Những điều Mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Những tháng đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của một đứa trẻ, bởi cơ thể nhỏ xíu, chưa phát triển toàn diện và sức đề kháng còn kém nên trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc bệnh.Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hiểu biết và lưu ý kỹ trong việc chăm sóc bé, những vấn đề nào là bình thường, những dấu hiệu nào là báo động, để phòng tránh hoặc chữa trị phù hợp nhằm bảo vệ bé tốt nhất.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

trebiocsua1

Tim hiểu về hiện tượng bị ọc sữa ở trẻ sơ sinh

“Theo thống kê có khoảng 20 – 50% trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề nôn trớ và thường tự hết khi trẻ được 6 – 12 tháng. Nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh được phân thành 2 loại: sinh lý và bệnh lý, có khoảng 95% trẻ bị ọc sữa, nôn trớ là do sinh lý. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, bé bú quá nhiều dạ dày chưa tiêu hóa kịp hoặc hít phải hơi trong khi bú làm căng dạ dày, khiến sữa bị trào ngược ra ngoài. Tuy vậy, trẻ vẫn chơi bình thường, vẫn tăng cân thì trường hợp nôn trớ này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các mẹ chỉ cần thay đổi, điều chỉnh trong cách cho bé bú.”

chambesosinh-carewithlove

Chính vì thế, trong dịch vụ chăm sóc bé tại nhà, Care With Love đề cao tầm quan trọng của việc cho bé bú đúng cách nhằm giúp bé tiêu hóa dễ dàng, không bị nôn trớ và hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng.

Với tiêu chí chuyên nghiệp, tận tâm, chăm sóc bằng cả tình yêu thương của cả tập thể Care With Love đã và đang đồng hành cùng rất nhiều mẹ và bé, không chỉ hướng dẫn các chăm bé, cách cho bé bú mà còn tư vấn cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích, như:

  • Chia nhỏ các cữ bú, cho bé bú thành nhiều bữa trong ngày, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh bị ói sữa.
  • Cho bé bú từ từ và không bú quá no, thời gian mỗi lần bú nên dưới 30 phút. Sau khi bú, mẹ nên ẵm bé trên vai khoảng 15 phút và vỗ nhẹ cho ợ hơi rồi mới đặt bé nằm.
  • Mẹ nên cho bé bú bên trái trước (vì mới đầu lượng sữa trong dạ dày còn ít, bé có thể nằm nghiêng bên phải), sau đó mới chuyển cho bé bú bên phải (lúc này trong dạ dày bé lượng sữa đã nhiều hơn, bé cần được đặt nằm nghiêng bên trái). Cách cho bú này làm sữa xuống dạ dày bé một cách dễ dàng mà không gây trào ngược ra ngoài.
  • Với trẻ bú bình, nên giữ bình sữa nghiêng 45o, sao cho núm vú luôn đầy sữa để trẻ không hít phải hơi vào làm căng dạ dày, hạn chế việc bé bị nôn sữa do sinh lý.
  • Nếu bé bị nôn trớ thì đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay để không bị hít khí vào phổi, tránh bế xốc bé lên khi ói vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.

ocsua

Nguyên nhân do bệnh lý dẫn đến bị ọc sữa

  • Trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục kể cả khi không bú hoặc ọc ra rồi bú, bú xong lại ọc sữa ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng…
  • Trẻ đang bú bình thường đột nhiên nôn ói đồng thời khóc thét, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì trường hợp này lại có thể do trẻ bị một số bệnh về đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột…
  • Trẻ bị nôn ói kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc vào ban đêm thì là do bé đang bị thiếu canxi.

Lúc này các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chữa trị sớm. Hy vọng rằng với một vài thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức về hiện tượng ọc sữa ở bé để có cách chăm sóc bé đúng cách, giúp bé thật khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

[CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL contents=”Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà” urls=””] Tư vấn dịch vụ Mẹ và Bé tại nhà [/CHUYENVIENTUVANMIENPHI-CWL]

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.  Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

HOTLINE: 092 879 2268

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 102