Nhu cầu cơ thể mẹ (Phần 2)
Phần 2 – HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ
Care With Love – Dịch vụ chăm sóc Mẹ và Bé sau khi sinh hàng đầu tại Việt Nam
1. Giữ sự thanh thản trong suốt cuộc hành trình
Chín tháng mang thai là chín tháng người mẹ lao động cực nhọc. Trên cơ thể phải mang nặng, cái nặng đeo đẳng suốt 24 tiếng trong ngày. Mà ốm nghén, như một căn bệnh dai dẳng, ngày càng nặng nề dồn nén lên vai một con người dũng cảm. Nghén cản từng miếng ăn, ngăn từng giấc ngủ. Nó chưa thể đồng cảm ngay với nỗi lòng người mẹ yêu thương.
Song từ lòng yêu thương của mẹ, với bàn tay mát lành che chở, đã nhận khổ đau nặng nhọc về mình. Bởi mẹ có một đức tin và tấm lòng nhân hậu bao la. Bởi từ lòng yêu thương của mẹ mới đưa lại sự bình ổn cho sự lớn lên của đứa con bé bỏng. Chỉ có sự thanh thản tinh thần mới tạo cho sự phát triển điều hòa, con mới khỏe mạnh, thông minh.
Mọi sự đau buồn của mẹ sẽ ảnh hưởng, thậm chí có thể loại trừ đứa con thân yêu vô tội đang từng giờ từng ngày lớn lên trong lòng mẹ. Hờn giận sẽ chứ đựng mâu thuẫn, lòng tin sẽ bị mất và là nguồn gốc sinh ra tội lỗi. Ảnh hưởng này ở trẻ sinh ra mắc bệnh tự bế (Autism, tự kỷ…), gặp ở trẻ trai gấp 04 lần trẻ gái; biểu hiện phát triển trí tuệ chậm, ít linh hoạt, phản ứng chậm.
Theo Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Hà Nội) cho thấy 1/3 trẻ em đến khám có vấn đề tâm lý khi mẹ mang thai. Mức độ tùy thuộc vào đời sống sinh học tâm lý và cảm xúc của mẹ.
Nhưng các bà mẹ tương lai đầy lòng vị tha. Họ đón nhận sư quan tâm săn sóc của đức ông chồng giành cho sự thư thái của họ. Họ luôn đặt lòng tin trước sự đồng cảm của chồng mình trong mỗi bước gập ghềnh vượt cạn. Lúc này đây, người chồng chính là người bạn song hành tốt nhất trong hành trì đi đến đích cuối cùng. Mỗi lời nói ngọt ngào, trìu mến là bát nước lành dịu cơn cháy khát. Mỗi cử chỉ thân thương là ngọn gió đẩy con thuyền nặng dầm mát mái, xuôi chèo.. Mỗi bước đi đồng điệu sẽ rút ngắn được thời gian tới hạnh phúc đang chờ.
Hạnh phúc này nằm trong tay mỗi con người biết giữ gìn, vun đắp hằng ngày cho hành trình vượt cạn.
2. Làm việc
Nhiều chị em mang thai lần đầu còn e thẹn, giấu giếm. Một số vô tình không biết mình mang thai nên bị sẩy thai. Vì thế việc báo với nơi làm việc để được chia sẻ, động viên, tạo điều kiện làm việc thích hợp là điều chính đáng. Nếu nơi làm việc được thông thoáng, tránh được nóng nực, ồn ào, giá lạnh, tránh được độc hại là tốt nhất. Cần được nghỉ việc một tháng trước khi sinh, để có thời gian chuẩn bị cho sinh nở và bảo vệ thai nhi.
3. Đi lại, du lịch
Thể thao du lịch chỉ có thể thích hợp một cách vừa phải ở ba tháng giữa. Tuy nhiên ở tháng đầu nhiều chị em rất khỏe, những động tác thể thao nhẹ nhàng đủ sức vẫn có thể tham gia. Những đừng bao giờ chơi đến mệt. Với người mang thai, việc đi bột rất hữu ích.
Du lịch xa nói chung không có lợi cho thai phụ và cả thai nhi, nhất là đi dài ngày, đường xa và phương tiện di chuyển dễ gây dồn xốc như ô tô, xe máy. Nếu phải đi nên đi nhiều chặng và có nơi nghỉ ngơi thoải mái . Nhiều hãng hàng không khám sức khỏe người mang thai to trước khi lên máy bay, hoặc không nhận chở mẹ mang thai những tháng cuối.
4. Chuyện phòng the
Vẫn có một vài quan điểm khác nhau. Có ý kiến nên tránh chuyện phòng the, nhưng nhiều ý kiến cho rằng vẫn có thể bình thường nếu:
– Cảm thấy thoải mái và cần có.
– Thấy sự phát triển của thai bình thường.
Tuy nhiên không nên nếu:
– Cảm thấy không thích thú hoặc khó chịu như bị gò ép, bắt buộc.
– Thực hiện khó khăn khi ân ái hoặc đau rát bất thường.
– Quan hệ gây đau bụng (trong và sau đó), có dấu hiệu xuất huyết đe dọa sẩy thai.
Đa số các nhà y học quan tâm đến nguy cơ sảy thai do tác động cơ học mạnh bạo sẽ ảnh hưởng tới thai nhi vì thế khuyên tránh chuyện phòng the những tuần lễ đầu thụ thai và bốn tuần lễ cuối trước khi sinh.