Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc nào phù hợp?
Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh có rất nhiều mốc và các đặc điểm khác nhau. Trẻ sơ sinh thường được hiểu là em bé từ 0 – 12 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh cần có sự chăm sóc đặc biệt ngay từ sau khi chào đời, bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng xấu, gây hạn chế đến sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm cần thiết và quan trọng không chỉ của tất cả các bậc phụ huynh mà còn của người thân, gia đình để trẻ luôn có được sự bảo vệ tốt nhất và phát triển tối đa.
Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi theo từng giai đoạn và có phương pháp chăm sóc phù hợp nhất nhé!
Các giai đoạn của trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi
Trong giai đoạn ban đầu này, cơ thể và não bộ bé đang dần thích nghi với thế giới ngoài bụng mẹ, từ 1-3 tháng em bé bắt đầu có những hoạt động cơ bản sau:
Bé có thể đáp lại nụ cười và trò chuyện với những người khác bằng cách mỉm cười, nhạy cảm hơn với những tiếng gọi, âm thanh lạ.
Trẻ sẽ cố gắng nâng đầu và ngực lên cao, điều này chứng tỏ sự cứng cáp của hệ cơ và xương đã phát triển hơn nhiều.
Việc theo dõi hành động của người khác bằng ánh mắt sẽ giảm dần theo mỗi ngày lớn lên.
Những hành động cầm nắm đồ vật bắt đầu thành thạo hơn, trẻ bắt đầu khám phá thế giới bằng hành động mút và gặm tay.
Thường xuyên với tới các đồ vật trong tầm mắt, mặc dù có thể không đủ khoảng cách lấy được trong tầm tay của con.
Người lớn nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tốt nhất là bắt đầu các chương trình giáo dục sớm cho trẻ phù hợp.
Mẹ nên chú ý khi bé khóc để đáp ứng chính xác và nhanh nhất nhu cầu của bé.
Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi
Các bé học được cách tiếp cận và thực hiện những điều mình muốn với thế giới xung quanh bằng cách lật và trườn, bé cũng bắt đầu phát ra những âm thanh như tiếng nói, tiếng cười rõ nét hơn.
Bé có thể trườn bằng tay và lết bụng đến những vị trí mà bé mong muốn.
Phát ra những âm thanh như nói chuyện một mình, giống như những ngôn ngữ thực.
Đưa tay chính xác đến đồ vật mà chúng muốn, dùng tay điều khiển được đồ chơi và các đồ vật khác, giai đoạn này nên cho bé khám phá các loại thức ăn phù hợp và chú ý tới hoạt động khi trẻ thức.
Lúc này, trẻ đã biết lẫy, có thể tự mình lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp hoặc ngược lại.
Khả năng thị lực phát triển tốt và nhanh nhạy, bé rất thích thú với những đồ vật xung quanh, những đồ chơi nhiều màu sắc.
Đồng thời bé còn có thể phản ứng lại khi được gọi, cười lại khi ai đó cười với mình.
Dành thời gian đọc sách, nói chuyện và trả lời tiếng bi bô của bé để kích thích kỹ năng giao tiếp.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cần bắt đầu ăn dặm đúng cách và khoa học để được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn từ thực phẩm, lưu ý việc chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng từ 6 – 9 tháng tuổi
Bé bắt đầu bò chuẩn bằng tay và đầu gối, có thể bao gồm cả việc trườn, kéo mình trên bụng bằng tay và chân, một số bé bỏ qua giai đoạn bỏ, trực tiếp chuyển từ việc trườn sang việc đi.
Có thể ngồi mà không cần người khác trợ giúp.
Đáp lại và phản ứng với những từ quen thuộc như tên của bé, có thể trả lời bằng cách dừng lại và nhìn bạn, một số trẻ nói sớm bắt đầu bập bẹ được những câu mẹ, ba…
Bé rất thích thú với trò chơi trốn tìm và tìm đồ vật.
Ba mẹ cần chú ý bảo vệ an toàn cho trẻ và dùng các phương pháp thích hợp kích thích trí não cho trẻ phát triển.
Trẻ có thể ngồi vững mà không cần điểm tựa và bắt đầu tìm kiếm đồ vật, cầm đồ vật lên rồi bỏ xuống, chuyển từ tay này sang tay kia.
Bé cũng đã dần quen với việc ăn dặm nên mẹ hãy tập cho bé ăn nhiều mùi vị và nhiều loại thức ăn, tạo cho bé cảm thấy thích thú, thoải mái khi ăn để bé ăn nhiều và ngon miệng hơn.
Về mặt tinh thần, bé có thể phân biệt được những âm thanh khác nhau và bập bẹ nhiều hơn.
Mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để giúp bé phát triển ngôn ngữ, đừng quên khen thưởng, âu yếm khi bé làm tốt và nói “không” với những điều chưa đúng.
Các giai đoạn của trẻ sơ sinh 9 – 12 tháng
Giai đoạn cuối trong năm đầu tiên của trẻ là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi rõ rệt từ trẻ sơ sinh sang một em bé sức khỏe hơn. Ở giai đoạn này, trẻ có 1 số biểu hiện tiêu biểu sau:
Bắt đầu tự ăn bằng muỗng, thành thạo hơn kỹ năng cầm nắm, có thể giữ được các đồ vật trên ngón trỏ và ngón cái khéo léo.
Trẻ bắt đầu khám phá thế giới bằng cách đi bộ trong lúc cầm chơi đồ đạc.
Trẻ có thể bắt đầu nói một hoặc hai từ đơn giản như tên cha mẹ. Trung bình là khoảng 3 từ trước ngày sinh nhật đầu tiên, tuy nhiên điều này có phạm vi dao động rất lớn tùy thuộc vào sự phát triển kỹ năng của từng bé.
Có thể chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn để thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Bắt đầu biết bắt chước ba mẹ hoặc mọi người xung quanh những hành động được nhìn thấy thường xuyên, ví dụ như nghe điện thoại.
Đây là giai đoạn bé vận động liên tục, nhiều bé đã biết vịn điểm tựa để đứng lên, khi mừng thôi nôi thì bé đã có thể bắt đầu đặt những bước đi đầu tiên trên con đường của mình.
Ngoài ra trẻ có thể tự xúc ăn dù còn làm rơi rớt thức ăn rất nhiều, tự uống nước với những chiếc ly có tay cầm. Bé biết chọn đồ chơi mình thích, thực hiện hành động đơn giản khi được yêu cầu.
Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung nhiều dưỡng chất
Thức ăn giàu dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của bé trong ngày.
Có rất nhiều đặc điểm phát triển khác nhau về thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh tuỳ theo từng giai đoạn mà các mẹ cần biết để cách nuôi dạy bé tốt nhất.
Vì vậy, hãy sử dụng, tham khảo sự tư vấn, đồng thời nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ đội ngũ hộ lý chuyên nghiệp của dịch vụ chăm sóc bé Care With Love.
Bé sẽ luôn nhận được những phương pháp, cách thức chăm sóc dù nhỏ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh.