Tại Sao Mẹ Bầu Cần Phải Khám Thai Định Kỳ?

 Khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết để theo dõi quá trình mang thai và kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ. Theo quy định của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ, bà bầu cần khám thai 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

100
khám thai

 

Lịch trình khám thai định kỳ 

Tuy nhiên, một lịch khám thai định kỳ bình thường nên là 7 lần và nhiều hơn đối với những trường hợp thai kỳ bất bình thường.

Lần đầu tiên: sau khi chậm kinh khoảng 3 tuần hoặc có những dấu hiệu lâm sàng, thời điểm này thai đã được khoảng 5-6 tuần. Bà bầu cần đi khám, làm xét nghiệm máu và siêu âm 2D để được khẳng định có thai hay không. Kết quả siêu âm cũng sẽ cho biết tuổi thai, ngày sinh dự kiến, kích thước thai nhi. Đồng thời, xác định sự phát triển của thai nhi, những dấu hiệu bất thường như thai ngoài tử cung hay một số bệnh lý của thai phụ để có cách điều trị thích hợp.

 

Lần khám thứ 2: Tuần thai thứ 11 – 12

Các mẹ sẽ được làm siêu âm 4D để xác định sự phát triển và trọng lượng thai nhi, đồng thời quan trọng là đo chỉ số khoảng sáng sau gáy nhằm phát hiện nguy cơ thai nhi mắc bệnh Down hay bệnh tim bẩm sinh, nếu để bước sang tuần thứ 13 thì chỉ số này không còn chính xác nữa.

Lần khám thứ 3: Tuần thai thứ 16 – 18

Trong lần khám này, bà bầu sẽ được thăm khám bình thường và siêu âm 2D để xác định sự phát triển của thai nhi.

Lần khám thứ 4: Tuần thai thứ 20 – 22

Giai đoạn này đã có thể xác định giới tính của thai nhi. Bà bầu được khám bình thường và siêu âm, kiểm tra hình thái của thai nhi nhằm phát hiện những dị tật bẩm sinh hay dấu hiệu bất thường nếu có.

Lần khám thứ 5: Tuần thai thứ 26 – 28

Như những lần trước, đi khám và siêu âm để xác định các chỉ số hình thái thai nhi để theo dõi sự phát triển của em bé, đồng thời bà bầu sẽ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sinh lần 2, 3.

Lần khám thứ 6: Tuần thai thứ 32

Ở lần khám này, các bà bầu sẽ tiêm mũi uốn ván lần 2 và tiến hành khám bình thường, siêu âm, theo dõi thai nhi, chẩn đoán ngôi thai và một số vấn đề bất thường có thể xảy ra khi sinh bé. Đồng thời các mẹ cũng sẽ làm xét nghiệm máu và nước tiểu.

Lần khám thứ 7: Tuần thai thứ 36

Lần khám thai này có ý nghĩa rất quan trọng vì sau lần này một số thai phụ có thể phải nhập viên để chuẩn bị sinh sớm. Siêu âm để dự báo cân nặng của thai nhi lúc sinh và theo dõi, xác định một số biến chứng thai nghén, ngôi thai, nước ối, tình trạng rau thai… bên cạnh đó là đo tim thai và chuyển động thai.

Những lưu ý cần biết 

Từ tuần này trở đi, bà bầu cần đi khám một tuần 1 lần cho tới lúc sinh.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng, lời khuyên cho các bà bầu là đi khám thai đúng lịch và nên theo dõi ở 1 bác sĩ duy nhất để có được tiến trình thai nhi phát triển chính xác nhất.

Ngoài việc đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe cho mẹ, theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, xác định được sớm những dấu hiệu bất thường để có phương pháp chữa trị phù hợp, giúp mẹ vượt cạn an toàn và cho ra đời những em bé khỏe mạnh, thông minh.

Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, các bà bầu còn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi và khó chịu mà không phải lúc nào cũng đến khám với bác sĩ được như mệt mỏi vì “thai hành”, đau lưng, đau khớp, chân tay sưng phù đau nhức…

101
Massage bầu giảm đau nhức

Những biểu hiện này là bình thường ở thai phụ và các mẹ hoàn toàn có thể vượt qua với dịch vụ massage chăm sóc bầu tại nhà của Care with Love – dịch vụ uy tín, hiệu quả, nhân viên tận tâm, trách nhiệm, góp phần mang đến cho bà bầu một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.