Trầm cảm sau sinh – Nguyên nhân và cách vượt qua khủng hoảng

Những trường hợp trầm cảm sau sinh không còn hiếm gặp. Căn bệnh tâm lý này có thể tấn công bất kỳ bà mẹ nào và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào? Cách vượt qua trầm cảm sau sinh cho mẹ bỉm?

Trầm cảm sau sinh là gì?

tram-cam-sau-sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng người mẹ luôn thấy mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, thậm chí tuyệt vọng sau khi vượt cạn. Chứng bệnh này có thể kéo dài và xảy ra ở nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là bệnh khiến mẹ trở nên suy nhược thần kinh, hoang tưởng và có thể gây ra những hành vi nguy hiểm.

Dấu hiệu của trầm cảm sau khi sinh

Nếu mẹ sau sinh có những biểu hiện sau, cần nghĩ đến nguy cơ bị trầm cảm sau sinh:

– Cảm giác buồn và khóc dai dẳng

– Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả

– Tăng hoặc giảm cân đáng kể

– Lo lắng, cáu kỉnh và bồn chồn

– Không thể tìm thấy niềm vui hoặc sự thích thú trong cuộc sống

– Cảm thấy kiệt sức hoặc không có động lực để làm việc

– Mất ngủ

– Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình

– Cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, tội lỗi hoặc vô giá trị

– Có rất ít sự quan tâm tới em bé mới sinh.

– Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Các loại trầm cảm sau sinh

Dựa vào các dấu hiệu điển hình, các chuyên gia phân chia trầm cảm ở phụ nữ sau sinh thành 3 cấp độ:

tram-cam-sau-sinh

Trầm cảm thoáng qua

Cơn buồn thoáng qua sau sinh ảnh hưởng đến 70-85% người mẹ. Tình trạng này thường bắt đầu trong vòng 3 ngày sau khi sinh và có thể kéo dài tới 14 ngày.Các triệu chứng sẽ tự biến mất mà không cần bất cứ sự điều trị nào. Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn đời là chìa khóa quan trọng cho việc phục hồi sức khỏe sau sinh.

Trầm cảm

Là tình trạng nặng và kéo dài hơn 2 tuần so với cơn buồn thoáng qua . Khoảng 10% người mẹ phải đối mặt  trong vòng một vài năm . Nó khởi phát ngay nhưng thường là 2-3 tuần sau khi sinh nở. Có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm hoặc lâu hơn, nếu không được điều trị.  Cần được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Chứng loạn tâm thần (Postpartum psychosis – PPP)

Chỉ ảnh hưởng đến 1/1000 người mẹ và thường khởi phát trong vòng 4 tuần sau khi sinh. Người mẹ mắc PPP suy yếu nhanh và có thể mắc chứng hoang tưởng bộ phận (paranoia), thay đổi tính tình, áo giác, có thể tự làm hại bản thân, em bé của mình hay người khác.Tình trạng này cần ngay lập tức được trị liệu trong bệnh viện

 Nguyên nhân trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm

Không có một nguyên nhân chính xác nào để xác định tại sao bị trầm cảm sau sinh. Bởi đây là một chứng bệnh về tâm lý, tùy thuộc vào thế giới tinh thần của từng người. Do đó sau sinh, có mẹ bị trầm cảm, số khác lại không mắc.

Một số nguyên nhân trầm cảm sau sinh chính như:

Mất cân bằng hormone trong cơ thể

Sau những giờ đầu sau ca vượt cạn, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể thai phụ giảm mạnh đột ngột, có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này giống như việc phụ nữ gặp khó chịu, căng thẳng, tâm trạng thất thường trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên ở phụ nữ sau khi đẻ, trạng thái này có thể kéo dài và mức độ cao hơn.

Tiền sử bệnh trầm cảm

Một số người mắc chứng trầm cảm trước hoặc trong giai đoạn thai kỳ. Một số người đang điều trị trầm cảm trước đó có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn người khác.

Cảm xúc của mẹ mang thai

nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh

Một số mẹ mang thai ngoài ý muốn hoặc không theo kế hoạch dự liệu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hiện tại. Việc suy nghĩ quá nhiều tác động trực tiếp đến tâm lý, cảm xúc của người mẹ khi mang thai.

Một số người mang thai đúng như ý muốn song chưa kịp chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó bên cạnh vấn đề sức khỏe, mẹ cần chuẩn bị tinh thần đón nhận thành viên mới trong gia đình.

Một nguyên nhân khiến mẹ trầm cảm sau sinh xuất phát từ những trường hợp thai nhi không khỏe mạnh hoặc bé sơ sinh điều trị dài ngày trong bệnh viện. Lúc này nhiều mẹ có cảm giác lo lắng, căng thẳng, tội lỗi, buồn bã, giận dữ kéo dài, gây áp lực lớn cho tinh thần mẹ.

Mệt mỏi, căng thẳng

Phụ nữ bị căng thẳng trong khoảng thời gian sau khi sinh là do sự kết hợp của những thay đổi trong sinh học, tâm lý. Ngay sau khi sinh con, việc thay đổi trong môi trường và chất dẫn truyền thần kinh nội tiết tố dẫn đến thay đổi tâm trạng. Những thay đổi trong thái độ của các thành viên trong gia đình sau sinh con cũng có thể dẫn đến căng thẳng.

Nhiều mẹ bỉm mệt mỏi vô cùng sau khi sinh, họ mất hàng tuần, hàng tháng để hồi phục thể trạng và năng lượng sống. Thời gian hồi phục sau sinh còn kéo dài hơn đối với trường hợp đẻ mổ.

Nguyên nhân từ đời sống

Mẹ gặp khó khăn trong thời gian mang thai song không được người thân hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ. Sự kiện bất ngờ, người thân trong gia đình qua đời, mắc bệnh, thay đổi việc làm, chỗ ở cũng có thể là nguyên nhân.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Những câu chuyện về trầm cảm sau sinh không còn quá xa lạ khi có rất nhiều sự việc không mong muốn xảy ra. Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Rất nguy hiểm. Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu cũng là điều không thể giải đáp. Nó phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm vượt qua trầm cảm sau sinh của người bệnh.

hau-qua-tram-cam-sau-sinh

Hơn 40% người mắc trầm cảm có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử. Những mẹ mắc tình trạng này cũng gặp ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất như: Sụt cân, suy dinh dưỡng…

– Lo lắng: Mẹ cảm thấy căng thẳng, tránh tiếp xúc với tất cả mọi người. Một biểu hiện khác là luôn thấy lo lắng về sức khỏe bản thân. Nhiều mẹ thậm chí cảm thấy đau dữ dội ở vùng nào đó trên cơ thể, nổi bật nhất là vùng đầu và cổ. Bất kỳ khó khăn nào xảy ra cũng khiến mẹ cảm thấy hoảng hốt và khó bình tĩnh trở lại.

– Nỗi sợ và cảm giác tội lỗi: Các mẹ bị trầm cảm thường bị ám ảnh rằng bản thân mình vô dụng và là mối nguy hại cho người thân, cho em bé. Chính sự sợ hãi, ám ảnh này khiến họ cảm thấy mình đầy tội lỗi.

Ngoài ra, những mẹ mắc chứng trầm cảm còn có tình trạng mất tập trung, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều.

(Clip phóng sự về trầm cảm ở sản phụ được VTV1 thực hiện)

Cách khắc phục trầm cảm sau sinh

Thật đáng buồn rằng ở rất nhiều gia đình, bệnh trầm cảm ở sản phụ vẫn bị xem là “bệnh giả vờ” vì nó không biểu hiện cụ thể như những căn bệnh thông thường. Để vượt qua trầm cảm, các bà mẹ cần rất nhiều sự cảm thông, chăm sóc và động viên của người thân, bên cạnh đó là quá trình điều trị tâm lý.  Với các mẹ trầm cảm nhẹ, có thể chỉ cần tư vấn là đủ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhưng với các mẹ trầm cảm nặng thì cần kết hợp cả việc dùng thuốc.  Quan trọng hơn cả, mẹ luôn cần có người ở bên cạnh và cần được đối xử nhẹ nhàng, hệt như khi mắc bất kỳ một căn bệnh nào khác.

Trầm cảm có thể là kết quả của việc quá lo lắng về quá nhiều những trách nhiệm mới, thiếu ngủ… Tuy nhiên với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, các bà mẹ hoàn toàn có thể vượt qua được giai đoạn này để trở lại với sự hạnh phúc của thiên chức làm mẹ.

Hãy chia sẻ

Bên cạnh việc nói với bác sĩ bất kì triệu chứng buồn bực nào bạn đang phải trải qua thì cách tốt nhất để tránh được trầm cảm là có những mong muốn mang tính thực tế. Tất cả những người mới làm mẹ nên điều chỉnh để kiểm soát cuộc sống hàng ngày.

khac-phuc-tram-cam-sau-sinh
Sau khi sinh mẹ cần được quan tâm, nghỉ ngơi đầy đủ

Chuẩn bị tinh thần

Lúc mang thai, bạn thường chỉ nghĩ đến những điều tuyệt vời khi có con mà không lường trước được sự vất vả thực sự thế nào. Để đến khi phải đối mặt với tận cùng của sự mệt mỏi, bạn dễ bị mất thăng bằng.Nên hỏi những người đi trước để có thể hình dung ra cuộc sống sau khi sinh sẽ thế nào. Khi chủ động đón nhận điều gì đó, bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ cũng như đỡ shock khi phải đối diện với nó.

Không nên chịu đựng

Cơ thể và tâm trạng mệt mỏi, u uất làm bạn không đủ sức để chăm sóc con, thậm chí có thể khiến bạn bị mất sữa. Vì vậy, hãy giải tỏa bằng cách tham gia các hoạt động giải trí cùng bạn bè.

Chia sẻ công việc cùng người thân

Nếu không có người thân giúp đỡ, mà bạn không thể đảm nhiệm được mọi việc, hãy chia sẻ nó với chồng mình. Bạn hãy hướng dẫn anh ấy cách làm.Có thế chồng bạn lười nhác, đừng vội nản, phải khéo léo để chồng bạn cảm thấy hào hứng với những việc được giao.Khi đó, bạn vừa bớt mệt mỏi, lại vừa cảm thấy được quan tâm chia sẻ.

chua-tram-cam-sau-sinh

Đừng quá lo lắng

Đôi khi, những căng thẳng chỉ là ảo giác hoặc do bạn quá lo lắng mà ra. Vì vậy, hãy giữ tâm lí thật thoải mái, làm từ từ từng việc bạn có thể mà không cần cuống lên.Hãy nghĩ rằng mọi việc sẽ ổn và không có gì đáng lo lắng cả.

Chấp nhận hi sinh

Có con là niềm hạnh phúc vô cùng lớn, vì thế bạn phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ: vóc dáng sau sinh, giấc ngủ, thói quen và những thú vui khác. Bù lại, nhìn con yêu lớn lên hàng ngày với những cử chỉ vô cùng dễ thương, bạn sẽ vượt qua được.

Hâm nóng tình cảm vợ chồng

Vợ chồng không có nhiều thời gian bên nhau, hơn nữa, mọi quan tâm trước đây dành cho bạn bây giờ chuyển sang em bé. Hãy tận dụng thời gian gần nhau để kể cho anh ấy về những điều đáng yêu của con khi chồng vắng nhà.

Coi con là tâm điểm

Đừng quá bận tâm về những mệt mỏi hay những điều vụn vặt khác. Hãy luôn nghĩ rằng bạn đang làm tất cả vì thiên thần nhỏ của mình.Điều đó sẽ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại.

Kinh nghiệm từ các điều dưỡng chuyên nghiệp ở Care With Love cho thấy, để phòng tránh trầm cảm sau sinh ở các mẹ bỉm sữa, mẹ sẽ rất cần được động viên, thông cảm và chia sẻ trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ cũng như sau khi sinh. Càng được chia sẻ, hỗ trợ nhiều trong quá trình chăm sóc bé , chú trọng việc chăm sóc mẹ sau sinh, mẹ càng giữ được tâm trạng thoải mái, dễ chịu và suy nghĩ tích cực.

Trên đây là thông tin trầm cảm sau sinh mà Care With Love tổng hợp. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin về chứng trầm cảm cũng như làm sao để không bị trầm cảm sau sinh cho mẹ và gia đình.

Địa chỉ Care With Love Spa
– CN 1 102s An Dương Vương, P.9, Q.5
– CN 2: 266 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Tân Phú
– CN 3: 131 Nguyễn Văn Thương, P.25, Bình Thạnh

Gọi ngay vào hotline: 028 7308 4488 để book lịch ngay mẹ nhé