Thực đơn ăn dặm “cực chuẩn” cho bé từ 6 tháng tuổi
Ở mỗi tháng tuổi, bé sẽ cần một thực đơn khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể. Cùng Care With Love tham khảo thực đơn ăn dặm được nghiên cứu bởi Viện dinh dưỡng ngay sau đây nhé!
Thời điểm nào nên cho bé ăn dặm?
Cho bé ăn dặm vào thời điểm nào là tốt nhất? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều mẹ, bởi mỗi thời điểm sẽ có mốc quan trọng khác nhau, bữa ăn dặm không nên quá muộn hoặc sớm hơn vì sẽ không có lợi cho bé.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 5-6 tháng. Thời điểm này, sữa mẹ sẽ bị mất đi một ít lượng protein và kháng thể so với giai đoạn đầu, không đủ để hỗ trợ bé phát triển.
Bên cạnh đó, trong khoảng 5-6 tháng, bé đã có những vận động khiến năng lượng bị tiêu hao. Vì vậy, việc bú sữa mỗi ngày không thể mang lại đủ năng lượng để bé hoạt động trong ngày.
Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm cho bé
Sau đây là một số “nguyên tắc vàng” đảm bảo chất lượng cho bữa ăn dặm của bé:
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều – từ lỏng sang đặc
Khi đo lường hàm lượng của bữa ăn dặm, sẽ có bé ăn ít và bé ăn nhiều. Nếu trong trường hợp bé biếng ăn, mẹ nên chia bữa ăn dặm thành nhiều bữa nhỏ. Tuy nhiên cũng không nên tách thành bữa nhỏ quá nhiều và liên tục.
Xen kẽ bữa chính và bữa dặm
Đối với bé ăn ít, mẹ có thể cho bé ăn một bữa no và một cữ bột, kết hợp với cữ bú mẹ. Việc xen kẽ sẽ giúp bé quen với việc tiêu hóa thức ăn thay vì ăn một lần bữa chính hay bữa dặm.
Dù mẹ có áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé đi chăng nữa, mẹ cũng nên đảm bảo tốt 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu gồm: chất bột đường, chất đạm, vitamin, chất béo không no, chất xơ.
5 điều cần “nằm lòng” khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé
Trong quá trình chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý 5 điều sau:
- Nấu chín thức ăn, xay và nghiền nhuyễn thức ăn
- Kết hợp luân phiên bột dinh dưỡng với rau củ quả, có thể cho bé ăn thêm trái cây mềm (nhưng cũng cần xay hoặc ép nhuyễn nhé).
- Phối hợp các nhóm thức ăn như khoai, cơm nhão, trứng, sữa, cà rốt, đu đủ, rau dền và dầu thực vật như dầu hạnh nhân, dầu oliu….Không nên cho bé ăn hoài một dạng thức ăn vì sẽ làm bé bị ngán, kén ăn.
- Tập cho bé ăn đúng giờ để đồng hồ sinh học của hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ổn định.
- Bạn có thể tạo hứng thú cho bé khi ăn bằng cách chọn tô, yếm, muỗng nhiều màu sắc, mở nhạc thiếu nhi hoặc ngồi chung với bé để tạo cảm giác đông vui. Đặc biệt nếu có thời gian, bạn nên đầu tư trang trí món ăn sao cho bắt mắt và ngộ nghĩnh, điều đó sẽ giúp bé ăn ngon hơn.
Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi
Bạn có thể tham khảo thực đơn ăn dặm sau đây và áp dụng ngay cho bé yêu nhà mình nhé!
Xem thêm bài viết: bà bầu ăn măng được không
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Với bé 6 tháng tuổi, mẹ nên sử dụng bột pha loãng với thức ăn nghiền và xay nhuyễn, trong đó có 1 bữa bú mẹ và 1 bữa ăn dặm. Hàm lượng thức ăn từ 100-200ml.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi gồm 2 bữa ăn và 1 bữa bú mẹ. Giai đoạn này, bạn có thể tập cho bé ăn bột sánh đặc, kết hợp rau xanh, trái cây nghiền và thái nhỏ. Lượng thức ăn từ 200ml.
Thực đơn cho bé 8 tháng
Bé 8 tháng tuổi nên duy trì thực đơn ăn dặm với trái cây, rau và một ít thịt xay nhuyễn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn bột ngũ cốc để có thêm vitamin và chất sắt. Lượng thức ăn tăng lên 230ml. Bé 8 tháng nên được cho ăn dặm đủ chất và lượng vì đây là giai đoạn bé phát triển tốt nhất.
Thực đơn cho bé 9-10 tháng
Bé trong khoảng 9-10 tháng có thể dùng được bột đặc với thức ăn thái nhỏ, cắt khúc vừa phải, đủ để bé cầm nắm được. Bạn nên hướng dẫn bé nhai thật kỹ.
Đặc biệt, mẹ cũng cần tăng số lượng bữa ăn lên 3 bữa trong ngày và 1 bữa bú mẹ, lượng thức ăn ở mức 200-250ml.
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi
Bé 11 tháng tuổi có thể được cho ăn dặm với cháo loãng, thịt cá xay nhuyễn và rau củ quả thái khúc. Bé cần đảm bảo 1 bữa bú mẹ và 3 bữa ăn dặm trong ngày. Lượng thức ăn tăng lên 300ml.
Thực đơn cho bé 12 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi chỉ cần 1 nồi cháo trắng nhừ là đủ cho cả ngày. Mỗi bát cháo 200ml bạn kết hợp với thịt cá, tôm và trứng, một ít chất xơ của rau xanh, chất béo của dầu oliu…
Bạn nên đa dạng thực đơn để bé có cảm giác ngon miệng, mới mẻ và thích thú ăn nhiều hơn.
Xây dựng một thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé rất quan trọng vì không chỉ giúp bé đảm bảo sự phát triển tốt mà còn gỡ bỏ những nỗi lo của mẹ trong giai đoạn này. Hy vọng với sự đồng hành của Care With Love, mẹ bỉm đã an tâm hơn và tự tin khi chăm sóc bé khỏe mạnh. Chúc mẹ thành công.
Xem thêm:
Chế độ dinh dưỡng cho Bé 6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển