Chăm sóc bà bầu như thế nào cho đúng?

Nuôi con khỏe mạnh, thông minh là niềm vui, niềm hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người cha, người mẹ. Nhưng muốn con khỏe mạnh, người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai.

Vì sức khỏe, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và sức khỏe của đứa con trong bụng. Vậy  nên công tác chăm sóc bà bầu phải đặc biệt chú ý.

1366264071-bb2_zps65c6fdf1
thực phẩm cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong công tác chăm sóc bà bầu, bởi nó quyết định đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên nhớ rằng, phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt.

Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg). Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai,trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g.

 

 

Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ

Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc những thực phẩm này có lượng đạm cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin trong dầu (vitamin A, D, E). Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày, còn đối với bà mẹ cho con bú cần cao hơn 83g/ngày.

 

Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng

Trong khi có thai cần lưu ý khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ có thai, cần khuyên người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa… ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ.. để đề phòng thiếu máu.

 

Một số vấn đề hạn chế trong công tác chăm sóc bà bầu tại nhà 

Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…; Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.

cac-giai-doan-ba-bau-nen-di-kham-thai_zps1e975c3f
vấn đề bà bầu thường gặp phải

Chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh, để chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất, bà bầu nên khám thai và có các xét nghiệm cần làm như sau:

– Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thứ 36.

– Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.

– Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.

– Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.

– Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường.

– Thai phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.

– Xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai nếu chưa làm hoặc có nguy cơ cao.

Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo, cần phải nhập viện khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo, thai máy yếu hoặc không máy.

Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ .

 

 

Chế độ nghỉ ngơi

Trong suốt quá trình mang thai bà bầu lúc này rất cần được nâng niu, chia sẻ, chăm sóc đặc biệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Bà bầu cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ tốt, tránh được tai biến khi đẻ.

Bà bầu có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc bà bầu tại nhà Care with love, với các bài massage dành riêng cho bà bầu, đặc biệt tất cả nhân viên của Care with love đều là nữ hộ sinh và điều dưỡng sẽ giúp bà bầu có một tinh thần thư giãn và thoải mái, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.