Chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh đẻ luôn phải chịu cảm giác đau đớn, để sinh ra một bé sơ sinh có trọng lượng trung bình từ 2,5kg-3,5 kg bằng phương pháp sinh thường làm phần âm đạo phải giãn nở rất nhiều, thông thường để hỗ trợ các mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn, các bác sĩ thường rạch thêm ra ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) khiến cho vùng đáy chậu sau sinh bị tổn thương và rất dễ viêm nhiễm bộ phân sinh dục. Vậy chăm sóc “vùng cấm” như thế nào là hiệu quả? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
 

Cách chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh cho mẹ bầu

Vùng kín có thể nói là một bộ phận quan trọng và đặc biệt nhạy cảm của phụ nữ nói chung cũng như sản phụ nói riêng. Tuy nhiên, ở sản phụ do vùng đáy chậu bị nhiều tổn thương sau quá trình chuyển dạ và sinh con nên cần lưu ý, chăm sóc kỹ càng hơn nhằm tránh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục và cả những căn bệnh liên quan về sau.

Viêm nhiễm vùng kín gây cảm giác sưng, đau, khó chịu ở vùng đáy chậu, ra khí hư có mùi hôi hay chảy máu, nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau, thậm chí gây vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung.

21
viêm nhiễm

Vệ sinh vùng kín sau sinh hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên dùng với nước ấm rồi lau thật khô. Các mẹ chú ý không nên thụt rửa quá sâu, không nên ngâm trong nước lâu và cắt dũa móng tay ngắn gọn để không gây tổn hại và tránh nhiễm khuẩn cho vùng đáy chậu.

Thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/ lần, nếu để quá lâu sẽ dễ làm vi khuẩn sinh sôi nảy nở, nguy cơ bị viêm nhiễm cao. Các mẹ cũng nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi thay băng vệ sinh.

Dùng khăn bọc quanh cục đá lạnh hay bỏ đá vào trong 1 túi đựng và chườm vào khu vực đáy chậu.

20
dùng khăn 

Những lưu ý trong quá trình sinh hoạt để vùng đáy chậu nhanh phục hồi

Bên cạnh đó, các mẹ cũng lưu ý thêm trong sinh hoạt để chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh sớm hồi phục nhé:

  • Nằm nghiêng để giảm áp lực lên vùng kín và tránh ngồi hay đứng quá lâu.
  • Sau khi sinh các mẹ nên chọn đồ lót dạng to bản, kích cỡ rộng rãi hơn bình thường một chút và chất liệu mềm mịn để thoái mái, không gây bí bách hay làm đau vùng kín.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để chống táo bón, việc đi vệ sinh sẽ được dễ dàng mà không làm đau vết khâu hoặc bục chỉ.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng trong ít nhất 2 tháng đầu sau sinh để vùng đáy chậu và cơ quan sinh dục hồi phục ổn định hơn.

Ngoài ra, có một cách thức chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh hiệu quả là những động tác massage phục hồi:

  • Bài tập Kegel do bác sĩ phụ khoa Arnold Kegel Henry đưa ra vào năm 1948, các mẹ có thể tập ngay khi vừa sinh xong, đặc biệt hữu ích đối với những bà mẹ sinh thường, nhằm tăng lưu thông máu tới âm đạo, các vết khâu tầng sinh môn mau lành và âm đạo có thể săn chắc trở lại sau sinh. Động tác đơn giản và bắt đầu của bài tập là nín tiểu, các mẹ hãy co cơ âm đạo trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng giống như khi mẹ đang đi tiểu rồi nín lại giữa chừng. Lặp đi lặp lại động tác này trong thời gian 10 – 20 phút.
25
massage
  • Xông hơi: các mẹ có thể thực hiện xông hơi vùng kín bằng thảo dược tại nhà, hơi nóng và thảo dược sẽ giúp làm giảm cơn đau, diệt khuẩn, chống tình trạng viêm sưng, khử mùi, làm lành vết thương và thúc đẩy quá trình phục hồi vùng kín. Bên cạnh đó việc xông hơi còn giúp các cơ và mô ở vùng đáy chậu co thắt lại như ban đầu.