Rubella- Mối nguy hiểm lớn cho phụ nữ mang thai

Care with Love – trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có tới 90% thai nhi bị ảnh hưởng như thai chết lưu, sẩy thai tự nhiên… Trẻ sinh ra sẽ mắc các dị tật như còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhãn cầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ và điếc. Rubella trở thành mối lo ngại lớn của phụ nữ mang thai.

Rubella khi mang thai là gì?

Bệnh Rubella còn có tên là bệnh Rubêôn, do virut RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi. Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ mang thai nhất là vào 3 tháng đầu vì gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Tác hại của Rubella khi mang thai?

Virus Rubella có khả năng vượt qua nhau thai lây nhiễm cho thai nhi và làm ngừng sự phát triển của tế bào hoặc phá hủy chúng gây hậu quả thai bất thường.  Rubella khi mang thai thường không có biến chứng, nhưng đáng lo là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.

Trong 3 tháng đầu có đến 70-100% trẻ đẻ ra bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Sau 3 tháng, nếu thai được 13-16 tuần, trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17-20 tuần thì tỷ lệ là 5%

 

Triệu chứng bị nhiễm ?

Bị nhiễm rubella khi mang thai, sau khi virut vào cơ thể độ 2-3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.

Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1- 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5oC.

Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: là dấu hiệu làm người ta để ý tới lúc bị nhiễm rubella khi mang thai. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người, chỉ sau 2-3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với ban của Sởi: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vảy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.

Bên cạnh đó, lúc bị nhiễm rubella khi mang thai thường có dấu hiệu: đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng.

 

rubella-khong-nguy-hiem-khi-me-co-khang-the-hoac-thai-nhi-du-lon-1_zps80c8f735
rubella khi mang thai

Các thể lâm sàng

Rubella bẩm sinh: Virus từ máu mẹ qua nhau thai. Trẻ sơ sinh khi đẻ ra đã có ban, hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh. Bệnh nhi có gan to, lách to, vàng da.

Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu: Chiếm tỷ lệ 1/3.000 ca. Xuất hiện xuất huyết vào 1-2 tuần sau khi phát ban. Có thể chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, trẻ sơ sinh có thể chảy máu rốn.

Điều trị bệnh Rubella

– Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh rubella, chỉ điều trị triệu chứng như:

– Hạ nhiệt, giảm đau: lau mát, dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau như Paracetamol.

– Nâng thể trạng: uống các loại đa sinh tố B complex.

– Uống nhiều nước: nước cam, nước chanh, nước trái cây…

– Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn khác thì dùng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

vua-tiem-phong-rubella-thi-co-thai_zps1c46dfe5
tiêm phòng rubella

 

Phòng bệnh Rubella

– Vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc phải thông thoáng.

– Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường.

– Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.

– Nâng cao thể lực: tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

– Tiêm ngừa bằng thuốc chủng ngừa rubella ở các cơ sở y tế. Phụ nữ chuẩn bị có thai nên kiểm tra tình trạng miễn dịch của bệnh, nếu chưa được miễn dịch thì nên đi chích ngừa.

– Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella; nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất.