âm ỉ vùng hạ vị
  • Cổ tử cung bị đóng kín, khi dùng tay nong thì sẽ có sản dịch chảy ra, màu đen sậm, mùi hôi và đau khi ấn vào đáy tử cung.
  • Tình trạng bế sản dịch sau sinh không chỉ gặp phải ở sản phụ sinh mổ mà còn xuất hiện nhiều khi sinh thường. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Để sớm đẩy dịch ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài.
Thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời
Thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

Cách phòng tránh bế sản dịch hiệu quả

Để hạn chế và khắc phục tình trạng bế sản dịch sau khi sinh, mẹ cần lưu ý:

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Sản dịch sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển nhanh, kèm với một số loại ký sinh sẽ gây ra viêm âm đạo, tử cung. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh vùng kín thật kỹ, thay băng vệ sinh thường xuyên. Nên giữ vùng kín luôn khô ráo. Giặt giũ quần lót, phơi khô ngoài nắng.

Vận động nhẹ nhàng, không nằm một chỗ quá nhiều

Không ít mẹ bỉm sau khi sinh đã nằm một chỗ mà ít vận động, khiến sản dịch không được thoát ra ngoài. Vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ nên vận động nhẹ nhàng để đẩy dịch ra nhanh. Mẹ nên cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và vận động. Mẹ có thể chọn môn thể thao hợp lý như tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.

Cho con bú giúp khai thông sản dịch, phục hồi sức khỏe người mẹ
Cho con bú giúp khai thông sản dịch, phục hồi sức khỏe người mẹ

Cho bé bú sớm

Cho bé bú sẽ giúp kích thích cổ tử cung co bóp nhiều hơn, hỗ trợ tống sản dịch ra ngoài. Vì vậy, một trong những cách hữu hiệu để sản phụ không bị bế sản dịch là nên cho bé bú sớm. Tốt nhất mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh khoảng 3 ngày.

Không nằm bắt chéo chân

Tư thế nằm cũng rất quan trọng để giúp sản dịch dễ dàng thoát ra ngoài. Các bác sĩ khuyên mẹ không nên nằm bắt chéo chân sau sinh, không nịt bụng quá chặt. Đồng thời mẹ không lau vùng kín bằng giấy thô cứng, có mùi hóa chất hay dùng các sản phẩm xà phòng chất tẩy rửa cao. 

Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng tampon trong 4-6 tuần sau sinh để hạn chế bế sản dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Xem thêm bài viết hay:
Sản dịch sau sinh: Khi nào là bất thường?
Sản dịch sau sinh và những vấn đề mẹ cần biết theo lời khuyên của bác sĩ

Bế sản dịch sau sinh là nỗi lo của nhiều sản phụ. Mặc dù tình trạng không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để chào đón bé yêu và tận hưởng trọn vẹn giây phút thiêng liêng của người mẹ nhé! Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ biết được những lưu ý và có cách điều trị phù hợp. Chúc bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh.