Bí kíp “vàng” cho thai kỳ khỏe mạnh

Khỏe mạnh trước, trong và sau thai kỳ là điều mong muốn của tất cả thai phụ nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nắm được những bí quyết giúp làm lên điều đó.  Chúng tôi đã chắt lọc và biên soạn ra các bí kíp vô cùng hữu ích để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

carewithlove-pregnanthappy
thai kỳ khỏe mạnh

 

Tổng hợp 50 bí kíp vàng mẹ bầu nên nhớ để thai kỳ khỏe mạnh

1. Đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai.

2. Bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm những thực phẩm giàu dưỡng chất.

3. Tập thể dục: Trước khi mang thai, bạn nên tập thói quen sống lành mạnh với việc tập thể dục mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Theo các bác sĩ khoa sản, tập thể dục trước khi mang thai sẽ giúp bạn giữ được vóc dáng khi bầu bí. Thêm nữa, việc tập thể dục còn giảm nguy cơ sảy thai và đã được chứng minh là giúp giảm các biến chứng khi sinh nở và thời gian sau sinh.

4. Rèn luyện bản thân

5. Ăn những loại thức ăn mới giàu dinh dưỡng mà bạn chưa từng ăn trước đó.

6. Tham khảo một số cuốn sách về mang thai.

7. Sử dụng những biện pháp tránh thai khác thay cho việc uống thuốc tránh thai như trước đây.

8. Ngừng hút thuốc lá ngay lập tức khi bạn có kế hoạch mang thai.

9. Bổ sung vitamin trước sinh. Bạn có thể uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và phải đảm bảo bổ sung đủ 0,4mg axit folic mỗi ngày.

10. Yêu cầu “bạn đời” chấp nhận những thay đổi mới về cách ăn uống, thói quen sinh hoạt để bạn có sức khỏe tốt nhất.

11. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Bạn cần có những hiểu biết nhất định về chu kỳ kinh nguyệt của mình để nắm được thời gian trứng rụng giúp dễ dàng thụ thai.

12. Nếu bạn là người cẩn thận, nên đi khám sức khỏe tổng thể một lần nữa trước khi mang thai.

13. Hãy tham khảo ý kiến cha mẹ, bạn bè trước khi mang thai.

14. Tránh tiếp xúc với những loại hóa chất có thể gây tổn hại cho thai nhi. Những loại hóa chất này có thể có ngay trong nhà bạn, nơi bạn sinh sống hoặc môi trường làm việc, bạn nên cẩn trọng.

15. Bạn nhớ phải khám răng miệng trước khi mang thai và đánh răng thường xuyên.

16. Hãy đi khám bác sĩ bất cứ lúc nào bạn nghĩ là mình đã mang thai khi đang trong thời gian cố gắng thụ thai. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa việc gây tổn hại cho em bé khi không biết mình mang bầu.

17. Hãy tránh xa phân mèo.

18. Bạn hãy nhớ rằng, có thể bạn phải cố gắng đến 1 năm mới có thể mang thai, vì vậy bạn đừng lo lắng nếu sau 6 tháng cố gắng mà vẫn chưa thấy “tin vui” nhé. Tuy vậy, nếu bạn trên 35 tuổi thì cũng nên đi tham khảo ý kiến bác sĩ khi sau 6 tháng cố gắng thụ thai mà chưa có bầu.

19. Không uống rượu ngay cả khi đang cố gắng thụ thai vì theo kết quả nghiên cứu mới đây, rượu có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

20. Thông báo “tin vui” với người thân bạn bè khi bạn đã thụ thai thành công.

21. Nói chuyện với cha mẹ của bạn để tìm được những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc bụng bầu.

22. Nghỉ ngơi bất cứ lúc nào bạn có thể.

23. Tạo thói quen đọc một tạp chí hay tham gia blog mang thai.

24. Tìm hiểu các phương pháp giúp giảm triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng và táo bón.

carewithlove-pregnantfitness
yoga

Phụ nữ nên tập thể dục đều đặn trước khi mang thai.

25. Uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày. Nhu cầu về nước khi mang bầu phải nhiều hơn bình thường đấy bạn nhé (khoảng 3 lít)

26. Đọc một cuốn sách bạn yêu thích để giải trí.

27. Tham gia lớp học yoga hoặc bất cứ môn thể dục nào đó cho bà bầu trước khi sinh.

28. Thực hiện đầy đủ các cuộc hẹn khám của bác sĩ khoa sản. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang có thai kỳ khỏe mạnh hoặc phát hiện sớm bất cứ dầu hiệu bất thường nào của thai nhi.

29. Tham gia bất cứ lớp học tiền sản nào.

30. Hãy nhớ bổ sung 300-500 calo mỗi ngày trong thời gian mang thai.

31. Tìm kiếm bệnh viện uy tín nơi bạn sẽ sinh nở nếu bạn không có ý định sinh tại nhà.

32. Khi đến giai đoạn cuối mang thai, bạn nên tham khảo dấu hiệu lâm bồn để đến bệnh viện kịp thời.

33. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sinh nở để có được những kinh nghiệm lấy hơi, rặn đẻ sao cho đúng để quá trình sinh nở được dễ dàng.

34. Hãy ghi lại những loại thực phẩm bạn đã bổ sung trong ngày để kiểm tra xem mình đã bổ sung dưỡng chất đầy đủ, khoa học cho cơ thể hay chưa.

35. Nếu bạn đang có ý định trang trí lại nhà cửa để chào đón em bé ra đời, hãy nhớ đừng nên tiếp xúc với sơn mới và giấy dán tường. Hãy để việc này cho ông xã làm nhé, vì sơn mới không tốt tí nào cho thai nhi cả.

36. Hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ những người bạn của mình để biết cách ứng phó khi bé chào đời.

37. Tham gia một lớp học sinh nở. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lâm bồn, hãy đăng kí một lớp học sinh nở để nắm được những kiến thức cần thiết khi lên bàn sinh.

38. Bơi lội giai đoạn cuối thai kỳ rất hữu ích. Môn thể thao này sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức và cảm thấy đỡ nặng nề hơn.

39. Bạn cũng cần tham gia một lớp học cho con bú để chuẩn bị sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ khi bé chào đời.

40. Massage trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chứng chuột rút lúc nửa đêm.

41. Tiếp tục tập luyện thể thao ngay cả sau khi bạn sinh nở. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.

42. Lên một kế hoạch sinh nở: Hãy lên một kế hoạch chi tiết trước ngày đau đẻ để bạn dễ dàng chuẩn bị và cũng có kinh nghiệm hơn cho những lần sinh nở sau.

43. Chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh để gi lại những hình ảnh tuyệt vời nhất những ngày cuối bầu bí của bạn và những khoảnh khắc khi bé mới chào đời.

44. Thư giãn bất cứ lúc nào bạn có thể để nuông chiều bản thân.

45. Chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái để em bé dễ dàng nhận được máu và oxy cũng như việc xoay đầu của bé được dễ dàng hơn.

46. Chuẩn bị sắn sàng mọi thứ để đi vào bệnh viện sinh nở. Nhờ đừng quên mang theo thẻ bảo hiểm, các hình thức đăng kí trước, máy ảnh…

47. Kiểm tra lại một lần nữa dấu hiện sắp sinh.

48. Chụp ảnh của mình trước khi sinh em bé.

49. Nhớ mang theo một cuốn truyện về trẻ sơ sinh khi đi sinh nở.

50. Dù vào phòng sinh bạn cũng nhớ phải ăn uống đầy đủ vì quá trình sinh nở sẽ mất rất nhiều sức đấy!