Ba cột mốc quan trọng trong quá trình mang thai

Care with Love – Cảm giác lần đầu tiên làm mẹ thật tuyệt vời, bạn đang lo lắng không biết mang thai sẽ như thế nào? Bạn có đủ hiểu biết và sự chuẩn bị để có thể chăm sóc tốt nhất cho thai nhi hay không? Dưới đây là ba cột mốc quan trọng mà bất kỳ người phụ nữ mang thai cũng phải trải qua.

kinh-nghiem-dan-gian-tri-cam-cum-cho-ba-bau-1_zpse60ee7f4
trị cảm cúm cho bà bầu

Ba tháng đầu tiên

Chúc mừng bạn đã có tin vui. Nhưng hãy đến bác sĩ để xác nhận việc có thai, để bác sĩ cho bạn những lời khuyên hữu ích cho thai kì. Và đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều bà bầu, do nội tiết trong cơ thể thay đổi. Dưới đây là một số biểu hiện và lưu ý cho bà bầu trong thời kỳ này:

  • Mệt mỏi: đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.
  • Buồn nôn và nôn: Thường được gọi là ốm nghén, hiện tượng này thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Để cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn để tránh cảm giác “ngán” đồng cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần ( khoảng 8 cốc nước một ngày).
  • Đi tiểu thường xuyên: Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Nhưng nếu bà bầu đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi bác sĩ ngay.
  • Nhiễm virus cúm: Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.
  • Tăng cân nhẹ: chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tháng.
  • Dinh dưỡng và ăn uống: Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con; Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín; Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin; Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi; Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm).
  • Trang phục: Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt. Tránh sử dụng giầy cao gót. Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.
  • Siêu âm: Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật của thai nhi
  • Sảy thai: Nguy cơ sảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Bà bầu cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
  • Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng.

Ba tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa thường là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi (thường gặp ở 3 tháng đầu) đã biến mất và bà bầu cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn. Ðây là thời gian tuyệt vời vì bà bầu cảm thấy em bé di động bên trong bà bầu và cuối cùng bà bầu bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ.  Một số triệu chứng cần lưu tâm trong giai đoạn này: Đau ở bụng, háng, và bắp đùi; Đau lưng; Chóng mặt – Khó thở; Nổi vân da – Thay đổi ở da; Ngứa ran ở bàn và ngón tay; Ngứa ở bụng, lòng bàn tay, và lòng bàn chân; Táo bón; Hệ miễn dịch kém.

Trong giai đoạn này, tâm lý bà bầu sẽ khá hơn khi cảm nhận em bé đã lớn lên từng ngày và bà bầu có thể cảm nhận được điều đó. Bà bầu sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hào hứng hơn khi hướng đến giải pháp tương lai khi em bé chào đời. Bà bầu sẽ có những tưởng tượng về mối quan hệ với em bé trong bụng, những giao tiếp đầu tiên với bé…

Em bé: Vào cuối giai đoạn này, thai nhi nặng khoảng 0,8 kg và dài khoảng 33 cm kèm theo sự phát triển của ngón tay, ngón chân, lông mi, và lông mày. Trong khoảng tháng thứ 5, bà bầu có thể cảm thấy thai nhi chuyển động. Vào cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, toàn bộ những cơ quan cơ bản của thai nhi như tim, phổi và thận đều được hình thành

Dinh dưỡng và ăn uống: Nhu cầu năng lượng của bà bầu lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường; Tăng cường ăn uống trong đó ưu tiên các nhóm chất bột và giữ tỷ lệ cân đối với nhóm khác Đạm:Béo:Bột-đường = 14:31:55; Cung cấp một lượng acid béo cần thiết để phát triển não bộ cho thai nhi; Tiếp tục cung cấp thường xuyên lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể thông qua rau quả; Tránh các chất kích thích: caffein, cồn, nicotin; Duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi; Tránh những thực phẩm nhiều cholesterol và có thủy ngân

 

kham-thai7_zpsd3cda635
khám thai

Siêu âm: Siêu âm được thực hiện để giúp phát hiện các dị tật của thai nhi giúp các bác sĩ có phương án điều trị; Siêu âm hỗ trợ cho các xét nghiệm cần thiết khác; Siêu âm giúp cho bà bầu biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai nhi

Các xét nghiệm cần thiết: Các xét nghiệm sẽ giúp bà bầu biết được những vấn đề đang mắc phải trong giai đoạn thai kỳ và có phương án điều trị cần thiết. Các xét nghiệm có thể gồm: Xét nghiệm máu; Xét nghiệm nước tiểu; Xét nghiệm dung nạp glucô; Xét nghiệm chọc dò nước ối; Xét nghiệm chọc hút gai nhau.

 

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn bà bầu có thể yên tâm hơn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn phải giữ sự cẩn trọng và lựa chọn các tư thế an toàn cho mẹ và con.

Ba tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bà bầu nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ và sinh mổ.

Những thay đổi ở người mẹ: Một số khó chịu mà bà bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều bà bầu còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể bà bầu. Các biến đổi liên quan đến thời kỳ này gồm:

Bụng: Tử cung to, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng) và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Tới cuối thai kỳ, bụng mang thai càng xệ xuống. Có thể cảm thấy thai đã vào vùng tiểu khung.

Tăng cân: Mọi bà bầu đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một bà bầu bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, bà bầu có thể tăng trung bình khoảng từ 6 đến 7,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.

1365236818-babau1_zpsa258cd62
bà bầu tăng cân

Da: Một số bà bầu dễ có vết rạn da trên bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Ngoài ra, trên mặt bắt đầu xuất hiện trứng cá, nám da…Sắc tố da cũng bắt đầu thay đổi ở một số vùng như cằm, má, mũi và trán do nồng độ progesterone tăng đã kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da. Các hiện tượng này, chỉ giảm dần sau khi sinh chứ không biến mất hoàn toàn.

Mạch máu: do tăng tuần hoàn máu và có thể do tăng oestrogen, thường thấy ở mặt, cổ, ngực hoặc cánh tay. nổi rõ, trông giống như những chân nhện. Đặc biệt ở cẳng chân, gân nổi xanh,  nhất là khi thời tiết lạnh.

Phù nề: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều bà bầu thấy chân tay, mí mắt và mặt sưng húp, nhất là vào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu mắt sưng húp nhiều và tăng cân từ 2 kg mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ. Tăng cân đột ngột và sưng húp mặt là dấu hiệu giữ nước quá nhiều (phù) thường kèm theo huyết áp cao hoặc có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.

Dinh dưỡng và ăn uống: Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường; Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thểTiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại; Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có gaNên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêngBổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông.

Khám thai: Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các bà bầu thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các bà bầu đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các bà bầu sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối:

Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng không thoải mái cho 2 người.