Bà bầu bị cảm có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bà bầu bị cảm liệu có ảnh hưởng tới thai nhi là nỗi lo sợ của tất cả các bà bầu. Bởi lẽ bất cứ thay đổi nào trong giai đoạn mang thai cũng có khả năng tác động đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy vậy, nếu hiểu rõ thì mẹ sẽ biết cách chủ động hơn để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bà bầu bị cảm cúm có cách điều trị để không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Dấu hiệu khi mẹ bầu bị cảm
Các triệu chứng đặc trưng nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu như sau:
Ho khan
Sốt khi mang thai, rồi đến sốt cao
Viêm họng
Cảm thấy trong người ớn lạnh
Đau cơ
Đau đầu
Nghẹt mũi và chảy nước mũi
Tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh gây nguy cơ sảy thai, nhiễm độc thai nghén và các di chứng, dị tật thai nhi về sau.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nguy cơ biến chứng do cúm thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng và biến chứng được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Mẹ bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang thai, hệ miễn dịch mẹ bầu bị suy yếu, vì vậy mẹ bầu thường dễ mắc virus gây cảm cúm hơn so những người khác, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa hoặc khi mùa đông về.
Với những ai bình thường, cảm cúm do thời tiết có thể sẽ không gây nguy hiểm nhưng với trường hợp bị cảm cúm khi mang thai, thai nhi có nguy cơ phải đối diện với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện lẫn tính mạng, nhất là trong những tháng đầu thai kì như các dị tật bẩm sinh, sẩy thai, thai lưu.
Bà bầu bị cảm lạnh hoặc cúm kèm theo sốt ngay trước hoặc trong khi mang thai có thể liên quan đến một số dị tật bẩm sinh như:
Suy nhược cơ thể
Bệnh gai cột sống
Nguy cơ sứt môi hở hàm ếch
Viêm đại tràng co thắt
Suy thận 2 bên.
Các nguy cơ khi mẹ bầu bị cảm
Mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc cúm mà không bị sốt có thể không gây tăng khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Mới đây, một cuộc nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ mang thai bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ đến 40%. Nếu mẹ bị sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gấp 3 lần.
Sốt có thể liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây sốt, nên sẽ ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.
Sốt càng nhiều thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Có nguy cơ cao gấp 1,3 lần so với 1 hay 2 lần sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ, và đối với những người phụ nữ bị sốt ba lần trở lên sau ba tháng đầu có nguy cơ mắc tự kỉ cao hơn gấp 3 lần.
Hơn nữa, mức độ phơi nhiễm của mẹ bầu với virus và vi khuẩn trong thai kỳ tác động đến môi trường trong cơ thể mẹ, chính vì vậy, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng về sau.
Ngoài ra, ho, hắt hơi, chảy mũi, đau nhức đầu… sẽ khiến bạn mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.
Vì vậy, chữa cảm cúm là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng mà bất kỳ bà bầu nào cũng không thể xem thường.
>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc bà bầu chuẩn Mỹ
Cách trị cảm cho bà bầu
Với những bà bầu bị cảm cúm nhẹ có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian như: ăn cháo hành nóng, ăn lá húng cây, kinh giới, tía tô hoặc ăn tỏi, uống nước chanh muối…
Nếu trong trường hợp mẹ bầu bị cảm nhẹ, những cách dưới đây cũng rất hiệu quả:
Mẹ bầu nên dùng nước muối loãng hoặc thuốc xịt mũi để làm đường thở thông thoáng
Hít thở với không khí ẩm và nóng, hoặc đơn giản là tắm nước nóng
Ăn các loại súp, cháo dinh dưỡng như súp, cháo gà
Uống một tách trà chanh mật ong mỗi ngày
Tăng cường hệ miễn dịch khi mẹ bầu bị cảm
Để tăng cường hệ miễn dịch, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như dứa, cam quýt, bưởi, mâm xôi, cà chua, ổi, ớt ngọt… và các thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ nạc, trứng, đậu, rau xanh lá, bông cải xanh, tỏi, hạt bí đỏ…
Giữ cơ thể mát mẻ, quần áo rộng rãi và thấm mồ hôi tốt
Đồng thời, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thường xuyên, uống nhiều chất lỏng như nước.
Nên súc miệng với nước muối ấm, đặc biệt là nếu bạn bị ho hoặc đau rát cổ họng.
Tiêm phòng đều đặn là điều các mẹ bầu nên làm.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi có tác dụng và phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Mặt khác, tỏi còn giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng và chống vi khuẩn cho mẹ bầu.
Các phương pháp giải cảm cho bà bầu dân gian
Xông hơi bằng lá thuốc là phương pháp điều trị cảm cúm rất hiệu quả bằng các loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Dùng khoảng 100 gam hỗn hợp lá này đun sôi và trùm kín chăn xông từ 5 đến 10 phút sẽ có tác dụng giải cảm.
Vào thời tiết lạnh, mẹ bầu có thể uống chanh mật ong có vài lát gừng để giữ ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Ở phương Tây, các bà bầu còn áp dụng mẹo trị cảm cúm khác như: xông hơi bằng tinh dầu bạc hà hoặc đinh hương, súc miệng bằng nước muối ấm, uống nước nhiều và âm mình trong nước ấm.
Lưu ý là cơ địa của mỗi bà bầu hoạt động khác nhau và mẹ bầu chỉ nên áp dụng phương pháp phù hợp nhất với mình.
Đi bác sĩ thăm khám nếu triệu chứng cảm chuyển biến nặng
Theo các bác sĩ, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Các bà bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên vì sợ tăng cân mà kiêng khem khiến cơ thể mất đi sức đề kháng.
Ngoài ra, bà bầu cần chú ý không gian sống xung quanh: tránh tiếp xúc với những ai bị cảm cúm, trang bị áo ấm khi ra ngoài, không để dính mưa và không để nhiệt độ phong phòng quá lạnh.
Với những mẹ bầu bị cảm cúm nặng kèm theo nhiều triệu chứng như đau đầu, ho có đờm, sốt cao thì bên cạnh dùng các phương thuốc dân gian, mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng các loại thuốc đặc biệt dành riêng cho bà bầu.
Nên nhớ, bà bầu không nên tự ý dùng thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà vì nếu để bệnh kéo dài trở nặng sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Mẹ bầu nên đến các bệnh viện uy tín để được điều trị đúng cách.
Mong rằng, những chia sẻ trên đây của Care With Love sẽ là những tham khảo để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu bị cảm. Chúc các mẹ luôn ở thể trạng tốt nhất.