Chăm sóc bà bầu ở độ tuổi 30
Với xã hội ngày nay, do điều kiện kinh tế và nhiều lý do khác không ít phụ nữ, nhất là giới trí thức thường tập trung cho công việc, học hành nên độ tuổi trung bình kết hôn tăng lên so với nhiều năm về trước. Đi đôi với đó, phụ nữ có thai ở độ tuổi 30 cũng tăng theo. Việc chăm sóc bà bầu khi mang thai ở độ tuổi ngoài 30 đặc biệt hơn so với mang thai ở tuổi 20 đến 30. Vậy cần lưu ý những gì khi chăm sóc bà bầu ở độ tuổi 30? Hãy cùng Care With Love tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Những nguy cơ khi mang thai ở tuổi 30
Quay ngược thời gian, ở xã hội của ông bà chúng ta, khi đó người đàn ông có vai trò chủ đạo về mọi mặt, người phụ nữ khi trưởng thành phải lo lấy chồng và sinh con. Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đang đảo ngược, người phụ nữ dần khẳng định được vị trí của mình hơn trong gia đình và cả ngoài xã hội.
Các chị em học hành cao hơn, tập trung cho công việc hơn, từ đó dẫn đến độ kết hôn, có con cũng trễ hơn. Trong khi đó, khoa học đã khẳng định khả năng mang thai ở người phụ nữ tỷ lệ nghịch với tuổi tác, ở độ tuổi ngoài 30 mang thai đã khó thì việc chăm sóc bà bầu cần được lưu ý hơn.
Người phụ nữ ở tuổi 30 thường có được sự trưởng thành hơn, tính cách chững chạc, tự tin ở bản thân và vững vàng trong sự nghiệp. Khi mang thai vào thời điểm này, người mẹ sẽ có được một tâm lý ổn định và sẵn sàng. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu đã cho kết quả về cơ hội mang thai như sau:
- 50% ở độ tuổi 16 – 26.
- 30 – 40% ở độ tuổi 26 – 35.
- dưới 30% ở độ tuổi trên 35.
Đồng thời, tỷ lệ mang thai cũng giảm dần đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm:
- dưới 35 tuổi tỷ lệ thành công là 25 – 28%
- trên 40 tuổi tỷ lệ giảm chỉ còn 6 – 8%
Từ những kết quả này đã cho thấy phụ nữ khi lớn tuổi mang thai khó hơn. Bên cạnh đó, khi đã mang thai thì khả năng xảy ra các nguy cơ xấu cũng cao hơn.
- Đối với thai nhi: Thường gặp nhất là hội chứng Down do đột biến gen, dị dạng nhiễm sắc thể. Trẻ bị bệnh Down ngoài những dị tật ở hình dàng còn bị khuyết tật tim bẩm sinh, dễ mắc bệnh hô hấp và kém phát triển về thần kinh hơn trẻ bình thường.
- Đối với thai phụ: sảy thai, sinh non, thai lưu, tiền sản giật, dễ gặp phải các biến chứng khi mang thai (cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…).
Những lợi ích khi mang thai ở tuổi 30
Mặc dù việc mang thai trễ có thể khiến bạn gặp rủi ro cao hơn về sức khỏe sinh sản, bù lại ở độ tuổi từ 30 trở lên bạn đã trưởng thành hơn, thực tế và toàn tâm toàn ý khi mang thai hơn so với người mẹ trẻ. Một số nhà nghiên cứu nhận định: thời điểm sinh con đầu lòng ngoài tuổi 30 là tốt vì người phụ nữ đã định hình về tính cách, ổn định tâm lý tự tin vào bản thân, độc lập về tài chính.
Glazer cho biết. “Những phụ nữ đã toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc ở độ tuổi sẽ cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu một gia đình khi họ đang bước sang những năm 30 tuổi, Và họ có năng lượng và nguồn lực tài chính để làm việc đó”.
Những lưu ý khi mang thai ở tuổi 30
Chế độ dinh dưỡng
- Cần chú ý cung cấp cân bằng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và từng thời kỳ, bởi các chất dinh dưỡng được bổ sung quá nhu cầu cần thiết sẽ không tốt cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều chất đạm từ thịt, cá, tôm, trứng, sữa…đây là nguồn protein cao lại không gây béo.
- Nên ăn nhạt và kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể để phòng bệnh tiểu đường, huyết áp.
- Uống nhiều nước lọc và ăn nhiều rau xanh giàu vitamin, chất xơ để tránh táo bón.
- Giữa các bữa ăn nên bổ sung trái cây tươi như cam, quýt, kiwi… hàm lượng vitamin C cao trong hoa quả gúp tăng khả năng miễn dịch cho mẹ, kích thích tiêu hóa, kích thích tiết insulin làm giảm lượng đường trong máu, ngoài ra không nên ăn các loại quả có lượng đường cao như táo, dưa hấu…
Sinh hoạt và vận động
- Mẹ bầu hãy cố gắng sắp xếp, giảm bớt khối lượng công việc để tinh thần được thư giãn.
- Tập luyện với động tác đứng thẳng và chùng đầu gối xuống để chuyển dạ dễ dàng hơn, áp dụng tư thế ngồi gác chân lên ghế giúp giảm mệt mỏi cho cơ thể.
- Hạn chế tự đi lại bằng xe máy để giảm thiểu rủi ro khi mang thai.
Khám thai thường xuyên
- Siêu âm: có 2 mốc quan trọng không được bỏ qua là tuần thứ 12 và 20 nhằm xác định một số bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch, dị tật…
- Xét nghiệm máu trong khoảng tuần thai 16 – 20 để sàng lọc Down.
- Chọc ối: thực hiện ở các thai phụ trên 20 tuần.
- Theo dõi đều đặn các chỉ số đường huyết, huyết áp và các chỉ số khác.
Ngoài lịch khám thai định kỳ như tất cả những bà bầu khác, việc khám thai ở những bà bầu lớn tuổi cũng cần thực hiện nhiều và chi tiết, kỹ càng hơn để nhận được sư tư vấn thích hợp từ bác sĩ đồng thời can thiệp kịp thời nếu cần.