Các giai đoạn mang thai có những cột mốc quan trọng nào cần nhớ?
Các giai đoạn mang thai có những cột mốc quan trọng mà người mẹ cần nhớ để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cũng như có chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng tốt nhất cho bé phát triển. Nếu chưa nắm rõ các giai đoạn này, cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Các lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khó khăn và rất nguy hiểm
Trong 9 tháng mang thai có lẽ 3 tháng đầu là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm nhất đối với cả người mẹ cũng như thai nhi trong bụng. Bởi lúc này hormon trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi, điều này kéo theo những triệu chứng như:
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Ứa nước miếng
- Thèm ăn vặt
- Nổi mụn
Ngoài ra, ở 3 tháng đầu của thai kỳ tử cung cũng chưa đẩy lên khỏi khung xương chậu. Do đó mà người mẹ có các biểu hiện như:
- Mót tiểu
- Mất ngủ
- Tâm trạng bất thường, lúc phấn khích, lúc lại lo lắng
Đó cũng là những biểu hiện bình thường. Để đảm bảo an toàn các mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Tránh vận động mạnh vì thai nhi chưa ổn định, dễ gây sẩy thai.
Bổ sung dưỡng chất
Nên bổ sung axit folic trong giai đoạn này để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh. Tăng cường các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi, sắt,…
Khi thai được 6 tuần các mẹ cũng nên đến khám, siêu âm để bác sĩ theo dõi nhịp tim của thai. Đồng thời xác định xem thai nhi đã làm tổ trong tử cung chưa.
Thời điểm từ tuần 11 đến 13 rất quan trọng. Các mẹ cần lưu ý bởi đây là thời điểm tốt nhất để đo mờ da gáy để xác định xem có những bất thường về nhiễm sắc thể hay không hoặc khả năng gây dị tật thai nhi.
Trong các giai đoạn thai kỳ thì thời gian 3 tháng đầu các mẹ rất nhạy cảm. Vậy nên, hãy cố gắng giữ cho bản thân được thoải mái, suy nghĩ tích cực để tránh bị ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Khi mang thai 3 tháng giữa
Trải qua 3 tháng đầu ốm nghén, mệt mỏi, 3 tháng giữa chính là lúc mà các mẹ có thể thư giãn, thực hiện các chuyến du lịch, vui chơi giải trí để tiếp thêm nguồn năng lượng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ có những biểu hiện như sau:
3 tháng giữa thai kỳ các mẹ thường đau ở vùng bụng, háng, bắp đùi
- Đau vùng bụng, háng, bắp đùi
- Đau lưng
- Chóng mặt
- Khó thở
- Da sạm đen
- Bắt đầu xuất hiện vết rạn da
- Tăng cân nhanh
- Dễ bị táo bón hay tiêu chảy
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng là cách để giúp cơ thể của người mẹ được khỏe mạnh hơn. Ở 3 tháng giữa thai kỳ các mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi được phát triển toàn diện.
- Bổ sung chất béo từ các loại hạt như đậu phộng, ô liu, hạnh nhân,… để mang lại lợi ích cho sự phát triển não bộ.
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả để ngăn ngừa táo bón.
Ở 3 tháng giữa của các giai đoạn của thai kỳ thì thời điểm từ tuần thứ 21 đến 24 là rất quan trọng mà các mẹ cần đến gặp bác sĩ. Mục đích là để siêu âm kiểm tra thai nhi có bị dị tật như hở hàm ếch, bị tim bẩm sinh, não úng thủy, giãn não thất,… hay không.
Đây cũng là giai đoạn mà các mẹ cần phải được tiêm phòng uốn ván. Đây là loại vắc xin có công dụng phòng bệnh được cho cả người mẹ và bé.
Các tháng mang thai cuối thai kỳ
3 tháng mang thai cuối cơ thể của người mẹ đã trở nên nặng nề hơn trước rất nhiều. Trung bình, người mẹ có thể tăng từ 10 đến 15kg, chân bị phù lên nên khiến cho việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn.
3 tháng cuối thai kỳ là lúc bụng đã nhô lớn hơn rất nhiều
Không những vậy, thai nhi lúc này ở trong bụng mẹ đã lớn, bụng nhô cao hơn nên có thể gây sự chèn ép lên tim, phổi. Thi thoảng người mẹ sẽ có cảm giác khó thở.
Trong các các giai đoạn mang thai thì đây được coi là giai đoạn nước rút. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên bổ sung khoảng 2000 kilogam calo mỗi ngày. Ngoài ra, dinh dưỡng cũng là yếu tố mà các mẹ cần phải quan tâm bởi nó không những bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn có ý nghĩa giúp mẹ bầu vượt cạn thành công.
Các chị em nên tăng cường thực phẩm giàu protein để thúc đẩy sự phát triển thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, nó còn là dưỡng chất giúp hỗ trợ tiết sữa từ tuyến sữa của mẹ. Một số thực phẩm giàu protein như:
- Thịt
- Sữa bò
- Hạt hướng dương
- Hạt bí
Chất bột đường cũng rất cần thiết trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi nó mang lại nguồn năng lượng cho mẹ bầu. Theo đó, chị em có thể tăng cường chất bột bằng các thực phẩm như:
- Cơm
- Bánh mì
- Các loại ngũ cốc nguyên cám
- Khoai tây
- Mì
Các mẹ nên ăn sữa chua để giúp tăng cường canxi
Canxi đối với 9 tháng mang thai cũng rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ. Mỗi ngày chị em phải bổ sung 1.500mg canxi để xương và răng của bé chắc khỏe. Đồng thời, nó cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh. Các mẹ cần bổ sung canxi bằng cách:
- Ăn sữa chua
- Phô mai tiệt trùng
- Ăn các loại cua
- Cá đồng
Chất béo là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi. Lúc này, người mẹ phải bổ sung từ 70 đến 80g chất béo mỗi ngày.
Qua đến giai đoạn tuần thứ 27 đến tuần thứ 35 các mẹ phải đi khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần. Có như vậy mới giúp các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai kỳ được tốt hơn.
Bắt đầu từ tuần thứ 30 đến 33 việc siêu âm sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ được doppler động mạch rốn, kiểm tra nước ối, động mạch não,…
Một số lưu ý cần nhớ trong các tháng mang thai
Mang thai là thiên chức cao cả của người mẹ. Để đảm sức khỏe cho bản thân và thai nhi thì các mẹ đặc biệt nắm rõ những lưu ý trong các giai đoạn mang thai. Luôn ăn uống cẩn thận, đủ chất dinh dưỡng, tiêm ngừa theo đúng chỉ dẫn.
Nghe nhạc sẽ giúp thai nhi phát triển não bộ và thông minh hơn
Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Ăn uống đầy đủ để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Luyện tập để nâng cao sức khỏe. Tùy theo các giai đoạn của thai kỳ mà bạn lựa chọn bài tập và bộ môn nào cho phù hợp.
- Kiểm soát cảm xúc, không để bản thân bị stress vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi và IQ của trẻ
- Cho bé nghe nhạc để giúp phát triển não bộ. Những bản nhạc cổ điển sẽ giúp bé tăng trưởng thể chất và trí thông minh hiệu quả.
- Quan tâm, trò chuyện với bé bằng những cử chỉ vỗ về dành cho thai nhi trong bụng.
Trên đây là chi tiết các giai đoạn mang thai mà Care With Love tìm hiểu được, nắm rõ điều đó sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và có những chế độ luyện tập, ăn uống, sinh hoạt phù hợp, qua đó giúp thai nhi phát triển tốt hơn.