Chế độ dinh dưỡng cho Bé 6 tháng tuổi
Những tháng đầu sau sinh là giai đoạn quan trọng của bất cứ một đứa trẻ nào. Trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc đặc biệt, đúng cách và khoa học, để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất đồng thời có nền tảng vững chắc cho sự phát triển cơ thể về sau.
Vì vậy, dinh dưỡng cho trẻ ngày càng nhiều các bậc phụ huynh hiện nay tìm đến sự hỗ trợ trực tiếp của các dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh như Care With Love. Với tiêu chí chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương, kết hợp với những liệu pháp hợp lý, hiệu quả, những nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn qua bàn tay chăm sóc ân cần, tận tâm của đội ngũ hộ lý có chuyên môn và tay nghề cao. Care With Love đã khẳng định được sự tin tưởng và tín nhiệm của ngày càng nhiều các mẹ khi sử dụng dịch vụ.
Vì sao phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ từ bữa ăn đến giấc ngủ, vệ sinh mắt mũi rốn và toàn cơ thể, tương tác giúp bé thông minh… Các mẹ còn được tư vấn những kiến thức bổ ích, làm cẩm nang giúp mẹ tự chăm sóc con yêu tốt nhất. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và theo từng giai đoạn được các mẹ rất quan tâm.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa là thức ăn phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ, tốt nhất là sữa mẹ. Thông thường, từ tháng thứ 6 trở đi, bé nên được tập cho bé ăn dặm song song với uống sữa. Vì thời điểm này bé phát triển về vận động nhiều hơn (lật, trườn, bò…) nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn từ thức ăn. Đồng thời, các bé cũng bắt đầu mọc răng, nên sẵn sàng cho việc tiêu hoá chất bột và thực phẩm.
Do đó, các mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mới và phù hợp hơn cho trẻ 6 tháng tuổi. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp khoảng 500ml sữa và 2 bữa bột ăn dặm xen kẽ giữa các lần bú sữa. Tốt nhất là cho trẻ bú sữa vào buổi sáng, 2 bữa bột vào khoảng 9 – 10 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm là gì?
Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn bột từ loãng đến đặc, từ lượng ít đến nhiều hơn, ăn bột vị ngọt trước rồi mới chuyển sang bột mặn, từ một đến nhiều loại. Mỗi lần mẹ chỉ nên làm một món, cho bé ăn quen khoảng 3 ngày rồi mới chuyển sang món mới.
Món nào bé có vẻ không thích ăn thì mẹ nên tạm ngưng, sau đó hãy tập cho bé ăn lại. Sau đó, khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ cần đa dạng hoá thực phẩm khi chế biến, đổi món thường xuyên để bé không bị ngán và thích thú khi đến các bữa ăn dặm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
- 20g – 30g bột đường: bột gạo, bột ngũ cốc, khoai tây, bắp…
- 20g đạm: ban đầu chỉ nên cho bé ăn thịt heo/thịt gà nạc, lòng đỏ trứng. Khi bé được khoảng 7 – 8 tháng có thể cho bé ăn thịt bò, tôm, cua, cá, lươn, cật/tim heo…
- 10g chất béo: tốt nhất là dầu thực vật (dầu nành, dầu gấc, dầu cá…) tuy nhiên mẹ nên phối hợp cho bé ăn thêm chất béo từ mỡ động vật.
- 10g rau xanh để bổ sung vitamin và chất xơ, chất khoáng: rau ngót, rau muống, mồng tơi, rau dền… hoặc củ quả như bí xanh, bí đỏ, cà rốt, khoai tây…
Khi chế biến, nên sử dụng nước mắm để nêm nếm hoặc thay bằng một chút xíu muối iot, mẹ cần nhớ một nguyên tắc nữa, đó là bé sơ sinh chỉ nên ăn rất nhạt. Đồng thời, bên cạnh việc bú sữa và các bữa ăn dặm, hằng ngày mẹ cũng nên bắt đầu cho bé ăn bữa phụ từ trái cây (chuối, đu đủ, táo, saboche…) bằng cách làm nước ép, xay sinh tố hay ăn trực tiếp và ăn bổ sung các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa…
Một chế độ hợp lí khi cho bé ăn dặm khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, cho bé yêu mau khôn lớn. Chúc các bé luôn khoẻ mạnh và thông minh!
CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!
HOTLINE: 092 879 2268
ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 102