Cân nặng thai nhi và những điều ba mẹ cần phải biết

Cân nặng thai nhi ở mỗi một bé sẽ khác nhau, tuy nhiên cũng theo một chuẩn về cân nặng và chiều dài của bé để xác định bé đang phát triển bình thường hay không. Care With Love xin chia sẻ rõ hơn về vấn đề này giúp các mẹ hiểu rõ hơn về cân nặng thai nhi và các vấn đề liên quan khác.

Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO

Bảng cân nặng thai nhi và chiều dài được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra để làm thước đo chung nhất cho sự phát triển của thai nhi để có chế độ chăm sóc phù hợp. 

Từ tuần 1 – 7 là giai đoạn phôi thai hình thành, tiến vào tử cung nên kích thước của thai nhi sẽ được tính từ tuần thứ 8. Đây là bảng cân nặng và kích thước theo chuẩn WHO, thai nhi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. 

 Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn

Việc nắm rõ các chỉ số tăng cân của mẹ trong khi mang thai sẽ giúp cho quá trình phát triển của thai nhi tốt hơn và mẹ cũng không mắc phải các bệnh như tiểu đường thai kỳ, béo phì, thừa cân… 

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Khi mang thai, nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của bé trong đó có các yếu có thể tác động được. Những yếu tố ảnh hưởng chỉ số cân nặng thai nhi như sau:

Yếu tố di truyền và chủng tộc

Cân nặng và chiều cao của thai nhi có liên quan với cân nặng và vóc dáng của cha mẹ. Mỗi dân tộc, nước da khác nhau thì thai cũng có các chỉ số cân nặng và chiều cao cũng sẽ khác nhau. 

Độ tuổi mang thai

Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 tuổi và trên 40 tuổi cân nặng thai nhi sẽ nhẹ hơn so với những người mang thai ở độ tuổi vàng mang thai.

Các chỉ số thai nhi mà ba mẹ cần biết

Số lượng thai nhi

Mẹ bầu mang song thai hoặc thai 3 thì trọng lượng của các thai sẽ nhỏ hơn so với các mẹ chỉ mang thai 1 thai nhi.

Sức khỏe và thể trạng của người mẹ

Mẹ bầu có thể trạng không được tốt, mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi sẽ lớn hơn. 

Với các mẹ mắc các bệnh lý như tiền sản giật, huyết áp, stress, trầm cảm hoặc nghiện các đồ kích thích thì thai nhi sẽ có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn hay thậm chí còn ảnh hướng xấu tới sức khỏe thai nhi nữa. 

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ

Khi mang thai, nếu mẹ bầu ăn uống đủ chất, chế độ vận động phù hợp sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe hơn, cân nặng cũng có sự thay đổi tích cực hơn so với những mẹ bầu ít vận động và có chế ăn uống thiếu thốn.

Dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng lớn đến thai nhi

Kích thước thai nhi – những điều khác cần biết

Khi mang thai, việc thai nhi có trọng lượng, kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn so với tuổi thai cũng là điều các mẹ nên hết sức chú ý.

Thai nhi quá lớn so với tuổi thai 

Khi thai nhi có chiều dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm là lớn hơn so với tuổi thai chuẩn.

Thai lớn hơn tuổi thai thì phải làm sao?

Khi thai lớn hơn tuổi thai các bác sĩ sẽ siêu âm và tìm ra nguyên nhân và sẽ có những biện pháp hỗ  trợ can thiệp kịp thời.

Nếu thai quá lớn sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh nở về sau, các mẹ dễ bị đờ tử cung, chảy máu nhiều hơn, tổn thương tầng sinh môn. Nếu bé có trọng lượng trên 4kg được xem là lớn. 

Thai quá lớn có thể khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, nồng độ đường huyết thấp có thể khiến bé bị tổn thương não, di chứng như giảm trí nhớ, não phát triển chậm hơn bình thường. 

Ngoài ra, thai quá lớn cũng khiến các bé gặp nguy cơ hạ đường huyết do không đủ lượng đường trong máu, khi đó lượng insulin vẫn có trong cơ thể. 

Thai nhi quá nhỏ so với tuổi thai

Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm được gọi là thai nhỏ so với mức chuẩn thai nhi.

Thai nhỏ hơn tuổi thai phải làm sao?

Các bác sĩ cũng sẽ phát hiện ra việc thai nhỏ hơn tuổi thai thông qua việc siêu âm và cũng từ đó tìm ra nguyên nhân, có can thiệp kịp thời nhất để các mẹ khắc phục.

Nếu thai nhi nhỏ hơn tuổi thai cần phải có điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ khoa học và hợp lý hơn. Thai quá nhỏ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé khi được sinh ra về sau, ốm yếu hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.

Làm sao phát hiện thai nhi to hay nhỏ so với cân nặng của thai nhi chuẩn?

Để phát hiện thai nhi cân nặng, kích thước to hay nhỏ so với tuổi thai thì các mẹ nên đi siêu âm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Nhờ thăm khám, siêu âm định kỳ mới phát hiện được những bất thường thai nhi và từ đó có những cách chăm sóc phù hợp.

Sức khỏe mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tốc độ tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ tăng cân quá ít thai nhi sẽ không đủ chất để nuôi con. Nếu người mẹ tăng cân quá nhiều thì rất dễ bị tiểu đường thai kỳ, khả năng thai quá to dẫn tới sinh mổ là khá cao.

Thăm khám bác sĩ kịp thời khi mang thai

Cân nặng lý tưởng của mẹ bầu khi mang thai tăng từ 10 – 12kg. 

Cụ thể: 

Mẹ mang thai thường: Tăng từ 1,5 – 2kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đến giữa và cuối thai kỳ thì tăng từ 1 – 2kg/tháng. 

Mẹ mang thai đôi

Tăng từ 16 – 20kg

Nếu bác sĩ thông báo mẹ thiếu cân thì mẹ cần tăng hơn 2kg trong 3 tháng đầu.

Nếu bác sĩ báo mẹ thừa cân thì 3 tháng đầu có thể không tăng cân hay tăng không quá 1kg. Giai đoạn giữa thai kỳ (tuần 14 – 28) tăng khoảng 0,5kg. 

Để thai nhi đạt tiêu chuẩn cân nặng đúng chuẩn thì các mẹ nên lưu ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Cụ thể như sau:

Mẹ bầu ăn đủ các chất dinh dưỡng, không cần ăn quá nhiều nhưng nhất thiết phải đủ chất. 

Kiểm soát cân nặng tốt: Nên đi khám định kỳ để được bác sĩ thông báo cụ thể từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không quá căng thẳng, mệt mỏi, tránh những biến động quá lớn về tâm lý. 

Thăm khám định kỳ để có những phát hiện bất thường kịp thời.

 

Đó là những thông tin cơ bản nhất về chỉ số bảng cân nặng thai nhi theo tuần và những vấn đề mẹ cần biết mà Care With Love chia sẻ cùng các mẹ. Hãy thăm khám thường xuyên hoặc nếu nghi ngờ về sự bất thường của thai nhi cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có những tư vấn và xử lí kịp thời giúp bảo đảm sức khỏe cả mẹ và thai nhi.