Chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách

Theo thống kê hiện nay đang có nhiều hơn các mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ để trải qua quá trình “vượt cạn”. Vì sinh mổ giúp các bà bầu vượt qua cơn đau đẻ dễ dàng hơn, tỉ lệ tử vong thấp. Các mẹ có thể chủ động trong việc chọn thời điểm con chào đời theo ý muốn. Đổi lại việc chăm sóc vết mổ sau sinh là rất quan trọng, bởi thời gian để hồi phục vết mổ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, nguy cơ các mẹ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn. Do đó, các mẹ sinh mổ phải chú ý trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh và giữ gìn sức khỏe thật tốt, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để mẹ vừa có nhiều sữa cho con bú vừa tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe.

Những cách chăm sóc vết mổ sau sinh an toàn

 

bb-care-cham-soc- sau-sinh_ygjc
Chăm sóc vết mổ sau sinh

Sau khi sinh mổ, hằng ngày bác sĩ sẽ kiểm tra, vệ sinh, băng bó vết mổ nên các mẹ có thể yên tâm nghỉ ngơi, tịnh dưỡng. Thường sau khoảng 7 ngày là vết mổ đã ổn định và có thể cắt chỉ (nếu có), sau đó các mẹ có thể xuất viện. Tuy vậy, các sản phụ vẫn cần được chăm sóc sau sinh mổ thật kỹ lưỡng ngay tại nhà để tránh viêm nhiễm và vết mổ sớm hồi phục. Ở giai đoạn này do vết mổ đã ổn định nên không cần băng lại nữa, các mẹ chỉ cần giữ vết mổ luôn khô, sạch và theo dõi tiếp tục trong khoảng 2-4 tuần sau đó. Các mẹ nhớ không được bôi thuốc giảm đau hay bất cứ thuốc gì lên vết mổ mà không được sự đồng ý của bác sĩ nhé. Trường hợp vết mổ bị mưng mủ hay có dấu hiệu như vết mổ sưng lên, nhiệt độ cơ thể cao > 38oC thì các mẹ phải đến bệnh viện ngay, bởi như thế là các vết mổ đã bị nhiễm trùng hoặc do sản dịch trong tử cung chưa được thải hết ra ngoài.

Bên cạnh việc chăm sóc vết mổ sau sinh, các mẹ cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bản thân, chỉ nên ăn cháo loãng trong những ngày đầu sau sinh, uống nước có ga để sớm “xì hơi”. Sau đó bắt đầu ăn cơm nhão hoặc những thức ăn mềm rồi đến thức ăn đặc và đa dạng hơn. Thực phẩm bổ sung nhiều chất đạm, sắt, canxi, kẽm, vitamin K trong trứng, sữa … sẽ hỗ trợ quá trình cầm máu, làm lành vết mổ. Đồng thời, các loại trái cây như cam, quýt, bưởi… cung cấp nhiều vitamin A, B, C sẽ kiểm soát sự viêm nhiễm của vết thương. Ngoài ra cũng đừng quên uống nhiều nước để tránh táo bón các mẹ nhé.

20
Chú ý dinh dưỡng

 

Một số lưu ý thêm nhằm giúp mẹ giảm đau vết mổ 

 – Sau sinh mổ, những cử động dù nhỏ cũng khiến mẹ rất đau. Vì vậy các mẹ hãy thử với tư thế nằm nghiêng, đặt một chiếc gối mềm sát bụng hoặc lưng để giúp giảm đau và hạn chế sự tác động đến vết mổ.

– Nghỉ ngơi và vận động: các mẹ có thể nghỉ ngơi 1 ngày cho cơn đau giảm bớt nhưng sau đó hãy chịu khó xuống giường vận động, đi bộ chậm và nhẹ nhàng, nhằm giúp các chức năng cơ thể sớm phục hồi, giảm nguy cơ mắc các biến chứng như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

– Cho con bú ngay khi có thể: lượng sữa non ban đầu là nguồn dinh dưỡng rất quý báu, cung cấp cho các bé những dưỡng chất cần thiết để phát triển và tăng khả năng miễn dịch. Không chỉ vậy, việc mẹ cho bé bú còn giúp tử cung mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Để tránh ảnh hưởng đến vết mổ, các mẹ nên nhờ người thân giúp nâng đỡ bé trong khi bé bú mẹ.

– Mặc quần áo rộng rãi để tránh chạm vào vết mổ và gây nhiễm trùng.

Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc mẹ và bé từ lúc xuất viện của Care With Love hy vọng sẽ được chia sẻ với mẹ những cách chăm sóc bản thân và chăm sóc cho con yêu tốt nhất. Các mẹ thử liên hệ để được tư vấn những thông tin và chương trình phù hợp nhé.