Chăm sóc phụ nữ mang thai như thế nào là đúng?

Chăm sóc phụ nữ mang thai không dễ, nhất là với những bà mẹ trẻ mới mang thai lần đầu. Thấu hiểu nỗi mong chờ cũng như sự nhọc nhằn của chị em khi mang thai, Care With Love xin chia sẻ một vài bí quyết về việc chăm sóc phụ nữ mang thai hoàn hảo nhất, giúp chị em “mẹ tròn con vuông”.

 

Chăm sóc bà bầu tốt nhất với lịch khám thai định kỳ

Khám thai là yếu tố không thể thiếu trong quá trình mang thai của bạn. Bạn nên có một lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Việc thăm khám đều đặn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như: 

  • Biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi bạn sẽ được theo dõi, điều trị kịp thời
  • Ngoài ra bạn còn được y bác sĩ hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén.
Chăm sóc bà bầu đúng cách
Chăm sóc bà bầu đúng cách

Khám thai định kỳ là việc vô cùng cần thiết

Trong thời kỳ mang thai người mẹ nên đi khám ít nhất là 3 lần vì đây là cách chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi hiệu quả nhất.

  • Lần thứ 1 ngay khi nghi ngờ mình có thai để xác định bạn có thai hay không, thai nằm trong hoặc ngoài tử cung, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở thai nhi. 
  • Lần khám thứ 2 khi thai được 3 đến 6 tháng tuổi giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho cả mẹ và bé. 
  • Lần khám thứ 3 là vào 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, tiêm phòng liều các loại vắc xin, dự đoán ngày sinh, chuẩn bị sinh,…

Chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý

 “Mẹ khỏe thì con khỏe” chính là câu nói dành cho các chị em phụ nữ có thai. Trong thời gian này bạn đặc biệt phải cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng thai kỳ hợp lý cho cơ thể, đồng nghĩa với việc cung cấp cho bé yêu.

– Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể rất cần nhiều protein để giúp thai nhi phát triển và người mẹ luôn khỏe mạnh. 

– Bên cạnh đó sắt cũng là chất không thể thiếu giúp bé sinh đúng ngày, đầy cân.

Bổ sung thực phẩm khi chăm sóc bà bầu
Bà bầu cần bổ sung lượng thịt nạc cần thiết cho mỗi bữa ăn

Để cung cấp đủ 2 dưỡng chất trên bạn cần phải bổ sung lượng thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng rất tốt trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai như: 

  • Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào giúp phát triển trí não của thai nhi
  • Súp lơ xanh giàu canxi
  • Vitamin rất có lợi cho sức khỏe thai phụ
  • Chất béo omega dồi dào trong cá giúp giảm nguy cơ sinh non
  • Giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn với các loại trái cây.
  • Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu

Bên cạnh các thực phẩm có lợi bạn cũng cần phải tránh xa các thực phẩm có hại như: 

  • Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên
  • Không dùng thức ăn nhanh hay thực phẩm đóng hộp
  • Thực phẩm giàu chất béo như pho mát, bánh bơ đậu phộng,… 
  • Nên hạn chế các gia vị cay như hạt tiêu, ớt.

Chăm sóc thai kỳ trong chuyện vợ chồng

Trong khi mang thai nhiều cặp vợ chồng vẫn “quan hệ” với nhau thường xuyên. Theo các chuyên gia thì đó là điều rất bình thường vì đó là vấn đề tâm sinh lý của con người. 

Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần phải cẩn trọng trong quá trình gần gũi bằng các động tác nhẹ nhàng, hợp lý. Nên hạn chế quan hệ khi thai nhi ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sự an toàn trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai cần quan hệ đúng cách
Phụ nữ mang thai cần quan hệ đúng cách

Khi thai phụ đang gặp các tình trạng sau đây thì cần phải tránh giao hợp để bảo vệ sự an toàn của thai nhi như: 

  • Chảy máu âm đạo
  • Bị nhau tiền đạo
  • Tuần 39-40 của thai kỳ
  • Có cổ tử cung không hoàn thiện,..

Cách chăm sóc mẹ bầu theo từng giai đoạn 

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ở thời kỳ đầu các mẹ không có sự thay đổi gì quá đặc biệt. Thậm chí nhiều mẹ còn chưa biết mình đang mang thai. Phải đến tháng thứ 3 mới có nhiều biểu hiện rõ hơn. 

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu yêu cầu như sau:

  • Phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, canxi, vitamin, khoáng chất,…
  • Bổ sung axit folic là điều cực kỳ quan trọng cho bà bầu thời kỳ này.
  • Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày khoảng 5 đến 6 bữa để hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn ói,…
  • Có thể dùng thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng,… để hạn chế ốm nghén.
  • Hạn chế sở thích ăn uống nếu thực phẩm đó không tốt cho bà bầu cho con.
Thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu
Thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu

Mẹ bầu cần lựa chọn thực phẩm phù hợp trong các giai đoạn thai kỳ

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Giữa thai kỳ, cân nặng lý tưởng của bà bầu phải tăng khoảng 3 đến 4 kg. Ngoài ra, dinh dưỡng cho bà bầu lúc này cũng phải đảm bảo. 4 nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng đó là:

  • Nhóm chất bột gồm gạo, mì, khoai, sắn, ngô,…
  • Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ,…
  • Nhóm chất béo gồm dầu mỡ, vừng, lạc,…
  • Nhóm vitamin bao gồm chất khoáng, chất xơ như rau xanh, quả chín,…

Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải cung cấp đầy đủ các loại vitamin như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin B, acid folic, beta caroten,…

Các bác sĩ khuyên mẹ phải uống nước đủ 2 lít mỗi ngày. Bởi nó giúp cân bằng lượng ối trong cơ thể, đảm bảo sự tương động và phát triển của thai nhi. 

Sử dụng thuốc bổ cũng như các vitamin là cần thiết. Song, muốn sử dụng bạn nên trao đổi trước với bác sĩ. Đảm bảo kiểm soát tốc độ cân nặng hợp lý, tránh thừa hay thiếu cân.

Theo dõi và chăm sóc mẹ bầu thường xuyên
Theo dõi và chăm sóc mẹ bầu thường xuyên

Bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn thực phẩm và vitamin sử dụng trong thời kỳ mang thai

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Để chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần phải đảm bảo đủ cân bằng chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

  • Đối với đạm có thể tăng cường các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thị bò, cá, trứng, sữa,…
  • Đối với chất béo có thể tăng cường các thực phẩm trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ,…
  • Đối với chất bột đường có trong các thực phẩm như gạo, ngô, khoai sắn, ngũ cốc, khoai tây,…
  • Vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi,…
  • Sắt có nhiều trong những loại thực phẩm như gan, thận, tim heo,…
  • Canxi có nhiều trong các loại trứng gà, sữa, tôm con, tép, cua,…

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm trên để chăm sóc phụ nữ mang thai cũng nên cung cấp đủ nước, trung bình mỗi ngày từ 2 đến 2.5 lít nước. 

Ngoài ra, chia nhỏ bữa ăn chính là cách giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. Không nên ăn các loại thực phẩm có liên quan đến chất bảo quản, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn lạnh,…

Với những kiến thức đã chia sẻ ở trên, hi vọng việc chăm sóc thai kỳ của bạn sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Chúc bạn sẽ có những em bé xinh xắn, đáng yêu và gia đình bạn luôn ấm cúng, hạnh phúc.