Sinh mổ: Mổ sinh ngang và mổ sinh dọc, cách nào tốt hơn?

Để chuẩn bị tâm lý và thể chất trước khi sinh mổ, các mẹ bầu cần tìm hiểu về 2 phương pháp mổ sinh là mổ sinh ngang và mổ sinh dọc. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Ngoài ra các mẹ cần lưu ý đến việc chăm sóc vết mổ sau sinh để cơ thể sớm hồi phục và vết thương mau lành.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Để chuẩn bị tâm lý và thể chất trước khi sinh mổ, các mẹ bầu cần tìm hiểu về 2 phương pháp mổ sinh là mổ sinh ngang và mổ sinh dọc

Phương pháp sinh mổ theo chiều dọc

Với phương pháp này bác sĩ sẽ mổ từ vị trí dưới rốn cho đến vùng xương mô, đi qua lớp mỡ, cơ, phần cơ bụng theo một đường dọc dài . Các bác sĩ thường cảm thấy thuận tiện hơn với cách mổ này do nếu vết mổ quá nhỏ thì có thể mở rộng vùng cần mổ bằng cách vòng lên phía trên đường rốn.

Ưu điểm của cách mổ này là thuận tiện, nhanh chóng, chỉ mất ít thời gian, rất phù hợp với các trường hợp cấp cứu mổ sinh. Có thể mở rộng vùng cần mổ nếu phát sinh vấn đề bất thường trong khi sinh mổ và thai phụ không bị mất nhiều máu.

Nhược điểm của mổ sinh theo chiều dọc là vết mổ sau sinh thường không đẹp, vết mổ dễ bị rách hoặc biến chứng, để lại sẹo lồi rõ hơn so với sinh mổ theo chiều ngang.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

Phương pháp sinh mổ theo chiều ngang

Với phương pháp mổ này đường mổ sẽ nằm trên vùng xương chậu, ngay viền quần trong. Vết mổ thường dài từ 10-12 cm. Trong trường hợp khẩn cấp cách mổ này chỉ cho phép mở rộng vết mổ lớn nhất là 14cm. Bác sĩ sẽ mổ theo chiều ngang tại phần lớp mỡ. Sau đó sẽ chuyển sang mổ chiều dọc ở phần cơ và lớp màng cơ bụng, đến vùng tử cung sẽ chuyển lại thành mổ ngang. Cách mổ này sẽ giúp vết thương khó bị rách hơn do cách mổ zích zắc, phải qua nhiều khu vực hơn so với mổ dọc.

Với phương pháp mổ này đường mổ sẽ nằm trên vùng xương chậu, ngay viền quần trong. Vết mổ thường dài từ 10-12 cm

Ưu điểm của cách mổ này là vết mổ sẽ mang tính thẩm mỹ hơn do được mổ theo chiều của da. Vết thương cũng có nguy cơ ít rách hoặc biến chứng hơn so với mổ dọc.

Nhược điểm của phương pháp mổ này là cần nhiều thời gian mổ hơn, không thể mở rộng vết mổ quá lớn. Có thể xuất hiện cảm giác tê sau khi mổ dù vết thương đã lành từ rất lâu.

Với các bác sĩ việc lựa chọn cách mổ nào còn phụ thuộc vào nguyện vọng, ý muốn của thai phụ hoặc mức độ nghiêm trọng của việc mổ sinh thai nhi. Nhưng ngày nay nếu không phải trong các trường hợp khẩn cấp thì hầu hết đều có xu hướng chọn cách mổ ngang do tính ưu thế của phương pháp này.

Và với phương pháp mổ nào thì các chị cũng cần lưu ý đến các vấn đề chăm sóc sau sinh mổ để có thể hồi phục sức khoẻ một cách nhanh chóng và an toàn.

Theo TheAsianParent Việt Nam

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. 

Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 0909 568 102 – 0939 939 353