Bà bầu lo đứng ngồi vì dịch bệnh

Tình hình các dịch bệnh hiện nay là một vấn đề về sức khỏe rất quan tâm của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với sức khỏe bà bầu. Vì dịch bệnh không chừa một ai, khả năng lây lan nhanh, đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người. Trong khi đó, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc phải dịch bệnh cao hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn.

200
Dịch bệnh

Các bệnh phụ nữ mang thai có thể truyền cho em bé

  1. Bệnh cúm

Là một dịch bệnh mà phụ nữ mang thai rất dễ mắc phải và để lại hậu quả nghiêm trọng, dị tật thai nhi, việc sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai, sinh sớm. Khi bị cúm, bà bầu không được tự ý dùng thuốc mà cần đi khám bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn cụ thể.

  1. Bệnh sởi

Hậu quả của việc mắc sởi khi mang thai là nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con thiếu cân. Nếu chưa từng bị nhiễm sởi hay chưa tiêm vacxin, cần phải tiêm vacxin MMR sớm trước khi mang thai. Trong trường hợp đang mang thai mà có thể đã tiếp xúc với người bị bệnh sởi, thai phụ có thể tiêm vacxin HNIG để giảm nguy cơ nhiễm sởi.

  1. Bệnh rubella

Đây được xem là bệnh đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe bà bầu, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi, hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt, tai điếc…

ngua benh 2
Bệnh rubella

Tỉ lệ trẻ bị Rubella cũng tùy vào thời điểm mẹ bị nhiễm bệnh: 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 – 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể. Để phòng ngừa bệnh được hữu hiệu, phụ nữ nên tiêm vacxin trước khi có thai ít nhất là 1 tháng và tốt nhất là 3-4 tháng.

  1. Bệnh thủy đậu

Đây là một bệnh lây nhiễm thường gặp, do vi rút Varicella Zoster gây ra và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu thường nặng và có thể gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như teo chi, dị tật ở mắt, dị tật ở hệ thần kinh trung ương… Hiện nay, tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất, phụ nữ cần tiêm vacxin từ 1-3 tháng trước khi có thai.

  1. Viêm gan siêu vi B

Tỉ lệ thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B truyền sang thai nhi là 1% nếu bị mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ, con số đó sẽ là 10% nếu mắc bệnh trong 3 tháng giữa thai kỳ và lên tới 60 – 70% nếu mẹ bị bệnh vào 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện tại đã có vacxin phòng bệnh vì vậy, tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh trước khi mang thai, trong trường hợp mẹ đã bị nhiễm thì thai nhi sẽ được tiêm phòng với globulin miễn dịch và vacxin ngay sau khi sinh.Viêm gan siêu vi B

Một số bệnh truyền nhiễm khác như nhiễm virus đường ruột, bệnh chân tay miệng, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lậu, bệnh mụn rộp, giang mai, HIV…

ba_bau_lo_lang
bà bầu lo lắng vì các dịch bệnh

Một số lưu ý để mẹ bầu tránh truyền bệnh cho con

 Dịch bệnh hiện nay tuy lây truyền nhanh và mạnh nhưng vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế được. Ngoài việc chủ động tiêm vacxin phòng bệnh (nếu có), bà bầu hãy lưu ý thêm một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho mẹ mang thai, để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

  • Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin nhất là vitamin C nhằm tăng sức đề kháng.
  • Tránh đến chỗ đông người hay tiếp xúc với người đang bị bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện cơ thể…